Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn: Cạnh tranh khách hàng giữa khách sạn và các Khu nghỉ dưỡng cao cấp hiện nay docx
MIỄN PHÍ
Số trang
41
Kích thước
305.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1223

Luận văn: Cạnh tranh khách hàng giữa khách sạn và các Khu nghỉ dưỡng cao cấp hiện nay docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn: Cạnh tranh khách hàng

giữa khách sạn và các Khu nghỉ dưỡng

cao cấp hiện nay

Lời mở đầu

Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế lạc hậu, quan

liệu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với chính sách mở cửa toàn dân, làm bạn với

tất cả các nước trên thế giới. Ngành du lịch cũng đang vươn vai cất cánh và được coi

là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành công nghiệp không khói.

Sự ra đời của nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động kinh doanh khách sạn

đã diễn ra ngày một gay gắt bởi sự cạnh tranh giữa các đối thủ kinh doanh trong lĩnh

vực này.

Với xu hướng đó, tất cả các doanh nghiệp phải tìm ra những phương hướng và biện

pháp nhằm thu hút khách đến với doanh nghiệp và nhằm đảm bảo cho vị thế của mình

trên thị trường.

Với tư cách là một sinh viên được đào tạo chuyên ngành kinh tế du lịch, trong thời

gian kiến tập tại Khách sạn Thanh Lịch em đã chọn đề tài:

"GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA

TẠI KHÁCH SẠN THANH LỊCH

Do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, khối lượng kiến thức và thực tiễn bản thân chưa

nhiều nên không tránh những thiếu sót.

Em xin chân cảm ơn cô giáo hướng dẫn Mai Thị Ý Nhi cùng toàn thể các cô chú đã

tận tình hướng dẫn giúp đỡ trong quá trình thực hiện chuyên đề kiến tập này.

Kết luận

Trong kinh doanh hiện nay, điều quan trọng nhất là tìm ra phương hướng và biện pháp

để thu hút và lưu giữ khách, có như vậy mới đem lại hướng kinh doanh cao, tránh sự

lãng phí tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động.

Bài viết đóng góp một số phương hướng và biện pháp thu hút khách nhằm nâng cao

hiệu quả kinh doanh của khách sạn, hạn chế bớt những khó khăn, tận dụng được

những lợi thế trong thời gian đến.

Do thời gian và khả năng có hạn nên bài viết khó tránh khỏi sai sót, kính mong các

thầy cô giáo xem xét và thông cảm.

Em xin chân cảm ơn cô giáo hướng dẫn nhiệt tình của cô Mai Thị Ý Nhi và sự giúp đỡ

của đội ngũ cán bộ công nhân viên tai Khách sạn Thanh Lịch giúp em hoàn thành

chuyên đề kiến tập này.

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH:

1. Khái niệm về du lịch:

Trước thế kỷ 19, du lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một ít người thuộc tầng lớp trên.

Cho đến thế kỷ 20, khách du lịch vẫn tự lo cho việc đi lại và ăn ở của mình vì lúc đó

du lịch chưa được coi là đối tượng kinh doanh của nền kinh tế. Người ta coi du lịch là

một hiện tượng nhân văn nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải trí của con người.

Có nhiều khái niệm khác nhau khi định nghĩa về du lịch. Tuỳ vào sự nhận thức của

mỗi người xem mục đích đi du lịch là gì họ sẽ đưa ra khái niệm du lịch với những nội

dung khác nhau. Người ta cho rằng du lịch là một hiện tượng xuất hiện nảy sinh trong

đời sống loài người, theo nhận thức này thì du lịch là những người đến viếng thăm một

quốc gia nào đó ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, mục đích đa dạng nhưng

không vì mục đích kiếm tiền.

Ngày nay, khi du lịch ngày càng phát triển thì các hoạt động kinh tế du lịch ngày càng

gắn bó và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Du lịch

được xem như là một ngành công nghệ, là toàn bộ hoạt động mà có mục tiêu, là

chuyển các nguồn lực, vốn , nguyên liệu thành những sản phẩm dịch vụ hàng hoá để

cung cấp cho khách du lịch.

Các khái niệm trên chỉ mô tả du lịch theo hiện tượng bên ngoài của nó, với tư cách là

đối tượng nghiên cứu của môn kinh tế du lịch được phản ánh các mối quan hệ bản chất

bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của

nó. Chúng ta có thể hiểu rằng: du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối

quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh

doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu

hút và lưu giữ khách du lịch.

2. Khái niệm về du khách:

Bản thân việc xây dựng khái niệm du khách là một vấn đề phức tạp, mỗi nước có một

quan niệm khác nhau theo những chuẩn mực khác nhau. Do đó đã gây khó khăn cho

việc áp dụng công ước quốc tế cũng như hệ thống luật pháp trong nước để bảo vệ

quyền lợi của du khách. Chính vì vậy mà các tổ chức quốc tế không ngừng đưa ra một

khái niệm thống nhất về du khách đặc biệt là du khách quốc tế.

3. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch:

a. Khái niệm:

Với tư cách là một ngành kinh doanh, du lịch cung cấp cho du khách điều gì khi họ bỏ

tiền ra để tham gia vào một chuyến đi du lịch đó?

Sẽ không hẳn vì họ thích được đi máy bay, được ở khách sạn với đầy đủ những

phương tiện với tiện nghi hơn ở nhà... mặc dù những nhân tố này không kém phần

quan trọng. Điều quan trọng mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách là sự hài lòng

do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, những điều kì thú tồn tại trong ký ức của

khách khi kết thúc chuyến đi.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!