Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp cải cách chính sách thuế đối với kinh tế cá thể tiểu chủ trong nền kinh tế thị
MIỄN PHÍ
Số trang
132
Kích thước
543.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1061

Luận văn tốt nghiệp cải cách chính sách thuế đối với kinh tế cá thể tiểu chủ trong nền kinh tế thị

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

*******************

NGUYỄN HỒNG HẢI

CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI

KINH TẾ CÁ THỂ, TIỂU CHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Đào Thị Phương Liên

Hà Nội - 2008

1

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 7

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách chính sách

thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

12

1.1. Những vấn đề cơ bản về chính sách thuế đối với

kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN ở Việt Nam.

12

1.1.1. Kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

12

1.1.2. Thuế và chính sách thuế đối với kinh tế cá thể,

tiểu chủ.

16

1.2. Sự cần thiết khách quan, nội dung và những

nhõn tố ảnh hưởng đến cải cách chính sách thuế đối

với kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

25

1.2.1. Sự cần thiết khách quan phải cải cách chính

sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Việt Nam.

25

1.2.2. Nội dung cải cách chính sách thuế đối với kinh

tế cá thể, tiểu chủ ở Việt Nam.

31

1.2.3. Những nhừn tố ảnh hưởng đến quỏ trỡnh cải

cỏch chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ ở

Việt Nam.

34

1.3. Kinh nghiệm xừy dựng và ban hành chính sách

thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ của một số nước

trờm thế giới.

41

2

1.3.1. Kinh nghiệm Nhật Bản 41

1.3.2 Kinh nghiệm của Hồng Kụng 42

1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 43

 Bài học cho Việt Nam. 46

Chương 2: Thực trạng chính sách thuế đối với kinh tế cá thể,

tiểu chủ ở Việt Nam.

48

2.1. Khỏi quỏt quỏ trỡnh cải cỏch chính sách thuế ở

Việt Nam.

48

2.1.1. Giai đoạn 1990-1995: Cải cỏch thuế bước 1. 48

2.1.2. Giai đoạn 1996 đến 2004: Cải cỏch thuế bước 2. 55

2.1.3. Giai đoạn 2005 đến nay: Cải cỏch thuế bước 3. 57

2.2. Thực trạng hệ thống chính sách thuế cú tỏc

động trực tiếp đến kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Việt

Nam.

59

2.2.1. Thực trạng hệ thống văn bản các sắc thuế đang

áp dụng đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Việt Nam.

59

2.2.2. Thực trạng ỏp dụng chính sách thuế vào kinh tế

cá thể, tiểu chủ ở Việt Nam.

74

2.3. Đánh giá chung về những kết quả đã đạt được

và những vấn đề còn tồn tại trong chính sách và áp

dụng chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ

hiện nay.

89

2.3.1. Những kết quả đã đạt được. 89

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại. 92

2.3.3. Nguyên nhõn của những vấn đề còn tồn tại. 94

Chương 3: Quan điểm, phương hướng và một số giải pháp chủ

yếu nhằm cải cách chính sách thuế đối với kinh tế

96

3

cá thể, tiểu chủ trong nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN ở Việt Nam.

3.1. Một số quan điểm cần quán triệt trong cải cách

chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ ở

Việt Nam.

96

3.1.1. Cải cách hệ thống chính sách thuế đối với kinh

tế cá thể, tiểu chủ nhằm tạo điều kiện cho kinh tế cá

thể, tiểu chủ ở Việt Nam hội nhập với kinh tế thị

trường.

96

3.1.2. Cải cách hệ thống chính sách thuế đối với kinh

tế cá thể, tiểu chủ phải thể hiện được chủ trương nhất

quán, lõu dài của Đảng và Nhà nước ta đối với chiến

lược phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.

98

3.1.3. Cải cách hệ thống chính sách thuế đối với kinh

tế cá thể, tiểu chủ phải được đặt trong sự thống nhất

với hệ thống chính sách kinh tế chung của Nhà nước.

99

3.2. Phương hướng cải cỏch chính sách thuế đối với

kinh tế cá thể, tiểu chủ.

100

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải cách hệ

thống chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu

chủ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

ở Việt Nam.

103

3.3.1. Đơn giản hoá phương pháp tính thuế đối với hộ

kinh doanh cá thể.

103

3.3.2. Đơn giản hoá các thủ tục về kê khai nộp thuế;

Cải cách hành chính thuế phải có sự thay đổi về chất.

105

3.3.3. Áp dụng chế độ kế toỏn đối với cỏc hộ kinh 110

4

doanh cá thể, tiểu chủ.

3.3.4. Ứng dụng mụ hỡnh thuế hiện đại vào cụng tỏc

quản lý thuế ở cấp Chi cục để đỏp ứng yờu cầu quản

lý thuế đối với bộ phận kinh tế cá thể, tiểu chủ.

111

3.3.5. Đổi mới tổ chức bộ máy ở chi cục thuế quận,

huyện cho phù hợp với phương pháp quản lý theo cơ

chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp

thuế và việc uỷ nhiệm thu

117

3.3.6. Nõng cao ý thức tự giác, tuõn thủ pháp luật của

các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ.

122

KẾT LUẬN 126

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Xã hội chủ nghĩa XHCN

2. Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN

3. Quản lý thuế QLT

4. Quản lý Nhà nước QLNN

5. Ngân sách Nhà nước NSNN

6. Thu nhập cá nhân TNCN

7. Giá trị gia tăng GTGT

8. Thu nhập doanh nghiệp TNDN

9. Đối tượng nộp thuế ĐTNT

10. Công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh CTNDVNQD

11. Bộ Tài chính BTC

12. Tổng cục Thuế TCT

13. Doanh nghiệp Nhà nước DNNN

14. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNNQD

15. Gros Domestic Product GDP

16. Gros National Product GNP

17. World Trade Organization WTO

18. ASEAN Free Trade Area AFTA

6

PHẦN MỞ ĐẦU

1-Tính cấp thiết của đề tài:

Chính sách thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước, thuế ra đời bởi

Nhà nước, nó tồn tại và phát triển cùng với các loại hình Nhà nước khác nhau

trong lịch sử loài người. Chính sách thuế được Nhà nước sử dụng nhằm huy

động nguồn thu cho NSNN để thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của

mình. Trong nền kinh tế thị trường, thuế là một trong những công cụ hữu hiệu

để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều tiết thị trường, thúc đẩy và

tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước.

Hệ thống chính sách thuế hiện hành của Việt Nam được ban hành và

thực hiện thống nhất trong cả nước từ năm 1990. Qua gần 20 năm thực hiện,

hệ thống chính sách thuế đã cơ bản bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà

nước, đáp ứng được yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trường bình

đẳng và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh lành

mạnh đối với tất cả các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trước yêu cầu đáp ứng

nguồn vốn tích lũy thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, hệ thống chính sách thuế

còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong đó, chưa có chính sách thuế phù

hợp với điều kiện đặc thù của các hộ kinh doanh cá thể, cải cách chính sách

thuế chúng ta mới quan tâm đến sự phù hợp và thúc đẩy phát triển SXKD của

các doanh nghiệp, bỏ quên các hộ kinh doanh cá thể. Do thiếu chính sách thuế

phù hợp nên gò ép khu vực kinh tế này thực hiện các Luật thuế GTGT, Luật

thuế TNDN... một cách khiên cưỡng; Vì vậy, công tác tuyên truyền, hướng

dẫn và thực thi chính sách thuế đối với hộ kinh doanh cá thể gặp rất nhiều khó

khăn.

Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm: 2006

– 2010 được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng

Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về

7

thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, bảo đảm môi trường

thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều chỉnh chính

sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều

tiết hợp lý thu nhập. Không lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách

thuế. Từng bước thực hiện phương pháp tính thuế, quản lý thu thuế, xử lý

các vi phạm về thuế theo thông lệ quốc tế; hiện đại hoá công tác quản lý

hành chính thuế và phát triển dịch vụ tư vấn thuế”.

Từ những nhiệm vụ nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Cải cách chính

sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN ở Việt Nam” là yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

2- Tình hình nghiên cứu.

- Đã có một số tác giả nghiên cứu vấn đề đổi mới chính sách thuế, song

mới chủ yếu đề cập đến cải cách chính sách thuế đối với các doanh nghiệp

(Các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân), chưa đi vào nghiên cứu cải cách

chính sách thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

- Trong quá trình dự thảo các Luật thuế mới và Luật thuế sửa đổi đã

được thông qua Quốc hội, có một số luật thuế đã ban hành hoặc đang trong

quá trình lấy ý kiến nhân dân đã đề cập vấn đề thay đổi chính sách thuế đối

với bộ phận hộ kinh doanh cá thể. Ví dụ: Luật thuế Thu nhập cá nhân

(TNCN). Theo nội dung của Luật này, kể từ 01/01/2009 tất cả các cá nhân có

thu nhập thường xuyên và không thường xuyên trên lãnh thổ Việt Nam đều

phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Theo đó hộ kinh doanh cá

thể đã và đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì từ năm 2009 sẽ

không phải kê khai nộp thuế TNDN mà chuyển sang nộp thuế TNCN. Đây là

một điểm mới được dư luận nhân dân quan tâm, được báo chí trong và ngoài

nước đánh giá cao về việc đổi mới chính sách thuế ở Việt Nam. Hiện nay Bộ

Tài chính đang gấp rút chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thuế

TNCN. Tuy đã có những cải cách chính sách thuế đối với hộ kinh doanh cá

8

thể, nhưng trên thực tế chúng tôi nhận thấy vẫn có quá nhiều vấn đề bất cập:

Do tình trạng thanh toán không qua Ngân hàng và các tổ chức tín dụng của

nguời dân Việt Nam không thể khắc phục trong ngắn hạn, vì vậy công tác

quản lý thuế sẽ gặp nhiều khó khăn vì không nắm được doanh thu, thu nhập

thực tế của các hộ kinh doanh cá thể. Mặt khác, các quy định về cách tính

thuế của Luật thuế TNCN chưa đạt yêu cầu đơn giản, dễ hiểu và lồng ghép

quá nhiều chính sách xã hội nên khả năng kiểm soát thu thuế cũng phức tạp

theo, dễ nảy sinh bất cập trong công tác quản lý thu thuế.

3- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:

3.1- Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích vai trò đóng

góp vào sự phát triển KT-XH của kinh tế cá thể, tiểu chủ và thực trạng bất cập

của chính sách thuế Việt Nam hiện nay đối với hộ kinh doanh cá thể. Luận

văn nêu lên phương hướng và đề xuất các giải pháp thực hiện cải cách hệ

thống chính sách và hệ thống quản lý thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ

nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; Đồng thời tăng

nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn vốn nội lực cho việc thực hiện

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.2 - Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ khoa học

sau đây:

- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về kinh tế cá thể, tiểu chủ và

chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN ở Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá hiện trạng của chính sách thuế Việt Nam hiện

hành đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ (hệ thống chính sách thuế và hệ thống tổ

chức quản lý thu thuế). Đề cập và so sánh chính sách thuế của nước ngoài đối

với kinh tế cá thể, tiểu chủ.

9

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản về cải cách hệ thống

chính sách thuế và hệ thống quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước.

4- Đối tượng nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số chính sách thuế chủ yếu

của Việt Nam đối với hộ kinh doanh cá thể (riêng phần chính sách thuế đối

với tiểu chủ chỉ được đề cập sơ bộ vì định hướng của Nhà nước ta là chưa thu

thuế đối với các tiểu chủ bỏ vốn kinh doanh trang trại, nuôi trồng thuỷ hải

sản); Cơ cấu tổ chức và các biện pháp quản lý và thu thuế hiện hành đối với

họ được áp dụng tại cơ quan Thuế cấp quận, huyện (Chi cục Thuế).

5- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn

của công tác quản lý thuế Việt Nam đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu

chủ. Cụ thể là các nguyên tắc, quan điểm hoạch định chính sách thuế và xây

dựng bộ máy quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trong quá trình 15

năm cải cách thuế vừa qua và hướng cải cách từ nay đến năm 2015.

Luận văn giới hạn nội dung nghiên cứu ở một số sắc thuế chủ yếu có

tác động hữu cơ đến sự tồn tại và phát triển của Hộ kinh doanh cá thể:

thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,

tư liệu sử dụng từ 1990 đến nay.

6- Phương pháp nghiên cứu:

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa

Mác - Lê Nin, quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý Nhà nước nói

chung và quản lý Nhà nước về thuế nói riêng.

- Luận văn vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử, phương pháp lịch sử - cụ thể, các phương pháp khoa học như: phương

10

pháp thống kê, khảo sát, so sánh, mô hình, đồ thị... và các kiến thức trong lĩnh

vực thuế, các qui định hiện hành của Nhà nước để làm rõ kết quả nghiên cứu.

- Luận văn sử dụng số liệu điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, tài

liệu do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm.

7- Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạch định

chính sách sách thuế, cũng như tổ chức quản lý thu thuế đối với hộ kinh

doanh cá thể, tiểu chủ.

- Đánh giá hiện trạng của hệ thống thuế hiện hành đối với hộ kinh

doanh cá thể, chỉ ra những ưu điểm và cả những vấn đề còn tồn tại trong

chính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ, nguyên nhân của những tồn

tại đó để tìm cách khắc phục.

- Đề xuất những quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm

cải cách chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ cho phù hợp với tình

hình thực tế và nét đặc thù trong kinh doanh của bộ phận này, sao cho, vừa

đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước lại vừa có tác dụng khuyến khích

sản xuất kinh doanh đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ.

8- Kết cấu của luận văn:

Tên đề tài: "Cải cách chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu

chủ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam".

Luận văn dự kiến được kết cấu làm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách chính sách thuế đối với

kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt

Nam.

Chương 2: Thực trạng chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ trong

nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

11

Chương 3: Quan điểm, phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm cải

cách chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ

ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ, TIỂU CHỦ TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

1.1. Những vấn đề cơ bản về chính sách thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu

chủ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

1.1.1. Kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN ở Việt Nam.

1.1.1.1. Quan niệm về kinh tế cá thể, tiểu chủ.

Trong sự phân định các thành phần kinh tế thời kỳ quá độ, theo V.I Lê

Nin không có khái niệm “kinh tế cá thể, tiểu chủ” mà được ông sử dụng bằng

khái niệm “kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ”.

Khái niệm kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ ở Việt Nam trong thời kỳ cải

tạo XHCN ở miền Bắc từ năm 1958, ở miền Nam sau năm 1975 được sử

dụng để chỉ loại hình kinh tế của những người nông dân, thợ thủ công, những

người làm thương nghiệp nhỏ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI

(12/1986) Đảng ta vẫn sử dụng thuật ngữ „ kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa“ để

chỉ bộ phận kinh doanh nhỏ ở quy mô gia đình. Đại hội VII (năm 1991) thì

thuật ngữ kinh tế cá thể đã được sử dụng, coi đó là một thành phần của nền

kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Song lúc bấy

giờ thuật ngữ kinh tế „tiểu chủ“ chưa được sử dụng gắn với kinh tế cá thể để

12

cùng hàm ý nói về bộ phận kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ. Chỉ đến Đại hội lần

thứ VIII (năm 1996) thuật ngữ „Kinh tế cá thể, tiểu chủ“ mới chính thức được

sử dụng coi như là một thành phần trong cơ cấu 5 thành phần mà Đại hội VIII

xác định. Đại hội IX (năm 2001) xác định cơ cấu kinh tế bao gồm 6 thành

phần thì trong đó kinh tế cá thể, tiểu chủ vẫn được coi là một thành. Đến Đại

hội lần thứ X (năm 2006) bộ phận kinh tế cá thể, tiểu chủ vẫn được khẳng

định vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ, song ở

Đại hội lần này, kinh tế cá thể, tiểu chủ chỉ được xem là một bộ phần cấu

thành của thành phần kinh tế tư nhân. Xét về bản chất, kinh tế cá thể, tiểu chủ

là kinh tế tư nhân nhưng là kinh tế tư nhân dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về

tư liệu sản xuất và vốn kinh doanh.

Sách giáo khoa Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin (Dùng cho khối ngành

kinh tế và quản trị kinh doanh trong các trường Đại học và Cao đẳng) xuất

bản năm 2005 đã giải thích sự khác biệt giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ

như sau:

Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên trên tư hữu nhỏ về tư liệu

sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.

Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư

liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên, thu nhập chủ yếu vẫn

sức lao động và vốn của bản thân và gia đình.

Từ lịch sử hình thành và các quan niệm đã nêu trên, theo tác giả, có thể

diễn đạt một các khái quát về kinh tế cá thể, tiểu chủ như sau: Kinh tế cá thể,

tiểu chủ là một bộ phận cấu thành của thành phần kinh tế tư nhân, dựa trên

quan hệ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và vốn kinh doanh, tồn tại phổ biến

dưới hình thức các hộ kinh doanh trên quy mô gia đình.

Xét về quy mô, ở Việt Nam hiện nay, kinh tế cá thể, tiểu chủ được xếp

vào loại hình kinh doanh nhỏ.

1.1.1.2. Đặc điểm của kinh tế cá thể, tiểu chủ

13

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!