Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp chính sách lãi suất ảnh hưởng tới sme việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chính sách lãi suất ảnh hưởng tới SME Việt Nam
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.
1.1. LÃI SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT
1.1.1 Tìm hiểu về vấn đề lãi suất
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ trên
báo chí vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta và
có những hệ quả quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế. Nó tác động đến
những quyết định cá nhân như chi tiêu hay để dành, mua nhà hay mua trái phiếu
hây gửi vốn vào một tài khoản tiết kiệm. Lãi suất cũng tác động đến những
quyết định kinh tế của các doanh nghiệp hoặc của các gia đình như dùng vốn để
đầu tư mua thiết bị mới cho các nhà máy hay để gửi tiết kiệm trong 1 ngân
hàng.
Lãi suất là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan chặt chẽ đến 1 số
phạm trù kinh tế khác, nó đóng vai trò nhử một đòn bẩy kinh tế trong nền kinh
tế thị trường, tín dụng Ngân hàng phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể sử
dụng vốn (người vay vốn) với các chủ thể sở hữu vốn (người thừa vốn) theo
nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn kèm theo lãi. Ở thị trường vốn người mua rất
quan tâm đến giá cả tiền tệ, đó chính là lãi suất hay giá cả quyền sử dụng vốn
trong một thời kỳ nhất định.
1.1.1.1. Khái niệm
Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm
một phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu. Tỷ lệ phần trăm của phần tăng
thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất. Đó là giá cả của
quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng
trả cho người sở hữu nó.
1
Chính sách lãi suất ảnh hưởng tới SME Việt Nam
Lãi suất phải được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồng tiền
nhận được ngày mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Khi người cho vay
chuyển quyền sử dụng vốn cho người khác có nghĩa là anh ta hy sinh quyền sử
dụng tiền tệ ngày hôm nay của mình với hy vọng có được lượng tiền tệ lớn hơn
vào ngày mai. Sẽ không có sự chuyển nhượng vốn nếu không có phần lớn lên
thêm đó hoặc là nó không đủ để bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ.
1.1.1.2. Phân loại lãi suất
Có rất nhiều cách phân loại lãi suất theo các tiêu chí khác nhau:
- Phân loại theo chủ thể trong quan hệ tín dụng có: Lãi suất tín dụng
thương mại, lãi suất tín dụng ngân hàng, lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền
vay, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng,lãi suất cơ bản, lãi suất
tín dụng Nhà nước, lãi suất tín dụng doanh nghiệp.
- Phân loại theo giá trị thực của lãi suất (hay theo mối quan hệ giữa lạm
phát và lãi suất) có: Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế.
- Phân loại theo bản chất hợp đồng tài chính có: Lãi suất cố định và lãi
suất thả nổi.
- Phân loại theo cách đo lường lãi suất có: Lãi suất đơn, lãi suất kép và lãi
suất hoàn vốn.
1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất
a) Nhìn từ góc độ cung cầu quỹ cho vay
- Cầu quỹ cho vay
Cầu quỹ cho vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc
tiêu dùng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Cầu quỹ cho vay được
cấu thành từ nhu cầu vay của các doanh nghiệp và hộ gia đình; nhu cầu vay vốn
của khu vực Chính phủ và nhu cầu vay vốn của chủ thể nước ngoài.
Cầu quỹ cho vay biến động ngược chiều với lãi suất. Vì lẽ đó, đường cầu
biểu diễn mối quan hệ giữa lãi suất và cầu quỹ cho vay là đường dốc xuống. Độ
2
Chính sách lãi suất ảnh hưởng tới SME Việt Nam
dốc càng thoải phản ánh mức độ nhạy cảm càng cao của lượng cầu quỹ cho vay
đối với mỗi phần trăm lãi suất thay đổi.
- Cung quỹ cho vay
Cung quỹ cho vay là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các
chủ thể khác nhau trong xã hội. Nó được tạo bởi số vốn dư thừa chưa sử dụng
đến của các hộ gia đình, của các doanh nghiệp, của Chính phủ và của người
nước ngoài.
Mặc dù có những bộ phận biến động không phụ thuộc vào lãi suất, nhưng
tổng hợp lại cung quỹ cho vay phản ứng đồng biến với sự thay đổi của lãi suất
trong điều kiện các yếu tố ngoại sinh (lạm phát dự tính, của cải,…) không thay
đổi. Đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung vốn vay và lãi suất có
hướng dốc lên, hàm ý rằng lãi suất được tạo nên tại điểm phản ánh sự phù hợp
giữa cung và cầu quỹ cho vay.
- Các nhân tố ảnh hưởng:
o Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư:
o Lạm phát dự tính
o Tình trạng thâm hụt Ngân sách Nhà nước
o Tài sản và thu nhập
o Tỷ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ
o Rủi ro
o Tính lỏng của các công cụ đầu tư
b) Nhìn từ góc độ cung - cầu tiền tệ
- Cầu tiền
Mức cầu tiền là lượng tiền mà các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân
muốn nắm giữ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại và trong tương lai với giá
cả và các biến số kinh tế khác cho trước.
3
Chính sách lãi suất ảnh hưởng tới SME Việt Nam
Cầu tiền được tạo bởi nhu cầu tiền tệ của các doanh nghiệp, các tổ chức,
các cá nhân. Nắm giữ tiền theo giả thiết Keynes không có lợi. Trái phiếu – tài
sản thay thế duy nhất cho tiền trong khuôn mẫu của Keynes – là thứ có một lợi
tức dự tính bằng với lãi suất. Khi lãi suất này tăng (mọi thứ khác không đổi), lợi
tức dự tính của tiền giảm so với lợi tức của trái phiếu (nói cách khác chi phí cơ
hội do việc nắm giữ tiền tăng lên), và như lý thuyết lượng cầu tài sản cho ta
biết, điều này làm cho lượng cầu tiền bị giảm. Như vậy, lượng cầu tiền biến
động ngược chiều với sự biến động của lãi suất do đó đường cầu tiền là đường
dốc xuống.
- Cung tiền
Mức cung tiền đề cập đến trong mô hình là M1. Thành phần của M1 gồm
tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn có phát
hành séc. Vì mức cung tiền do ngân hàng Trung ương đưa ra làm mục tiêu cố
định với mọi lãi suất, nên đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung tiền và
lãi suất là đường thẳng đứng.
Đường cung và cầu tiền tệ cắt nhau tại điểm cân bằng làm hình thành
nên mức lãi suất thị trường.
- Các nhân tố ảnh hưởng
o Thu nhập thực tế
o Mức giá cả
o Sự thay đổi mức cung tiền do Ngân hàng Trung ương quyết
định.
1.1.1.4. Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế
- Thu hút các khoản tiết kiệm
Tiết kiệm là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng ở hiện tại của các
chủ thể kinh tế. Với việc tạo thu nhập cho người tiết kiệm, lãi suất trở thành một
4
Chính sách lãi suất ảnh hưởng tới SME Việt Nam
nhân tố cơ bản điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Lãi suất cao khuyến khích người
ta hy sinh tiêu dùng hiện tại, tiết kiệm nhiều hơn để có khoản tiêu dùng cao hơn
trong tương lai và ngược lại. Trong một nền kinh tế có thị trường tài chính phát
triển, các khoản tiết kiệm được thu hút triệt để qua các kênh tài chính trực tiếp
và kênh tài chính gián tiếp để tạo nên quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền
kinh tế.
- Công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô
Với tư cách là cái giá phải trả cho những số tiền vay để đầu tư hay mua
các sản vật tiêu dùng, lãi suất tạo nên khoản chi phí của người đi vay. Việc so
sánh giữa lãi suất phải trả với hiệu quả biên của đồng vốn là căn cứ quan trọng
để người kinh doanh đưa ra quyết định về đầu tư. Một sự gia tăng trong lãi suất
sẽ làm giảm khả năng có được những thu nhập khá lớn để bù đắp được số lãi
phải trả, và do đó số đầu tư chắc chắn sẽ giảm. Cũng có thể lập luận như vậy về
việc đi vay để tiêu dùng. Vì sự biến động lãi suất có tác động đến đầu tư, đến
tiêu dùng nên nó có tác động gián tiếp đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô,
biểu hiện trong các trường hợp:
+ Lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, do đó làm tăng tổng
cầu, dẫn đến sản lượng tăng, giá cả tăng, thất nghiệp giảm, nội tệ có xu hướng
giảm giá so với ngoại tệ
+ Lãi suất cao sẽ hạn chế đầu tư, hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng, do đó
làm giảm tổng cầu, dẫn đến sản lượng giảm, giá cả giảm, thất nghiệp tăng, nội
tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ.
Vì có khả năng tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô như trên nên lãi
suất được Chính phủ các nước sử dụng làm một công cụ có hiệu quả để điều tiết
nền kinh tế quốc gia.
- Phân phối và kích thích sử dụng vốn có hiệu quả
5
Chính sách lãi suất ảnh hưởng tới SME Việt Nam
Lãi suất có tác dụng trong việc phân bổ vốn. Đối với những dự án có mức
độ rủi ro như nhau, dự án nào có lãi suất cao hơn thường thu hút được vốn
nhanh hơn, nhiều hơn. Còn những dự án nào chứa đựng nhiều rủi ro thì phải trả
lãi suất cao mới có khả năng thu hút được vốn. Như vậy bằng cách đưa ra các
mức lãi suất khác nhau có thể tạo được sự phân bổ các luồng vốn theo mục đích
mong muồn.
Trong quan hệ vay vốn, người đi vay không chỉ phải hoàn trả gốc khi đến
hạn mà còn phải hoàn trả lãi khoản vay. Hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vừa là
đặc trưng của quan hệ tín dụng, vừa là một nguyên tắc tín dụng. Bằng việc buộc
phải trả lãi đã kích thích các doanh nghiệp nói riêng, kích thích người vay vốn
nói chung phải sự dụng vốn có hiệu quả, vốn phải có tác dụng thúc đẩy sản
xuất, kinh doanh, tạo thu nhập để bù đắp chi phí, có lợi nhuận, tạo cơ sở cho
việc trả lãi vì tiền lãi thực chất là một phần lợi nhuận mà người đi vay trả cho
người cho vay.
- Đo lường tình trạng sức khỏe của nền kinh tế
Lãi suất là biến số thường xuyên biến động của nền kinh tế. Căn cứ vào
sự biến động đó của lãi suất, người ta có thể dự báo các yếu tố khác của nền
kinh tế như: Tính sinh lời của các cơ hội đầu tư, mức lạm phát dự tính, mức
thiếu hụt Ngân sách. Người ta cũng có thể dựa vào lãi suất trong một thời kỳ để
dự báo tình hình kinh tế trong tương lai. Các dự báo sẽ là cơ sở quan trọng để
các chủ thể kinh tế đưa ra các quyết định đầu tư, tiêu dùng; các quyết định kinh
doanh phù hợp.
- Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Khả năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô của lãi suất đã làm cho nó trở thành
công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
6