Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận văn Áp dụng thuế GIÁ TRỊ GIA TĂNG tại công ty Bánh kẹo Hải Hà -thực trạng và giải pháp pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn
Áp dụng thuế GIÁ TRỊ GIA
TĂNG tại công ty Bánh kẹo Hải
Hà -thực trạng và giải pháp
LuËn v¨n tèt nghiÖp. ThuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng -
lời mở đầu
- Tính cấp thiết của đề tài: Thuế là một phạm trù lich sử, tồn tại
và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Thuế được
sử dụng như một công cụ chủ yếu hữu hiệu để tạo lập nguồn Tài chính
(Ngân sách Nhà nước) phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, để
thực hiện các chức năng của mình đối với nền kinh tế xã hội .
Thuế trở thành công cụ chủ yếu của Nhà nước trong việc quản lý và
điều tiết vĩ mô, thực hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, ở
nước ta hiện nay hệ thống thuế bao gồm nhiều loại thuế
Xuất phát từ những yêu cầu trên và xuất phát từ thực trạng áp dụng
Luật thuế GTGT tại công ty Bánh kẹo Hải Hà trong thời gian qua, em
mạnh dạn chọn Đề tài : áp dụng thuế GIá TRị GIA TĂNG tại công ty
Bánh kẹo Hải Hà -thực trạng và giải pháp. Làm luận văn tốt nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đây là loại thuế mới lần đầu tiên
đưa vào áp dụng ở nước ta, trong đó có những nội dung quy định khác
với luật thế doanh thu và cũng không hoàn toàn giống thuế giá trị gia
tăng đang áp dụng ở các nước khác trên thế giới, cho nên cần phải hiểu
rõ về nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, việc
chuyển từ thuế doanh thu sang thuế giá trị gia tăng không chỉ đơn
thuần là sự thay đổi về kỷ thuật nghiệp vụ, mà là sự thay đổi cơ bản về
nội dung chính sách và biện pháp tổ chức quản lý thuế nhằm làm cho
chính sách thuế phù hợp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo
định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, thích ứng với nhu cầu hội
NguyÔn V¨n LÞch-LuËt KD-K39B 2
LuËn v¨n tèt nghiÖp. ThuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng -
nhập trong khu vực và trên thế giới. Sự thay đổi này sẽ không dễ dàng
và không tránh khỏi sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của hàng vạn doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội trong cả nước do đó để giúp các doanh nghiệp
vượt qua những trở ngại ban đầu để phát triển trong cơ chế mới, chúng
ta cần thấy hết những thuận lợi, khó khăn vướng mắc đó.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian nghiên cứu đề tài và
từ thực tiễn của việc áp dụng thuế hiện nay nên trong đề tài sử dụng một
số phương pháp nghiên cứi như: Phương pháp so sánh, phương pháp
trao đổi, phương pháp thống kê và một số phương pháp khác
- Nội dung nghiên cứu: Với những kiến thức có được cùng với sự
nhiệt tình hướng dẫn của thầy giáo, thạc sỹ Lê Vệ Quốc và các cô chú
phòng kinh doanh công ty Bánh kẹo Hải Hà. Em xin hoàn thành luận
văn với những nội dung cơ bản sau:
Phần Một: Khái quát chung về thuế giá trị gia tăng
Phần Hai: Thuế giá trị gia tăng áp dụng tại công ty
Phần Ba: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế
giá trị gia tăng
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian tìm hiểu thực tế chưa
nhiều, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp nhằm hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.
Phần một
NguyÔn V¨n LÞch-LuËt KD-K39B 3
LuËn v¨n tèt nghiÖp. ThuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng -
Khái quát chung về thuế giá trị gia tăng
1.1. khái niệm về thuế giá trị gia tăng
1.1.1 Khái niệm, những vấn đề cơ sở lý luận chung về thuế
- Sự cần thiết của thuế
Thuế là một khoản thu bắt buộc cho Ngân sách Nhà nước do Nhà nước
đặt ra và tổ chức thực hiện, đối với những đối tượng trong lĩnh vực nhất định.
Nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước.
Người kinh doanh trở thành nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế (Nghĩa vụ
thực hiện nguyên tắc hành chính)Với tác dụng ổn định nguồn thu từ đó thuế
trở thành công cụ chủ yếu của Nhà nước trong việc quản lý và điều tiết vĩ mô
của Nhà nước trong nền kinh tế Quốc dân.
Thuế là công cụ điều tiết công bằng xã hội, thực hiện sự bình đẳng giữa
các thành phần kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữ các thành
phần kinh tế.... Thể hiện rõ nét qua thuế suất.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước.
Thuế mang tính pháp luật và trở thành nghĩa vụ của công dân vì kèm
theo nó còn có biện pháp tuyên truyền giáo dục về ý thức của công dân về
nghĩa vụ nộp thuế và có cả biện pháp cưỡng chế.
7Thuế xuất hiện trong xã hội loài người do hai điều kiện: Sự xuất hiện
của Nhà nước và sự xuất hiện sản phẩm thặng dư
+ Sự xuất hiện Nhà nước tạo quyền lực tập trung để Nhà nước ban hành
luật lệ về thuế bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải chấp hành nghiêm
chỉnh.
NguyÔn V¨n LÞch-LuËt KD-K39B 4
LuËn v¨n tèt nghiÖp. ThuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng -
+ Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong vã hội là cơ sở chủ yếu tạo khả
năng và nguồn động viên về thuế
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá và sự mở rộng quan hệ thị
trường, thuế động viên dưới dạng tiền tệ được hình thành và ngày càng phát
triển. Thuế được xây dựng thành một hệ thống gồm nhiều sắc thuế phù hợp
với đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của từng nước..
- Bản chất của thuế
Nhà nước sử dụngthuế làm công cụ để phục vụ chức năng của mình. Nhà
nước mang lại bản chất giai cấp nên bản chất của thuế gắn liền với bản chất
giai cấp của từng loại Nhà nước.
Yêu cầu động viên và mục đích của thuế tuỳ thuộc vào quan điểm từng
Nhà nước, htu thuế nhằm mục đích phục vụ lợi ích riêng của thiểu số trong
giai cấp thống trị hay nhằm mục đích phục vụ lợi ích của đại đa số của nhân
dân lao động, của toàn dân.
Thuế là một khoản đóng góp theo nghĩa vụ bắt buộc quy định trong hiến
pháp
và các văn bản pháp luật buộc mọi thành viên trong xã hội, mọi tổ
chức(chủ yếu là tổ chức kinh tế) phải nộp cho Nhà nước.
- Vai trò của thuế
Nhiệm vụ chính trị - kinh tế xã hội của một Nhà nước trong từng giai
đoạn lịch sử, đặc điểm của phương thức sản xuất, kết cấu giai cấp là những
nhân tố chủ yếu có vai trò ảnh hưởng đến nội dung và đặc điểm thuế khoá của
Nhà nước, do đó cơ cấu và nội dung của từng sắc thuế phải thường xuyên
NguyÔn V¨n LÞch-LuËt KD-K39B 5
LuËn v¨n tèt nghiÖp. ThuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng -
được cải tiến, bổ sungvà đổi mới kịp thời phù hợp với tình hình nhiệm vụ của
từng giai đoạn cụ thể của đất nước.
Thuế có vai trò quan trọng làm lành mạnh hóa nền kinh tế quốc gia, góp
phần vào kết quả của việc đổi mới đất nước, thực hiện tích cực việc cải tiến
công tác hành chính thuế, từ khâu tuyên truyền giáo dục pháp luật, khâu kiểm
tra, thanh tra chống thất thu Ngân sách, đưa các chúnh sách thuế vào cuộc
sống... Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước số thu năm sau
bao giờ cũng cao hơn năm trước, nhằm đảm bảo cho tiêu dùng của Nhà nước.
1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu được nghiên
cứu áp dụng từ sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nhằm động
viên sự đóng góp rộng rãi của quần chúng Nhân Dân cho nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Luật Thuế Doanh
Thu được áp dụng ở pháp từ năm 1917. Thời kỳ đầu, Luật Thuế Doanh Thu
chỉ được đánh vào giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá
(khâu bán lẻ), với thuế suất thấp. Đầu năm 1920 Thuế doanh thu được điều
chỉnh, đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất, trong thực tế cách đánh này
đã khắc phục nhược điểm về tính chất trùng lắp thuế của thuế doanh thu. Nói
cách khác sản xuất ra càng nhiều khâu thì thuế càng cao và thuế chồng lên
thuế. Để khắc phục nhược điểm này, năm 1936 Pháp đã cải tiến thuế doanh
thu qua hình thức đánh thuế một lần vào công đoạn cuối cùng của quá trình
sản xuất (tức là khi sản phẩm được đưa ra tiêu thụ lần đầu). Như vậy việc
đánh thuế độc lập, một lần với độ dài của quá trình sản xuất, khắc phục hiện
tượng đánh thuế trùng lắp trước đó. Tuy nhiên, chính sách thuế này lại phát
NguyÔn V¨n LÞch-LuËt KD-K39B 6
LuËn v¨n tèt nghiÖp. ThuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng -
sinh nhược điểm là việc thu thuế bị chậm trễ so với trước, vì chỉ khi sản phẩm
được đưa vào lưu thông lần đầu Nhà nước mới thu được thuế....
Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, thuế doanh thu vẫn còn nhược điểm nổi
bật là thu thuế chồng lên thuế, trùng lắp.... Đến năm 1954, Chính Phủ Pháp đã
ban hành một loại thuế mới với tên gọi là thuế giá trị gia tăng (GTGT) và
được viết tắt là VAT(Value Add Tax). Lúc đầu thuế GTGT được ban hành để
áp dụng trước với ngành sản xuất, chủ yếu tránh việc thu thuế chồng chéo qua
nhiều khâu trong lĩnh vực công nghiệp, với thuế suất đồng loạt là 20% và chỉ
khấu trừ trước đối với nguyên liệu, vật liệu. Đến năm 1966 trong xu hướng
cải tiến hệ thống thuế “đơn giản và hiện đại” chung ở Châu Âu, thuế GTGT
được ban hành chính thức để thay thế một số sắc thuế gián thu.
Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT nhanh chóng được áp dụng rộng rãi
trên Thế giới, trở thành nguồn thu quan trọng của nhiều nước. Đến nay đã có
trên 100 nước áp dụng thuế GTGT, chủ yếu là các nước Châu Phi, Châu Mĩ la
tinh, các nước trong khối cộng đồng Châu Âu (EC) và một số nước Châu á.
Về tên gọi có nhiều nước gọi là thuế giá trị gia tăng điển hình là Pháp,
Anh, Thuỳ Điển....Một số nước gọi là thuế hàng hoá dịch vụ như Canada, Niu
Dilân.... ở Phần lan, áo, Đức vẫn dùng tên gọi cũ là thuế doanh thu, với quan
điểm cho rằng, đây không phải sắc thuế mới mà bản chất vẫn là thuế doanh
thu cũ, chỉ thay đổi nội dung biện pháp thu. Mặt khác các nước này còn có lập
luận cho rằng đối với hàng nhập khẩu, thuế GTGT chỉ đánh trên giá trị hàng
nhập khẩu, nên không còn ý nghĩa thuế đánh trên giá trị tăng thêm nữa....
Nhìn chung, các nước áp dụng thuế GTGT vì thấy rõ nhược điểm của hệ
thống thuế đang tồn tại ở nước họ ở các mặt.
NguyÔn V¨n LÞch-LuËt KD-K39B 7
LuËn v¨n tèt nghiÖp. ThuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng -
- Thuế doanh thu tính chồng chéo, không đáp ứng được yêu cầu của
chính sách động viên hợp lý về thuế.
- Thuế quan đối với hàng nhập khẩu có trường hợp phải miễn giảm để
phục vụ quan hệ hợp tác trong khu vực hoặc trên thế giới, vừa gây thất thu
cho Ngân sách Nhà nước, vừa không bảo vệ nội địa.
- Có nhiều sắc thuế làm cho hệ thống thuế trở nên nặng nề, cần phải
thay thế bằng thuế giá trị gia tăng để có thể bao quát được đối tượng đánh
thuế, nhằm động viên đóng góp của người tiêu dùng.
- Sự phát triển của hệ thống thuế không theo kịp sự phát triển của nền
kinh tế.
- Khắc phục tình trạng thất thu thuế cho Ngân sách Nhà nước.
1.1.3. Thuế Giá Trị Gia Tăng.
- Thuế Giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng.
- Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Nó là giá trị tăng thêm
đối với sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, buôn
bán hay dịch vụ tác động vào nguyên liệu thô hay hàng hoá mua vào, làm cho
giá trị hàng hoá của chúng tăng thêm. Nói cách khác đây là số chênh lệch
giữa “giá đầu ra” với “giá đầu vào” do đơn vị kinh tế tạo ra trong qúa trình
sản xuất .
Có hai phương pháp tính trị giá gia tăng:
NguyÔn V¨n LÞch-LuËt KD-K39B 8