Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Đầu tư quốc tế và vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế đối với Việt Nam docx
PREMIUM
Số trang
45
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1639

Luận văn: Đầu tư quốc tế và vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế đối với Việt Nam docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn

Đầu tư quốc tế và vai trò của

FDI đối với sự phát triển

kinh tế đối với Việt Nam

1

Chương 1: Đầu tư quốc tế và vai trò của FDI đối với sự

phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

I. Lý luận về đầu tư quốc tế:

1. Khái niệm đầu tư quốc tế:

Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước

ngoài ( tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào

vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh

doanh, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt được các hiệu quả xã hội.

Hợp tác đầu tư quốc tê giữa các nước là xu hướng có tính quy luật trong

điều kiện tăng cường quốc tế hóa đời sống kinh tế hiện nay

2. Các hình thức đầu tư quốc tế:

2.1Đầu tư gián tiếp:

Đây là hình thức đầu tư quốc tế mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn

là hai chủ thể khác nhau.Đầu tư quốc tế được thực hiện theo các dạng sau

đây:

+ Viện trợ quốc tế không hoàn lại: Các chính phủ, các tổ chức

tài chính, kinh tế xã hội của các nước thong qua các chương trình

viện trợ không hoàn lại để trợ giúp các nước chậm phát triển. Chẳng

hạn như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sạch,

chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc… của Việt Nam hiện nay,

chương trình lương thực thế giới.

+ Viện trợ quốc tế có hoàn lại: Các chính phủ, các tổ chức tài

chính cho các nước đang phát triển vay để phát triển kinh tế, xã hội

với lãi suất thấp.

+ Các doanh nghiệp tư nhân của các nước phát triển cho vay

(thông qua bán chịu hang hóa với giá cao hơn giá theo quan hệ mậu

dịch thông thường), là việc các cá nhân người nước ngoài bỏ tiền

mua trái phiếu của chính phủ, các nước nhận đầu tư để hưởng tiền

lãi.

2

Trong các hình thức đầu tư gián tiếp trên đây thì viện trợ không hoàn

lại hoặc viện trợ có hoàn lại với lãi suất thấp có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng đối với nước nhận đầu tư. Các nước nhận đầu tư có thể nhận

được những khoản vốn lớn đủ cho phép giải quyết dứt điểm từng vấn

đề phát triển kinh tế xã hội của nước mình một cách nhanh chóng

(Hàn Quốc, Thái Lan và một số nước khác là những ví dụ điển hình)

Tuy nhiên hình thức đầu tư này thường gắn với sức ép về chính trị,

buộc các nước nhận đầu tư phải chấp nhận một sự rang buộc với nước

chủ đầu tư. Nước nhận đầu tư phải trả giá về mặt chính trị, chí ít cũng

là sự lên tiếng ủng hộ nước chủ đầu tư khi cần thiết.

2.2 Đầu tư trực tiếp (FDI):

Đây là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư và người sủ dụng

vốn là một chủ thể. Có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân người

nước ngoài (các chủ đầu tư) trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử

dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi vốn đã bỏ

ra.

Trong thực tiễn đầu tư trực tiếp được thực hiện dưới các dạng sau đây:

+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Đây là một loại hình đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký

kết thỏa thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh

doanh ở nước nhận đầu tư, trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội

dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh

doanh cho các bên tham gia.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh do đại diện có thẩm quyền của các

bên hợp danh ký. Thời gian có hiệu lực của hợp đồng do các bên

thỏa thuận và được cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư

chuẩn y.

3

+ Doanh nghiệp liên doanh: Do các bên nước ngoài với nước chủ

nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro

theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo

hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo

pháp luật nước nhận đầu tư. Mỗi bên liên doanh chiu trách nhiệm

đối với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần

vốn của mình trong vốn pháp định. Tỷ lện góp vốn của bên nước

ngoài hoặc các bên nước ngoài do các bên liên doanh thỏa thuận.

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở

hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước

ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản

lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty

trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước chủ

nhà.

Một vài dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước

ngoài là: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyen giao (BOT),

hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp đồng

xây dựng – chuyển giao (BT). Đây là các dạng đầu tư được áp dụng

đối với các công trình xây dựng cơ sỏ hạ tầng.

2.3Khu vực tập trung FDI

Khu chế xuất là khu vực lãnh thổ có ranh giới địa lý xác định do chính

phủ nước nhân đầu tư cho phép thành lập, trong đó có thể có một hoặc

nhiều xí nghiệp sản xuất hang hóa chủ yếu phục vụ xuất khẩu hoặc

thay thế nhập khẩu. Trong khu chế xuất, áp dụng chế độ tự do thuế

quan, tự do mậu dịch. Để khu chế xuất hoạt động có hiệu quả, nước sở

tại cần phải đảm bảo một số điều kiện nhất định về địa điểm đặt khu

chế xuất, công tác quản lý, thủ tục hành chính, về dịch vụ cung cấp

cho khu chế xuất, về môi trường hấp dẫn đầu tư.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!