Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
MIỄN PHÍ
Số trang
32
Kích thước
291.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
942

Luận văn tốt nghiệp cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHẦN MỞ ĐẦU

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đối với kiềm chế lạm phát luôn là mục tiêu kinh

tế hàng đầu đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, kể cả nền kinh tế thị trường phát

triển. Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng

trưởng kinh tế cao và ổn định. Trong những năm qua, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng

trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng

được yêu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước.

Tăng trưởng cao và liên tục không chỉ là điều kiện cần mà còn là động lực cho sự

phát triển kinh tế xã hội để rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước hàng đầu

trên thế giới, đó cũng là nền tảng xác lập vị thế đất nước trong quá trình cạnh tranh hội

nhập toàn cầu hiện nay.

Mặc dù việc tăng trưởng kinh tế cao đã mang lại nhiều tác dụng đối với nền kinh

tế nói riêng và với sự phát triển đất nước nói chung, nhưng trên thực tế chúng ta vẫn

đang phải đối mặt với nguy cơ bị các nước đi trước bỏ xa hơn. Điều đáng chú ý là nguy

cơ tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ chỗ bỏ qua những cơ hội mở ra cho

phát triển, ở sự thiếu sẵn sàng trong việc chuẩn bị tốt các điều kiện nguồn lực vốn có

của đất nước để cạnh tranh nắm bắt các cơ hội đó.

Chính vì những lý do này mà trong thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu về tăng

trưởng kinh tế và sự đóng góp của các nhân tố đối với sự tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa

rất quan trọng về nhiều mặt, nó không những xác định vị trí và ảnh hưởng của từng yếu

tố để có kế hoạch khai thác hiệu quả, mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm ẩn

gia tăng lạm phát để tìm ra biện pháp kiểm soát hạn chế. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ

giúp xác định được đúng hướng đầu tư cho phát triển nền kinh tế bền vững trong tương

lai.

1

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐO LƯỜNG

Như chúng ta đã biết, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh

tế trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm). Sự gia tăng được thể

hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn

tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia

tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới

dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI

và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người.

yt

–yt-1

Gpc

t= ────── x 100%

y

t-1

Trong đó:

Gpc

t

là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế

y là GDP thực tế

Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền

kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay

việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được

nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục,có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ

tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa quá trình ấy phải được tạo nên bởi

nhân tố đóng vai trò quyết định khoa học công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện

một cơ cấu kinh tế hợp lý.

II. CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.Mô hình cổ điển

Được hình thành cách đây 200 năm bởi Adam Smith và Ricardo, mô hình này

có những nội dung cơ bản sau:

Yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong ba yếu

tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất, là giới hạn của sự tăng trưởng.

Phân chia xã hội thành 3 nhóm người: địa chủ, tư bản và công nhân. Sự phân

phối thu nhập của ba nhóm này phụ thuộc vào quyền sở hữu của họ đối với các yếu tố

sản xuất. Địa chủ có đất thì nhận địa tô, tư bản có vốn thì nhận lợi nhuận, công nhân

có sức lao động thì nhận tiền công. Cách phân phối này đuợc họ cho là hợp lý. Vậy:

Thu nhập xã hội = địa tô + lợi nhuận + tiền công

2

Trong 3 nhóm người này, thì nhà tư bản giữ vai trò quan trọng trong cả sản xuất,

tích luỹ và phân phối. Họ đứng ra tổ chức sản xuất, giành lại một phần lợi nhuận để

tích luỹ và chủ động trong quá trình phân phối.

Các nhà kinh tế học cổ điển còn cho rằng, hoạt động của các chủ thể kinh tế bị

chi phối bởi bàn tay vô hình-cơ chế thị trường, phủ nhận vai trò của nhà nước, cho

rằng đây là cản trở cho phát triển kinh tế.

2.Mô hình của Các-Mác

Theo Mác, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn,

tiến bộ kĩ thuật

Mác đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong quá trình tạo ra giá trị

thặng dư. Theo Mác, sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hoá đặc biệt.

Trong quá trình nhà tư bản sử dụng lao động, hàng hoá sức lao động tạo ra giá trị lớn

hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động dành cho bản thân người

lao động, cộng với giá trị thặng dư dành cho tư bản và địa chủ.

Về yếu tố vốn và tiến bộ kĩ thuật, Mác cho rằng mục đích của các nhà tư bản là

tăng giá trị thặng dư, tuy nhiên, việc tăng sức lao động cơ bắp của người công nhân

cần dựa vào cải tiến kĩ thuật. Tiến bộ kĩ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụ lao

động, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản C/V có xu hướng tăng lên.

Do đó, các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn để mua máy móc, trang thiết bị,

ứng dụng công nghệ mới. Cách duy nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm. Vì vậy, các nhà

tư bản chia giá trị thặng dư ra hai phần: một phần để tiêu dùng, một phần tích luỹ phát

triển sản xuất. Đó là nguyên lý tích luỹ của chủ nghĩa tư bản.

Cũng như các nhà kinh tế học cổ điển, Mác cho rằng khu vực sản xuất ra của cải

vật chất cho xã hội gồm 3 nhóm: địa chủ, tư bản, công nhân. Tương ứng, thu nhập của

họ là địa tô, lợi nhuận và tiền công. Tuy nhiên, sự phân phối này mang tính bóc lột:

thực chất là 2 giai cấp: bóc lột và bị bóc lột.

Các nhà kinh tế trước Mác chỉ phân biệt rõ hai thuộc tính có mâu thuẫn của

hàng hoá: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Trái lại, Mác khẳng định rằng hàng hoá là

sự thống nhất biện chứng của hai mặt: giá trị sử dụng và giá trị. Mác là người đầu tiên

đưa ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và xây dựng lý luận về tư bản bất

biến, tư bản khả biến, hoàn thiện việc phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định

và tư bản lưu động.

- Về mặt giá trị: Mác đã phân chia sản phẩm xã hội thành 3 phần c+v+m , trên cơ

sở đó, Mác cho rằng :

Tổng sản phẩm xã hội = C + V + m

Tổng thu nhập quốc dân = V + m

( Trong đó C: tư bản bất biến; V: tư bản khả biến; m: giá trị thặng dư)

- Về mặt hiện vật, Mác chia làm hai khu vực:

Khu vực 1: sản xuất ra tư liệu sản xuất

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!