Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn
Pháp luật về kiểm
soát suy thoái nguồn
thuỷ sinh
1
NỘI DUNG
PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm chung về thuỷ sinh.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, thuỷ sinh là những loài " sống ở dưới
nước, mọc ở trong nước". Thuỷ sinh bao gồm động vật thuỷ sinh và thực
vật thuỷ sinh.
Nguồn thuỷ sinh là một khái niệm khá rộng, nó bao gồm toàn bộ các
loài động và thực vật sống ở trong nước. Môi trường sống của nguồn thuỷ
sinh bao gồm vùng nước, mặt đất ngập nước và cả phần đất mà các loài
thuỷ sản sinh sống.
Hiện nay, nguồn thuỷ sinh đang ở trong một tình trạng suy thoái trầm
trọng. Và để hiểu thế nào là suy thoái nguồn thuỷ sinh, thì trước hết ta phải
hiểu là suy thoái là gì?
Suy thoái là “ở trong tình trạng yếu và sút kém dần có tính chất kéo
dài”. Như vậy nguồn thuỷ sinh có thể sẽ lâm vào tình trạng suy thoái khi
chúng bị giảm về chất lượng và cạn kiệt về số lượng trong khoảng thời gian
nhất định .”
2. Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh.
2.1. Những ảnh hưởng từ tự nhiên đối với nguồn thuỷ sinh.
Môi trường sống của nguồn thuỷ sinh bao gồm vùng nước, mặt đất
ngập nước và cả phần đất mà các loài thuỷ sinh sinh sống. Do đó, nguồn
thuỷ sinh tồn tại có chất lượng hay không trước tiên phải phụ thuộc vào
môi trường sống của chúng.
Một số thành phần môi trường chi phối trực tiếp số lượng và chất
lượng của các loài thuỷ sinh như: nước, đất, không khí, rừng, các yếu tố tự
nhiên thuộc về thời tiết như nhiệt độ, gió, mưa…Trong quá trình vận động
của tự nhiên các yếu tố này có thể diễn biến theo các chiều hướng khác
nhau ảnh hưởng đến sản lượng của các loài thuỷ sinh. Chẳng hạn như: sự
suy thoái rừng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hoạt động của núi lửa…
2
Thường làm cho nguồn thuỷ sinh suy thoái về chất lượng và giảm sút về số
lượng. Bên cạnh đó, sự biến mất hoặc thoái hoá rừng ngập mặn cũng làm
giảm các chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ bờ biển gây nên hiện tượng xói
mòn nơi đây. Mà đặc biệt đây lại là khu vực sinh sống và nuôi dưỡng quan
trọng của các loài thuỷ sinh.
Mặt khác, trong quá trình tiến hoá và phát triển, sự thối rửa của xác
động vật và thực vật, của bản thân nguồn thuỷ sinh chết ở tự nhiên cũng
thải ra các thán khí gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các
thành phần môi trường sống của nguồn thuỷ sinh.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là sự biến đổi khí hậu. Biển và đại
dương là nơi hấp thụ nhiều khí CO2 nhất. Nhưng hiện nay, do các hoạt
động của con người, hàm lượng CO2 trong không khí đã tăng lên đáng kể,
dẫn đến lượng CO2 trong nước biển tăng, gây ra hiện tượng axit hóa. Nước
biển bị axit hóa gây ảnh hưởng rất lớn đến các loài sinh vật biển, đặc biệt là
các loài sử dụng cacbonat canxi để tạo nên bộ khung cho cơ thể như san hô
và các loài giáp xác, thân mềm .
Như vậy, chính bản thân thiên nhiên cũng đã và đang góp phần vào
quá trình suy giảm số lượng và chất lượng các loài thuỷ sinh. Tuy nhiên,
cần phải nhấn mạnh rằng, sự tác động của thiên nhiên tạo ra những ảnh
hưởng từ từ, chậm chạp. Tự nguồn thuỷ sinh có thể lấy lại được thế cân
bằng nếu không có sự tác động mạnh mẽ từ con người. Điều mà biện pháp
pháp luật nói riêng và các biện pháp khác nói chung được thực hiện chính
là nhằm hạn chế các tác động tiêu cực từ con người.
2.2. Những ảnh hưởng từ hoạt động của con người tới nguồn thuỷ sinh.
Như trên đã trình bày, sự suy thoái về môi trường tự nhiên cũng gây
nên những tác động không nhỏ tới sự suy thoái của nguồn thuỷ sinh. Tuy
nhiên, thủ phạm chính tạo ra những tác động nghiêm trọng cho sự suy thoái
thuỷ sinh lại chính là con người.
3
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người có
điều kiện để cải tiến công cụ sản xuất, thúc đẩy phát triển các hoạt động
công nghiệp cũng như nông nghiệp, và song song đó là quá trình đô thị
hoá, giao thông vận tải đường thuỷ…cũng làm nên sự ô nhiễm nặng nề cho
nguồn thuỷ sinh.
Ví dụ như, với hàng chục nghìn lượt tàu thuyền ra vào cảng Hải
Phòng và phương tiện thủy nội địa hoạt động gia tăng trong khu vực, mỗi
năm, chúng đã thải ra sông, biển hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt, nhiên
liệu, cặn dầu, nước rửa tàu lẫn chất thải rắn, mạt kim loại, sơn và các chất
tẩy rửa trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh đó, chính sự khai thác, đánh bắt, con người cũng góp phần
đáng kể vào quá trình suy thoái nguồn thuỷ sinh, như việc khai thác không
đúng phương pháp, không đúng kỹ thuật, hoặc dùng những phương tiện,
công cụ mang tính huỷ diệt hàng loạt…
Từ 10 năm trở lại nay, tốc độ tàu thuyền khai thác thủy sản tăng nhanh
đáng kể, cùng theo đó là hiện tượng khai thác bằng các ngư cụ phạm pháp:
mắt lưới quá nhỏ, mìn, điện, chất hóa học, đều gây nên tác động xấu tới
nguồn lợi hải sản và môi trường biển. Kết quả của nhiều cuộc điều tra cho
thấy tới hơn 50% số ngư dân được phỏng vấn đều cho rằng sản lượng khai
thác có xu hướng giảm, khuynh hướng này chắc chắn đe dọa tính bền vững
của nguồn lợi hải sản.
Sự nhiễm bẩn của nước do các hoạt động sản xuất nông nghiệp như
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, hay như dầu, cyanur…cũng đã ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường sống của các loài thuỷ sinh.
Theo báo cáo hiện trạng Môi trường Việt Nam của Bộ Khoa Học
Công Nghệ thì từ năm 2000 đến nay, do ngư dân bắt đầu sử dụng cyanur
trong khai thác và có tới 50% số mẫu khảo sát cho thấy có hàm lượng
cyanur vượt quá giới hạn cho phép. Mặc khác, với mật độ tàu thuyền khai
thác lớn thì lượng chất thải, dầu, nước dằn tàu xả ra môi trường nước xung
4
quanh cũng là một vấn đề gây nên ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó
là các sự cố, tai nạn hàng hải đều là nguyên nhân gây ô nhiễm, phá hủy môi
trường sống thuỷ sinh. Tổng sản lượng dầu xâm nhập vào môi trường biển
Việt Nam năm 2000 đã là 17.650 tấn...
Không những thế việc bón phân tươi trực tiếp cho các ao cá đã gây ô
nhiễm nước cùng với sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức tăng trưởng của
một số loài thuỷ sinh. Hầu hết, các hệ sinh thái của các vùng thành phố
hoặc khu vực đông dân cư đều bị ô nhiễm.
Nuôi trồng thủy sản mặn - lợ được xác định như hướng phát triển
mang tính đột phá của ngành thủy sản những năm qua. Với mục tiêu tăng
tỷ lệ sử dụng, mặt nước tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản cũng như tăng
hơn nữa sản lượng nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, rất nhiều diện tích rừng
ngập mặn, đất trồng lúa đã và đang được chuyển đổi sang làm đầm nuôi
tôm, cùng với các chất thải từ ao nuôi đã trở thành những nguy cơ gây ô
nhiễm hữu cơ nghiêm trọng cho các vùng ven biển.
Đặc biệt, do các hoạt động phát triển, một số bãi sinh sản của các loài
thuỷ sinh (nhất là cá) đã bị mất. Ví dụ: sau khi hình thành hồ Hoà Bình và
hồ Thác Bà, bãi đẻ của cá Mòi, cá Cháy và các loài cá khác bị chìm sâu
dưới đáy hồ. Tương tự, bãi đẻ của các loài thuỷ sinh ở khu vực sông Thao,
sông Lô, hạ lưu sông Hồng đã bị mất từ 15 – 20 năm nay.
Các biện pháp thuỷ lợi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các loài thuỷ
sinh đắp đê lấn biển, ngăn mặn, đắp đê ngăn lũ làm phân cách mạng lưới
các hệ sinh thái ở nước, các quần xã sinh vật không được trao đổi và bổ
sung cho nhau. Cùng với đó việc con người đắp đập chắn ngang sông xây
dựng các hồ chứa nước cũng làm thay đổi chất lượng nước, phân tách nhiệt
độ…dẫn tới là thay đổi sinh thái quần thể động thực vật ở vùng nước đó
làm mất đi một số loài sống ở vùng nước chảy, nước tĩnh và nước nông.
Thành phần của các loài thuỷ sinh tại các hồ chứa đều giảm rất nhiều so với
các sông hình thành ra nó. Ở thượng lưu hồ, nước bị ngập ứ, úng ở đoạn
5
sông phía trên hồ chứa làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, tốc
độ dòng chảy bị chậm lại làm thay đổi cuộc sống của thuỷ sinh vật, các loài
cá nước chảy phải nhường chỗ cho các loài cá nước tĩnh do không thể thích
nghi, dẫn đến sự tuyệt chủng của một số giống loài quý. Ở hạ lưu đập việc
chắn dòng chảy làm nhiều loài thuỷ sinh không thể di chuyển đến vùng cao
hơn, sản lượng cũng bị giảm. Lượng phù sa, lượng muối dinh dưỡng, hàm
lượng hữu cơ, sinh vật phù du ở các vùng hạ lưu cũng suy giảm nghiêm
trọng.
3. Thực trạng suy thoái thuỷ sinh
3.1. Trên thế giới
Một hệ sinh thái bền vững là một hệ sinh thái mang đến cho nguồn
thuỷ sinh môi trường sống an toàn. Ở những nơi đó, các loại tảo và san hô
phát triển mạnh, cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho động vật biển. Nhưng
số lượng hệ sinh thái như vậy ngày càng ít đi. Kể từ năm 1950, 29% loại cá
mà con người có thể đánh bắt gần như đã tuyệt chủng (một loài được coi là
tuyệt chủng khi ít nhất 90% số lượng cá thể trong loài đã biến mất), và điều
đáng báo động là tốc độ biến mất của các loài thuỷ sinh ngày càng tăng.
Theo kết quả phân tích, nếu tốc độ này giữ nguyên thì những loài sinh vật
biển mà con người có thể đánh bắt hiện nay sẽ biến mất vĩnh viễn vào năm
2048.
Bên cạnh đó, theo tờ Mongabay.com, thì một phần ba số loài san hô
có nguy cơ tuyệt chủng, 415 vùng hệ sinh thái “chết”, số lượng cá mập và
cá ngừ giảm, và chỉ còn 1/4 diện tích đại dương giữ lại được những đặc
tính như ban đầu.
Từ những năm 1950 đến nay, trữ lượng các loài cá có giá trị thương
mại cao như cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, cá mũi kiếm và cá đuối đã bị giảm
đến 90%. Ở miền Bắc Atlantic, trong vòng một thế kỷ, các loài cá tuyết, cá
pôlắc, cá êfin đều giảm khoảng 89%. Loài cá ngừ vây xanh cũng là loài
đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị đánh bắt quá mức. Theo kết quả của một
6
cuộc nghiên cứu ở vùng Tây Bắc biển Atlantíc, số lượng cá thể của loài cá
mập ở vùng biển này đã giảm đi 40- 89 % chỉ trong vòng 14 năm. Loài rùa
biển cũng không nằm ngoài số phận đó. Trong số 7 loài rùa biển có trên trái
đất thì có 6 loài đang bị đe dọa nghiêm trọng. Riêng loài rùa xanh đã giảm
hơn 99%.
3.2. Tại Việt Nam
Xét trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam, nguồn lợi thu được từ thuỷ
sản chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhất là trong những năm gần
đây, phát triển nguồn thuỷ sản đã nhanh chóng đạt được mức sản lượng
tăng trưởng nhảy vọt, nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn
nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 sẽ
đạt tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 2.5 tỉ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu
người, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội và an ninh ven biển.
Ngoài ra, nguồn thuỷ sinh cũng là nguyên liệu quan trọng cho các ngành
sản xuất, cho các nghiên cứu khoa học, góp phần đa dạng nguồn gen, có ý
nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái.
Tuy vậy, thực trạng về nguồn thuỷ sinh của chúng ta lại lại là một thực
tiễn đáng buồn.
Không chỉ giảm về sổ loài thuỷ sinh mà chất lượng các loài thuỷ sinh
cũng giảm rõ. Đối với các loài động vật thì thể hiện ở việc giảm kích thước.
Theo điều tra gần đây cho thấy rằng kích thước cá đánh bắt được đã
giảm rõ rệt và số lượng cá to cũng không còn nhiều.
Ví dụ như: Trên sông Hồng, bốn loài cá: lăng chấm, cá chiên, cá bỗng
và cá anh vũ đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Sản lượng khai thác 4 loài cá
giảm xuống bằng 10-15% sản lượng những năm 70, 80; thậm chí lượng cá
bỗng chỉ xấp xỉ bằng 1%.
7