Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Lí thuyết H- O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam pot
PREMIUM
Số trang
51
Kích thước
923.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1737

Luận văn: Lí thuyết H- O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn

Lí thuyết H- O và việc vận

dụng vào các mặt hàng

nhập khẩu của Việt Nam

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của để tài

Trong thời đại ngày nay hội nhập kinh tế quốc là một yếu tố không thể

thiếu. Một trong những cơ sở quan trọng của việc hình thành và phát triển các

quan hệ kinh tế quốc tế là hợp tác, phân công lao động quốc tế. Mỗi quốc gia

đều có lợi thế riêng về vị trí địa lý, về vốn, lao động, công nghệ, ngoài ra

những đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội cũng rất khác biệt. Cho nên họ chỉ

thuận lợi để phát triển một số ngành kinh tế nhất định. Do đó chỉ nên chuyên

môn hoá vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu những hàng

hoá của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác. Như vậy nhập khẩu

hàng hóa và dịch vụ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của một

quốc gia. Tuy nhiên nhập khẩu mặt hàng gì, khối lượng bao nhiêu lại không

phải vấn đề đơn giản. Để xác định được cơ cấu hàng nhập khẩu phù hợp đòi

hỏi việc nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn các học thuyết kinh tế liên

quan vào thực tiễn nền kinh tế của mỗi quốc gia . Đối với Việt Nam, mục tiêu

đặt ra là thực hiện thành công quá trình CNH- HĐH đất nước, phấn đấu đến

năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó việc xác

định cơ cấu nhập khẩu hợp lí là sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và

định hướng phát triển đất nước là một yêu cầu tất yếu.

Chính vì những lí do kể trên, chúng em quyết định nghiên cứu đề tài:

“Lí thuyết H- O và việc vận dụng vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt

Nam”.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: lý thuyết H- O và việc vận dụng vào thực

tiễn các mặt hàng NK của Việt Nam.

 Phạm vi nghiên cứu: Việc vận dụng lý thuyết H- O vào các mặt

hàng XK cuả Việt Nam từ năm 2000 đến nay.

2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích lý thuyết H-O và thực

trạng các mặt hàng NK của Việt Nam trong thời gian, rút ra các nhận xét,

đánh giá về việc vận dụng lý thuyết H-O trong thực tiễn của Việt Nam, từ đó

đưa ra định hướng cho hoạt động NK của Việt Nam.

 Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu nội dung lý thuyết H- O

- Xem xét thực trạng hoạt động NK hàng hóa của Việt Nam trong thời

gian vừa qua

- Đưa ra các kiến nghị, biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu

quả hoạt động NK của Việt Nam trong thời gian sắp tới.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ của mình

nhóm chúng em có sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

 Phương pháp biện chứng

 Phương pháp phân tích

 Phương pháp thống kê toán

 Phương pháp chuyên gia, điều tra khảo nghiệm tổng kết thực tiễn

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu theo 3 chương

chính:

Chương I: Tổng quan về lí thuyết H-O

Chương II: Thực trạng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian qua

(giai đoạn từ 2000 đến nay)

Chương III: Vận dụng lí thuyết H-O vào xác định cơ cấu hàng nhập

khẩu của Việt Nam

3

6. Đóng góp của đề tài

Với ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu cho thấy cái nhìn toàn diện

về thực trạng cũng như việc áp dụng lý thuyết H- O vào thực tiễn hoạt động

NK của Việt Nam thời gian vừa qua. Đồng thời bài nghiên cứu cũng nêu ra

định hướng phát triển cho chính hoạt động này thời gian tới. Bài nghiên cứu

là nguồn tham khảo cho những người lập kế hoạch vĩ mô và những người

muốn tìm hiểu các vấn đề liên quan tới lý thuyết H-O cũng như hoạt động NK

của Việt Nam thời gian vừa qua.

7. Hướng phát triển của đề tài

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài còn tạo tiền đề cho những nghiên cứu

chuyên sâu hơn về xác định cơ cấu NK hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động

XNK, các vấn đề cơ chế, chính sách NK tại Việt Nam..

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT H –O

1.1 Cơ sở hình thành lý thuyết H- O

Mô hình Heckscher-Ohlin, nhiều khi được gọi tắt là Mô hình H-O, là

một mô hình toán cân bằng tổng thể trong lý thuyết thương mại quốc tế và

phân công lao động quốc tế dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt

hàng nào trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia. Eli Heckscher

và Bertil Ohlin của Thụy Điển là hai người đầu tiên xây dựng mô hình này,

4

nên mô hình mang tên họ, dù sau này có nhiều người khác tham gia phát triển

mô hình. Mô hình dựa vào lý luận về lợi thế so sánh của David Ricardo.

1.1.1 Lí thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricacrdo

David Ricardo (1772-1823) là nhà duy vật, nhà kinh tế học người Anh,

ông được C. Mác đánh giá là người “đạt tới đỉnh cao nhất của kinh tế chính trị

tư sản cổ điển”. Năm 1817 Ricardo xuất bản cuốn “Những nguyên tắc kinh tế

chính trị và thuế”. Trong tác phẩm này ông đã trình bày lí thuyết về lợi thế so

sánh và coi đó là cơ sở để các quốc gia giao thương với nhau. Qui luật lợi thế

so sánh là một trong những qui luật quan trọng của kinh tế học nói chung và

của kinh tế quốc tế nói riêng. Qui luật này được áp dụng rất nhiều trong thực

tiễn và cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Để xây dựng qui luật lợi thế so sánh, Ricardo đã đưa ra một số giả thiết

làm đơn giản hoá mô hình trao đổi mậu dịch, các giả thiết đó là:

 Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm.

 Mậu dịch tự do.

 Lao động có thể di chuyển tự do chỉ trong một quốc gia nhưng

không có khả năng di chuyển giữa các quốc gia.

 Chi phí sản xuất là cố định.

 Không có chi phí vận chuyển.

 Chi phí sản xuất được đồng nhất với tiền lương.

Tư tưởng chính của David Ricardo về mậu dịch quốc tế là:

 Mọi quốc gia luôn có thể và rất có lợi khi tham gia vào quá trình

phân công lao động quốc tế. Bởi vì phát triển ngoại thương cho phép mở rộng

khả năng tiêu dùng của một nước: chỉ chuyên môn hoá vào sản xuất một số

mặt hàng nhất định và xuất khẩu hàng hoá của mình để đổi lấy hàng nhập

khẩu từ các nước khác.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!