Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Hạn chế trong các quy định kế tóan cũ và những khó khăn khi áp dụng biểu mẫu kế tóan mới
PREMIUM
Số trang
59
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1846

Luận văn: Hạn chế trong các quy định kế tóan cũ và những khó khăn khi áp dụng biểu mẫu kế tóan mới

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG………………………

KHOA……………………

Luận văn: Hạn chế trong các quy định kế

tóan cũ và những khó khăn khi áp dụng

biểu mẫu kế tóan mới tại Cty cao su

Lời mở đầu

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh

nghiệp phải tự mình quyết định mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh sao cho có

hiệu quả nhất. Để có thể đứng vững và ngày càng phát triển, tự bản thân của mỗi

doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức một bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất sao cho

hợp lý và đạt hiệu quả nhất trong điều kiện vốn liuếng nhân tài vật lực hiện có.

Xuất phát từ thực tế đó doanh nghiệp cần phải tổ chức thực hiện tốt tất cả mọi yêu cầu

của quá trình sản xuất kinh doanh từ việc quản lý đồng vốn bỏ ra để mua sắm trang

thiết bị - nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất đến khi sản

phẩm hoàn thành và tiêu thụ mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi

nhuận. Để đạt được điều đó doanh nghiệp phải tăng giá bán hoặc thực hiện tiết kiệm

chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất nhằm giảm các chi phí không hợp lý từ đó có thể

giảm giá thành sản phẩm.

Mặt khác thực hiện công tác kế toán sao cho hợp lý, chính xác, đúng đối tượng, đúng

phương pháp giúp cho công tác tính giá thành sản phẩm được chính xác và để giúp cho

nhà quản lý có những quyết định đúng đắn về tình hình nhập - xuất - tồn của NVL,

CCDC.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cao Su Đà Nẵng tôi nhận thấy phần kế toán

nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ là một trong những yếu tố không kém phần quan

trọng, việc tổ chức và quản lý hạch toán vật liệu chính xác, kịp thời giúp tốc độ chu

chuyển vốn tăng nhanh, xuất phát từ nhận thức đó cùng với sự giúp đỡ của giáo viên

hướng dẫn và các anh chị trong phòng kế toán của công ty tôi đã lựa chọn đề tài: "Tình

hình và phương pháp Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su".

Đề tài của tôi gồm 3 phần:

Phần I. Cơ sở lý luận về hạch toán kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong

doanh nghiệp sản xuất.

Phần II.Thực tế tình hình hạch toán vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty.

Phần III. Một số ý kiến đóng góp của quá trình thực tập về NVL - CCDC tại công ty.

Do thời gian thực tập và trình độ kiến thức của bản thân có hạn nên đề tài không thể

tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Kính mong các cô và các chị phòng

kế toán của công ty đóng góp ý kiến để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin

chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn và các anh chị phòng kế toán của Công ty Cao

Su Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU -

CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

I. SỰ CẦN THIẾT KHI HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG

CỤ :

1. Các đặc điểm của nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ:

a. Nguyên vật liệu:

* Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật

chất cấu thành nên thực thể sản phẩm dịch vụ, nó tham gia thường xuyên và trực tiếp

vào quá trình sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm được

sản xuất ra. Nếu thiếu nó thì quá trình sản xuất kinh doanh không thể tiến hành được,

vật liệu được cung cấp đầy đủ đồng bộ, đảm bảo chất lượng là điều kiện quyết định

khả năng tái sản xuất mở rộng.

* Đặc điểm: sau mỗi kỳ sản xuất vật liệu được tiêu dùng toàn bộ hình thái vật chất ban

đầu của nó không còn tồn tại, và nói khác đi là vật liệu bị tiêu hao hoàn toàn hay bị

biến dạng đi trong quá trình sản xuất cấu thành nên thực thể sản phẩm.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị vật liệu chỉ tham

gia vào một chu kỳ sản xuất giá trị của vật liệu được dịch chuyển một lần và dịch

chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Vật liệu được xếp vào tài sản lưu

động. Vật liệu không bị hao mòn như tài sản cố định (TSCĐ).

b. Công cụ dụng cụ:

* CCDC là những tư liệu lao động không có đủ đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn quy định

về giá trị và thời gian sử dụng như đối với TSCĐ.

* Đặc điểm CCDC giống vật liệu ở chỗ có giá trị nhỏ nên được xếp vào tài sản lưu

động (TSLĐ), CCDC tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên hình

thái vật liệu ban đầu như: báo, kèm.

- CCDC được ưls và hạch toán giống như vật liệu nhưng trong quá trình tham gia vào

sản xuất hoặc sử dụng giá trị công cụ được chuyển dần vào sản xuất kinh doanh do đó

cần phân bổ hoặc trích trước giá trị của CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh.

2. Sự cần thiết phải hạch toán Vật liệu, CCDC:

Trong quá trình sản xuất việc phấn đấu giảm định mức tiêu hao mà vẫn đảm bảo chất

lượng sản phẩm là điều kiện quyết định khả năng giữ và mở rộng vị trí sản phẩm của

doanh nghiệp trên thị trường.

Vật liệu. CCDC có vai trò tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp. Việc theo dõi hạch toán chặt chẽ, tình hình sử dụng NVL - CCDC sẽ làm tăng

nhanh vòng quay của vốn lưu động, nâng cao chất lượng sản phẩm tiến đến hạ giá

thành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và ngày càng phát triển trong tình

hình hiện nay.

II. NHIỆM VỤ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ - NVL - CCDC:

1. Nhiệm vụ hạch toán NVL - CDC:

Tổ chức ghi chép phản ánh tình hình kịp thời, thu mua, nhập - xuất - tồn.

Vật liệu, CCDC trên các chỉ tiêu số lượng chất lượng và giá trị của từng loại vật liệu ,

CCDC.

Lựa chọn và áp dụng phương pháp hạch toán thích hợp. Tổ chức hướng dẫn cho các

đơn vị trực thuộc mở sổ sách kế toán ghi chép hạch toán ban đầu nhằm đảm bảo tính

thống nhất trong toàn đơn vị.

Kiểm tra việc chấp hành về chế độ bảo quản, dự trữ trong khi nhằm phát hiện và ngăn

ngừa kịp thời và phân bổ chính xác giá trị NVL và CCDC xuất dùng cho đối tượng

liên quan.

Tham gia kiểm tra đánh giá theo đúng chế độ quy định lập báo cáo kế toán, phân tích

tình hình sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm NVL và CCDC.

2. Phân loại vật liệu, CCDC:

Do quá trình sản xuất của doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu, CCDC khác nhau

cho những mục đích khác nhau để nhằm chế tạo ra sản phẩm thực hiện lao vụ dịch vụ

nên cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu, CCDC theo những tiêu thức và đặc

trưng nhất định.

a. Phân loại nguyên vật liệu:

2.1. Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản

xuất:

* Nguyên liệu và vật liệu chính (bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài).

+ Nguyên vật liệu là những thứ nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản

xuất để tạo nên thực thể sản phẩm nguyên liệu và loại vật liệu bị biến dạng trong quá

trình sản xuất chế tạo.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!