Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thương hiệu cho tôm xuất khẩu của việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có sự chuyển mình toàn diện trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa
những thành tựu mà chúng ta đã đạt được sau những năm đổi mới sẽ là nền tảng
vững chắc cho quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Sự kiện Việt Nam
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
vào ngày 07/11/2006 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát
triển của đất nước. Sự kiện này đem lại cho chóng ta nhiều cơ hội lớn để thúc đẩy
kinh tế phát triển, nhưng song hành với nó sẽ là những thách thức lớn không dễ
vượt qua.
Xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế của đất nước, lĩnh vực chịu ảnh hưởng
lớn nhất và nhiều thử thách trực tiếp nhất là lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Với tư
cách là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc xuất khẩu hàng hóa tới các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, tiếp cận
được các thị trường tiềm năng, hạn chế được các rào cản…, tuy nhiên hàng hóa của
chúng ta sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều hàng hóa của các quốc gia khác trong việc
tìm kiếm thị trường, thu hút khách hàng quốc tế…Do vậy, để có thể đẩy mạnh xuất
khẩu hơn nữa, chúng ta phải tìm mọi biện pháp nâng cao được năng lực cạnh tranh
của sản phẩm, hàng hóa. Một trong những biện pháp đó là phát triển thương hiệu
cho sản phẩm hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Trong các ngành hàng xuất khẩu của đất nước, ngành thủy sản luôn là mét
trong các ngành dẫn đầu về giá trị xuất khẩu, đóng một vai trò quan trọng trong thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất
khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới, đã được người tiêu dùng thế giới lựa chọn và
ưa dùng. Trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tôm là sản phẩm được xuất khẩu
nhiều nhất và có giá trị cao nhất. Chất lượng tôm của nước ta tương đương, một số
loại còn tốt hơn khi so sánh với sản phẩm của một số quốc gia xuất khẩu tôm khác
trong khu vực, nhưng giá bán thường thấp hơn, điều này xảy ra một phần là do tôm
2
chúng ta mang thương hiệu chưa đủ thuyết phục hoặc Ýt được người tiêu dùng quốc
tế biết đến. Điều này bắt nguồn từ thực tế, phần lớn tôm do các doanh nghiệp Việt
Nam sản xuất, chế biến nhưng khi xuất khẩu lại phải dựa vào các nhà phân phối
nước ngoài do các bản thân doanh nghiệp không thể tự xâm nhập thị trường, dẫn
đến kết quả là người tiêu dùng khó hoặc không thể nhận ra đó là tôm Việt Nam.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì có nhiều, có thể là do chóng ta chủ yếu xuất
khẩu tôm dưới dạng nguyên liệu (đông lạnh nguyên con, đông lạnh bỏ đầu…), do
sự chèn Ðp từ phía các nhà phân phối trung gian, do năng lực kinh doanh của các
doanh nghiệp hạn chế…nhưng có một nguyên nhân rất rõ ràng là thương hiệu tôm
xuất khẩu của chúng ta chưa được người tiêu dùng quốc tế biết đến nhiều, các
doanh nghiệp xuất khẩu tôm vẫn chưa đầu tư một cách thích đáng cho phát triển
thương hiệu tôm xuất khẩu trong một thời gian dài. Đây cũng chính là một trong
những lý do làm hạn chế xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Như vậy, để đưa được thương hiệu tôm Việt Nam đến được với nhiều khách
hàng trên thế giới, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu tôm hơn nữa, việc phát triển
thương hiệu cho tôm xuất khẩu của Việt Nam là vấn đề cấp bách và có tính thực
tiễn sâu sắc. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi lựa chọn đề tài
“Giải pháp phát triển thương hiệu cho tôm xuất khẩu của Việt Nam” làm đề tài
tốt nghiệp của mình.
Phát triển thương hiệu cho tôm xuất khẩu của Việt Nam cần được thực hiện
ở tất cả các cấp độ (Quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm) một cách đồng bộ thì mới
đạt được hiệu quả. Hoạt động này không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ và công việc của
Nhà nước (đối với thương hiệu quốc gia và hỗ trợ thương hiệu doanh nghiệp, sản
phẩm), cũng không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ, công việc của Hiệp hội, doanh nghiệp
(đối với thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm và tạo dựng hình ảnh
chung, chất lượng chung của thương hiệu quốc gia) mà là mục tiêu, trách nhiệm,
công việc chung của cả hệ thống thống nhất tương ứng với thương hiệu cụ thể và
tạo dựng hệ thống thương hiệu các cấp để hỗ trợ lẫn nhau phát huy hiệu quả.
3
Để phát triển thương hiệu cho tôm xuất khẩu của Việt Nam, cần làm rõ vai
trò, vị trí, trách nhiệm, công việc của từng chủ thể đối với từng loại thương hiệu cụ
thể. Xuất phát từ điều này và căn cứ vào góc độ nghiên cứu của đề tài, phát triển
thương hiệu cho tôm xuất khẩu của Việt Nam được nghiên cứu dưới các cấp độ:
+ Cấp độ quốc gia.
+ Cấp độ doanh nghiệp xuất khẩu tôm:
- Phát triển thương hiệu của doanh nghiệp xuất khẩu tôm;
- Phát triển thương hiệu các loại sản phẩm tôm xuất khẩu của doanh
nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
+ Nghiên cứu làm rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm, mục tiêu, chức năng hoạt
động, công việc và các công cụ có thể sử dụng của các cấp trong phát triển thương
hiệu cho tôm xuất khẩu: Quốc gia; hiệp hội ngành hàng; doanh nghiệp xuất khẩu
tôm.
+ Nghiên cứu về các công cụ, giải pháp doanh nghiệp xuất khẩu tôm sử dụng
để phát triển thương hiệu cho tôm xuất khẩu của Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất
khẩu tôm của nước ta ra thị trường thế giới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thương hiệu và các yếu tố tác động đến
khả năng phát triển thương hiệu cho tôm xuất khẩu của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Xuất phát từ thực tế của yêu cầu và điều kiện thực hiện
cụ thể, đề tài tập trung nghiên cứu ở cấp độ doanh nghiệp xuất khẩu tôm, cụ thể là
nghiên cứu phát triển thương hiệu các loại sản phẩm tôm xuất khẩu của doanh
nghiệp. Đề tài cũng không nghiên cứu theo diện rộng với tất cả các loại sản phẩm
tôm cũng như với tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm mà chỉ nghiên cứu theo
cách tiếp cận với một số trường hợp cụ thể, từ đó điển hình hoá và suy rộng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là khảo sát, thống kê, phân tích tổng hợp,
ngoại suy và sử dụng chuyên gia. Các phương pháp này được sử dụng trong sự kết
4
hợp chặt chẽ với nhau dưới góc độ của hoạt động kinh doanh thương mại. Việc
khảo sát thực tiễn phát triển thương hiệu cho tôm xuất khẩu tại các doanh nghiệp
xuất khẩu tôm, tác giả đã sử dụng phiếu điều tra ngẫu nhiên các doanh nghiệp xuất
khẩu tôm tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, khảo sát thực tế tại một số doanh
nghiệp ở thành phố Hà Nội.
6. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn được kết cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan lý luận về phát triển thương hiệu cho tôm xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu cho tôm xuất khẩu của Việt
Nam
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thương hiệu cho tôm
xuất khẩu của Việt Nam.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO
TÔM XUẤT KHẨU
1.1 Một số khái niệm cơ bản về thương hiệu:
1.1.1 Khái niệm về thương hiệu:
Thương hiệu đã trở thành vấn đề thời sự và nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã
quan tâm đầu tư phát triển cho thương hiệu doanh nghiệp của mình. Thời gian gần
đây, thuật ngữ Thương hiệu đã được sử dụng và đề cập nhiều trên báo chí và trong
các tài liệu về marketing tại Việt Nam nhưng trên thực tế thuật ngữ này vẫn chưa
hiện diện trong các văn bản về sở hữu trí tuệ của Nhà nước Việt Nam và cũng có
nhiều quan điểm khác nhau về nó. Phần lớn các nghiên cứu tại Việt Nam đều dựa
trên quan điểm coi thuật ngữ thương hiệu xuất phát từ thuật ngữ Brand trong tiếng
Anh, vốn hiện diện phổ biến trong các tài liệu về marketing của nước ngoài. Tuy
nhiên vẫn có một số tác giả (vd. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2005) lại cho rằng phải
dịch Brand là nhãn hiệu xuất phát từ nguyên gốc nghĩa tiếng Anh của từ này là dấu
hiệu, nhãn hiệu. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, trong luận văn này thuật ngữ
Thương hiệu được tác giả sử dụng theo nghĩa của từ Brand.
Khái niệm về “Thương hiệu” được sử dụng trong luận văn này cũng dựa trên
quan điểm tổng hợp về thương hiệu được nhiều tác giả và tổ chức, nh
Branchannel.com , Nguyễn Quốc Thịnh & Nguyễn Thành Trung (2003)…ủng hộ.
Theo đó, thương hiệu là tập hợp tất cả các yếu tố vô hình và hữu hình, có tác dụng
giúp khách hàng phân biệt được các hàng hoá, dịch vụ cùng loại do các doanh
nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp và giúp phân biệt chính các doanh
nghiệp đó với các doanh nghiệp khác cùng hoạt động trong một lĩnh vực. Trong đó
yếu tố hữu hình là biểu hiện bề ngoài của thương hiệu và có thể được pháp luật bảo
hộ (mặc nhiên hoặc phải đăng ký). Yếu tố vô hình, không đăng ký bảo hộ được, là
hình tượng về sản phẩm hoặc doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và là điều cốt
6
lõi tạo nên danh tiếng của thương hiệu đó. Nó có thể là những liên tưởng và ý nghĩa
mà thương hiệu truyền tải đến khách hàng, sự độc đáo và tính khác biệt, sự phù hợp
với mong muốn kỳ vọng về sản phẩm của khách hàng… mà Èn sau đó là chất lượng
hàng hoá, dịch vụ; những hiệu quả và lợi Ých mà sản phẩm mang lại cho khách
hàng.
Các yếu tố hữu hình rất đa dạng như tên thương mại (trade name), tên miền
(domain name), khẩu hiệu, lôgô, màu sắc… hay chỉ dẫn địa lý và một dạng đặc biệt
của nó là tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp …Ngoài các yếu tố này,
còn một yếu tố đặc biệt quan trọng được coi như một trong những bộ phận cốt lõi
cấu thành và nhận biết thương hiệu, đó chính là nhãn hiệu hàng hoá.
Theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, tại Điều 6,
Chương 2 quy định: ‘ Nhãn hiệu hàng hoá được cấu thành bởi dấu
hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng
phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người với hàng hoá, dịch
vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình, chữ cái, chữ
số, tổ hợp mầu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hoá
hoặc hình dạng của bao bì hàng hoá. Nhãn hiệu hàng hoá bao gồm
cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận’.
Vd:
7
VINAMILK
AGIFISH
INCLUDEPICT
URE
"../../../Tien/N
ew
%20Folder/18.
01.07/VINAMI
LK_files/05083
0050811_VINA
MILK-TH.gif" \
*
MERGEFORMAT
Nhãn hiệu hàng hoá dạng từ ngữ Nhãn hiệu hàng hoá kết hợp
Hình 1: Ví dụ về nhãn hiệu hàng hoá
Nhãn hiệu hàng hoá là từ ngữ bao gồm cả cách thể hiện và màu sắc của từ ngữ
đó (còn gọi là biểu trưng) như kiểu chữ viết hoa và màu xanh của Công ty cổ phẩn
sữa Việt Nam (VINAMILK), màu đỏ của Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản
An Giang (AGIFISH)…
Nhãn hiệu hàng hóa có thể được đăng ký và bảo hộ theo pháp luật, khi đó
chúng được gọi là nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký và được thể hiện bằng biểu
tượng đ hoặc ™ đi kèm với tên nhãn hiệu đó. Thông qua biểu tượng này, thương
hiệu của hàng hoá sẽ được nhận biết nhanh chóng và được pháp luật bảo hộ khi có
chanh chấp xảy ra. Ví dô:
8
Giầy dép Bitis đã đăng
ký thương hiệu theo hệ
thống Madrid
1.1.2 Phân loại thương hiệu:
Dưới góc độ tiếp cận của quản trị thương hiệu và marketing, thương hiệu có
thể được chia thành thương hiệu cá biệt, thương hiệu gia đình, thương hiệu tập thể
và thương hiệu quốc gia.
Thương hiệu cá biệt
Thương hiệu cá biệt là thương hiệu của từng chủng loại hoặc từng tên hàng
hóa, dịch vụ cụ thể. Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại hàng
hoá/dịch vụ có thể có nhiều thương hiệu sản phẩm khác nhau nh Sunsilk, Clear…
là những thương hiệu sản phẩm của Công ty Unilever. Thương hiệu này phản ánh
những hình ảnh, cá tính riêng biệt về từng hàng hóa cụ thể. Nó luôn gắn liền với
từng hàng hoá, dịch vụ cụ thể và có thể tồn tại độc lập hoặc gắn với các loại thương
hiệu khác. Mô hình xây dựng thương hiệu này giúp việc định vị thương hiệu dễ
dàng hơn nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều chi phí. Mô hình này cũng giảm thiểu các
ảnh hưởng giao thoa giữa các thương hiệu.
Thương hiệu gia đình
Là thương hiệu chung cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Mọi hàng hoá của doanh nghiệp, dù thuộc các chủng loại khác nhau đều được gắn
một nhãn hiệu như nhau và do vậy, mang thương hiệu như nhau. Thương hiệu gia
đình có tính khái quát cao và phải có tính đại diện cho tất cả các chủng loại hàng
hoá của doanh nghiệp. Thương hiệu gia đình có thể được xây dựng trên cơ sở tên
thương mại của doanh nghiệp như Vinamilk, Vinaconex, từ phần phân biệt trong
tên thương mại của doanh nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm hoặc tên
người sáng lập doanh nghiệp (Honda, Toyota…).
Thương hiệu tập thể
Là thương hiệu của một nhóm hay một số chủng loại hàng hoá, có thể do mét
hay một số cơ sở sản xuất kinh doanh, thường dựa trên những đặc điểm gần gũi về
9
xuất xứ, địa lý, tổ chức… nhất định, như nhãn lồng Hưng Yên, vang Bordaux…
Tuy còng mang tính khái quát và tính đại diện cao như thương hiệu gia đình nhưng
thương hiệu tập thể thường gắn với từng chủng loại hàng hoá của nhiều doanh
nghiệp trong một liên kết kinh tế - kỹ thuật và phát triển theo chiều sâu hơn là bề
rộng của phổ hàng hóa.
Thương hiệu quốc gia
Là thương hiệu gán chung cho sản phẩm của một quốc gia nào đó nh Thai’s
Brand là thương hiệu quốc gia của Thái Lan, Vietnam Inside là thương hiệu quốc
gia của Việt Nam…. Thương hiệu quốc gia có tính khái quát và trừu tượng cao,
không bao giờ đứng độc lập mà phải gắn liền với các loại thương hiệu đã nói trên.
Thương hiệu quốc gia luôn được định hình như là một chỉ dẫn địa lý đa dạng dựa
trên uy tín của nhiều chủng loại hàng hoá với những thương hiệu riêng khác nhau
theo những định vị khác nhau.
1.1.3 Chức năng và đặc tính của thương hiệu:
1.1.3.1 Chức năng của thương hiệu:
Những chức năng cơ bản của thương hiệu mà chúng ta có thể kể tới là:
* Nhằm phân đoạn thị trường.
Một thương hiệu phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Sản phẩm hoặc dịch vụ có những thuộc tính gì?
- Sản phẩm hoặc dịch vụ có những thế mạnh gì?
- Sản phẩm hoặc dịch vụ tượng trưng cho cái gì?
* Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm: Một bức
ảnh chụp cắt lớp về những gì đang có trên thị trường sẽ chỉ cho ta thấy hàng loạt các
sản phẩm giống nhau. Tuy nhiên, nếu xem xét theo quá trình phát triển, ta sẽ nhận
ra thương hiệu nào đại diện cho sự đổi mới và luôn thành công trong cạnh tranh.
Nh vậy, thương hiệu sẽ bảo vệ cho những người đi tiên phong, dám chấp nhận rủi
ro trong công cuộc cải tiến sản phẩm và đương nhiên sẽ gặt hái những thành công
về tài chính. Đó là sự khác biệt rất lớn giữa các sản phẩm tưởng chừng giống nhau.
Do vậy, thương hiệu không thể chỉ đơn thuần nh một tên gọi hay một biểu tượng,
10
hình minh hoạ trên sản phẩm mà còn biểu hiện cho sự năng động, sáng tạo, không
ngừng đổi mới.
* Là lời cam kết giữa nhà sản xuất với khách hàng: Cam kết mà một thương
hiệu đưa ra mang tính định tính, nó thoả mãn những ước muốn và kỳ vọng của
khách hàng và chỉ có khách hàng là người cảm nhận và đánh giá. Những cam kết có
thể là mang đến cho khách hàng sự thoải mái và tự tin (Kotex), sự sảng khoái
(CocaCola), sang trọng và thành đạt (Mescerdes), sự quyến rũ (Enchanteur)... Tuy
nhiên những cam kết này lại không mang tính ràng buộc trước công chúng về mặt
pháp lý.
*Chức năng kinh tế: Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm
năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu. Thương hiệu
được coi là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp. Mặc dù giá trị thương
hiệu rất khó định đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu nổi tiếng mang lại,
hàng hóa sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập thị trường
hơn. Thương hiệu không tự nhiên mà có, nó được tạo ra với ý đồ nhất định và rất
nhiều khoản đầu tư, chi phí khác nhau. Những chi phí đó tạo nên một giá trị kinh tế
cho thương hiệu. Bên cạnh đó, sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ làm cho giá của
thương hiệu đó tăng lên gấp nhiều lần, đây chính là chức năng kinh tế của thương
hiệu. Lợi nhuận hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp có được nhờ sự nổi tiếng
của thương hiệu sẽ quy định giá trị tài chính của thương hiệu.
Năm 2007, tạp chí Business Week đã công bố tốp 100 thương hiệu có giá trị
nhất. Tốp 10 thương hiệu hàng đầu của năm 2007 là :
Bảng 1.1: Tốp 10 thương hiệu hàng đầu năm 2007
TÊN THƯƠNG HIỆU TRỊ GIÁ (TRIỆU USD)
1. Coca Cola – Mĩ 65.324
2. Microsoft – Mĩ 58.709
3. IBM – Mĩ 57.091
4. GE – Mĩ 51.569
5. Nokia – Phần Lan 33.696
6. Toyota – Nhật Bản 32.070
11
7. Intel – Mĩ 30.954
8. McDonald’s – Mĩ 29.398
9. Disney – Mĩ 29.210
10. Mercedes- Benz - Đức 23.568
Nguồn: www.dantri.com.vn
1.1.3.2. Đặc tính của thương hiệu:
Đặc tính (hoặc đặc điểm) thương hiệu thể hiện những định hướng, mục đích và
ý nghĩa của thương hiệu đó, là cam kết của nhà sản xuất với khách hàng, là những
đặc điểm nhận dạng giúp ta phân biệt được các thương hiệu khác nhau. Đặc tính
thương hiệu do doanh nghiệp xác định và truyền tải đến khách hàng của mình thông
qua quá trình định vị thương hiệu và được thể hiện trên những phương diện sau:
Thương hiệu – nh một sản phẩm (sản phẩm và các thuộc tính liên quan)
Sản phẩm và các thuộc tính sản phẩm luôn là yếu tố nền tảng để tạo dựng nên
hình ảnh của thương hiệu trong con mắt khách hàng, bao gồm:
Phạm vi sản phẩm (kết hợp với yếu tố chủng loại sản phẩm)
Yếu tố cốt lõi với đặc tính của một thương hiệu chính là chủng loại sản phẩm
nhằm trả lời câu hỏi: thương hiệu đó là cái gì? Những thương hiệu uy tín sẽ tạo
dựng được mối liên hệ chặt chẽ giữa khách hàng với loại sản phẩm (nhằm đáp ứng
một loại nhu cầu nào đó) nhất định nhưng điều quan trọng hơn là nó sẽ giúp thương
hiệu đó có được vị trí ưu tiên trong tâm trí khách hàng khi xuất hiện nhu cầu này.
Thuộc tính sản phẩm
Khi mua sản phẩm chính là khách hàng đã mua các thuộc tính của sản phẩm đó
nhằm thoả mãn không những các nhu cầu về vật chất mà còn cả về tinh thần. Các
thuộc tính này, trong nhiều trường hợp có thể được làm tăng giá trị bởi những khác
biệt so với các sản phẩm cùng chủng loại.
Chất lượng / giá trị của sản phẩm
Chất lượng là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt các thuộc tính của sản phẩm đó
và do vậy, là yếu tố cần có để tạo nên một thương hiệu mạnh. Rất nhiều hãng đã sử
12
dụng chất lượng nh một đặc tính cơ bản của sản phẩm trong cạnh tranh nh Gillette
định vị sản phẩm của mình với câu khẩu hiệu “Sản phẩm tốt nhất mà người đàn ông
có thể có”. Điều cần lưu ý là chất lượng ở đây là chất lượng được khách hàng cảm
nhận, không chỉ xuất phát từ những đặc tính kỹ thuật của sản phẩm đó mà còn từ
các giá trị tinh thần mà sản phẩm đó mang lại cho khách hàng.
Giá trị có mối liên hệ gần gũi với chất lượng, khẳng định và củng cố cho yếu tố
chất lượng bằng cách tham gia vào cơ cấu giá cả.
Liên hệ với cơ hội tiêu dùng
Một số thương hiệu đã thành công trong việc tạo nên một nhóm nhu cầu tiêu
dùng riêng biệt nh Gatorade đã tạo cho mình nhóm khách hàng là các vận động
viên luôn mong muốn có nhu cầu cao.
Liên kết với người tiêu dùng
Một cách định vị thương hiệu khác là định vị theo từng nhóm khách hàng mục
tiêu như Eddie Bauer chuyên cung cấp trang phục cho khách hàng là những người
thường xuyên phải làm việc ngoài văn phòng, Gerber tập trung vào trẻ em.
Liên hệ với đất nước hay khu vực
Sự liên hệ giữa thương hiệu với đất nước hoặc khu vực có thể nâng cao sự hấp
dẫn của sản phẩm trong con mắt khách hàng như dòng chữ “Made in Japan” in trên
bao bì sản phẩm là một dấu bảo đảm uy tín cho những sản phẩm của đất nước này,
hay “Switzerland” hoặc “Swiss” như một chứng nhận cho chất lượng những sản
phẩm của đất nước Thụy sỹ, đặc biệt là cho sản phẩm là đồng hồ.
Thương hiệu – nh một tổ chức
Khía cạnh thương hiệu như một tổ chức tập trung chủ yếu vào đặc tính của tổ
chức như sự đổi mới, dẫn đầu về chất lượng… đươc thể hiện thông qua văn hoá
kinh doanh, nhân viên… của công ty hơn là vào sản phẩm hay dịch vụ của họ. Đặc
tính tổ chức thường bền vững hơn nhiều đặc tính của từng sản phẩm cụ thể vì nó thể
hiện cái hồn của tổ chức đó, bao trùm lên tất cả các sản phẩm của công ty và rất khó
bị sao chép hoặc cạnh tranh như theo các sản phẩm riêng lẻ. Thương hiệu có thể
miêu tả theo đặc tính của sản phẩm hay đặc tính của tổ chức hoặc kết hợp cả hai,