Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Nới lỏng trong các quan hệ quản lý tài chính tài sản tại các doanh nghiệp tư nhân potx
MIỄN PHÍ
Số trang
75
Kích thước
382.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1971

Luận văn: Nới lỏng trong các quan hệ quản lý tài chính tài sản tại các doanh nghiệp tư nhân potx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn: Nới lỏng trong các quan hệ

quản lý tài chính tài sản tại các doanh

nghiệp tư nhân

PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ TSCĐ TẠI

CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT:

A. Hạch toán Tài sản cố định ( TSCĐ):

I. Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ:

1. Khái niệm TSCĐ:

TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn có thời

gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý TSCĐ hiện hành.

Theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo Quyết định số

166/1999/QĐ-BTC, ngày 30/12/1999 của bộ trưởng Bộ Tài chính, TSCĐ hiện nay

có tiêu chuẩn sau:

(1) Có giá trị 5.000.000 trở lên

(2) Có thời gian sử dụng trên một năm.

2. Đặc điểm TSCĐ :

Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm sau:

Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ được hình thái vật

chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng phải loại bỏ. Với đặc điểm này TSCĐ cần

được theo dõi quản lý theo nguyên giá, tức là giá trị ban đầu của TSCĐ.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần

và giá trị của nó chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Do đặc điểm này TSCĐ cần được theo dõi giá trị hao mòn và giá trị còn lại.

3. Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ :

Cần phải thực hiện các nhiệm vụ để cung cấp các thông tin hữu ích trong quản lý thì

kế toán TSCĐ :

Ghi chép tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng

giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử

dụng TSCĐ, tạo điều kiện để cung cấp thông tin kiểm tra, giám sát thường xuyên

việc giữ gìn bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch hoá đầu tư đổi mới trong

doanh nghiệp.

hực hiện tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất

kinh doanh trong kỳ theo đúng chế độ quy định

Tham gia lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ (sữa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ),

giám sát chi phí và kết quả của việc sửa chữa đó.

Tính toán, phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng, trang bị thêm, nâng cấp,

đổi mới làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán

TSCĐ.

Đối với các đơn vị có nhiều bộ phận trực thuộc thì kế toán phải thường xuyên

hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận đó ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các thẻ, các sổ

kế toán cầìn thiết và hạch toán TSCĐ đúng chế độ quy định.

Tham gia kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước và yêu cầu bảo

toàn vốn, tổ chức phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản, sử dụng TSCĐ

trong đơn vị.

II. Phân loại và đánh giá TSCĐ :

1. Phân loại TSCĐ :

TSCĐ có nhiều loại nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Để

thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ nhất thiết phải phân loại TSCĐ.

1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:

Theo kiểu phân loại này TSCĐ được phân thành TSCĐHH và TSCĐVH

TSCĐHH: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử

dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các loại sau:

- Nhà cửa vật kiến trúc

- Máy móc thiết bị

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

- Thiết bị, dụng cụ quản lý

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

TSCĐVH: Là tài sản không có hình thái vật chất,nhưng xác định được giá trị và do

doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc

cho các đối tượng khác thuê phù hợp tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.Bao gồm

các loại sau:

- Quyền sử dụng đất có thời hạn;

- Nhãn hiệu hàng hoá;

- Quyền phát hành;

- Phần mềm máy vi tính;

- Giấy phép và giấy phép nhượng chuyển;

- Bản quyền, bằng sáng chế;

- Công thức và cách thức pha chế;

- TSCĐ vô hình đang triển khai.

1.2. Phân loại theo quyền sở hữu:

-TSCĐ tự có: Là TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có

quyền sử dụng lâu dài và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh

nghiệp.

-TSCĐ thuê:Là TSCĐ của doanh nghiệp khác do đơn vị thuê sử dụng trong một

thời gian nhất định theo hợp đồng ký kết.

1.3. Phân loại theo công dụng:

-TSCĐ sử dụng cho mục đích kinh doanh.

-TSCĐ sử dụng mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng.

- TSCĐ bảo quản hộ, cất giữ hộ.

1.4. Phân loại theo nguồn hình thành:

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp(ngân sách cấp, cấp trên cấp ) hoặc

vốn góp của các cổ đông, các chủ doanh nghiệp).

- TSCĐ hình thành bằng vốn vay.

- TSCĐ hình thành bằng vốn khấu hao.

- TSCĐ hình thành do vốn góp liên doanh.

2. Đánh giá TSCĐ:

2.1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình:

TSCĐHH mua sắm: Nguyên giá bao gồm giá mua( trừ các khoản được chiết khấu

thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn

lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử

dụng.

TSCĐHH do đầu tư cơ bản theo phương thức giao thầu: Nguyên giá là giá quyết

toán công trình, các chi phí liên quan trực tiếp và lệ phí trước bạ (nếu có).

TSCĐHH mua trả chậm: Nguyên giá là giá mua trả ngay tại thời điểm mua.

TSCĐHH do xây dựng hoặc tự chế:Nguyên giá được phản ánh là giá thánh thực tế

của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng các chi phí lắp đặt chạy thử. Trường hợp

doanh nghiệp sử dụng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì

nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến

việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐHH mua dưới hình thức

trao đổi với một TSCĐHH không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá

trị hợp lý của TSCĐHH nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau

khiï điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

Đối với tài sản trao đổi tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy

quyền sở hữu một tài sản tương tự, trong hai trường hợp này không có bất kỳ

khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận

về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.

2.2. Nguyên giá TSCĐ vô hình:

Cũng tương tự như TSCĐHH,nguyên giá TSCĐVH trong những trường hợp trên

đều tính như TSCĐHH.

2.3. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính:

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê như đơn vị chủ sở hữu tài

sản bao gồm: Giá mua thực tế, các chi phí liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có).

Phần chênh lệch giữa tiền thuê TSCĐ phải trả cho đợn vị thuê và nguyên giá TSCĐ

được hạch toán váo chi phí kinh doanh phù hợp với hợp đồng thuê.

2.4. Giá trị còn lại của TSCĐ :

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá - giá trị hao mòn luỹ kế.

III. Hạch toán chi tiết tăng giảm TSCĐ :

Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện cho từng TSCĐ, từng nhóm hoặc loại TSCĐ

và theo nơi sử dụng TSCĐ.

Để theo dõi, quản lý từng TSCĐ kế toán sử dụng Thẻ TSCĐ.Thẻ TSCĐ được lập

cho từng đối tượng ghi TSCĐ.

Thẻ TSCĐ bao gồm 4 phần chính:

- Phần phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ như tên, ký mã hiệu, quy cách,

số hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất ....

- Phần phản ánh chỉ tiêu về nguyên giá khi đưa TSCĐ vào sử dụng, nguyên

giá sau khi đánh giá lại,...và giá trị hao mòn luỹ kế qua các năm.

- Phần phản ánh số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ.

- Phần ghi giảm TSCĐ.

Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập và phải được kế toán trưởng ký xác nhận. Thẻ

được lưu ở phòng kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản .

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!