Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu qủa đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam cho đến năm 2020-Thực trạng và nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam
PREMIUM
Số trang
366
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
901

Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu qủa đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam cho đến năm 2020-Thực trạng và nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TTCP

VKHTT

THANH TRA CHÍNH PHỦ

Viện khoa học thanh tra

17 Cao Bá Quát

BÁO CÁO TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

Thuộc Đề tài độc lập cấp nhà nước:

“LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

PHÒNG NGỪA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM CHO ĐẾN NĂM 2020”

__________________

THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: TS. NGUYỄN VĂN THANH

6754-2

10/3/2008

Hà Nội, 12 – 2007

- 1 -

BÁO CÁO TỔNG THUẬT ĐỀ TÀI NHÁNH

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

PHẦN MỘT

KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG, TÍNH CHẤT, MỨC ĐỘ, NGUYÊN NHÂN

THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Thực trạng tham nhũng và những khó khăn trong việc đánh giá

thực trạng tham nhũng hiện nay

Hiện nay, tham nhũng cùng với lãng phí gây thiệt hại lớn về tài sản của

Nhà nước, làm băng hoại đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên; xâm hại

trực tiếp công lý và công bằng xã hôi, xói mòn lòng tin của nhân dân, là nguy cơ

đe doạ sự sống còn của Đảng và chế độ ta.

Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại của tham

nhũng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh nhằm

ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng và đã đạt được những kết

quả ban đầu. Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổ biến, có nguy

cơ lan tràn ở mọi ngành, mọi cấp. Thậm chí tham nhũng đã ăn sâu vào tư duy và

tác phong làm việc hàng ngày của một số cán bộ, công chức, làm giảm hiệu quả

hoạt động quản lý nhà nước, gây bất bình trong nhân dân. Nghị quyết Hội nghị

lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX nêu rõ: “Điều làm cho nhân

dân còn nhiều bất bình, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham

nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống

của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn rất nghiêm trọng, kỷ cương phép nước

trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm”1

. Mới đây, Hội nghị làn thứ ba, Ban

Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng

phí cũng đã nhận định: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều

ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu

quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những

nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”2

. Đã đến lúc chúng ta

phải nhận thức đầy đủ tính chất, mức độ, những tác hại và biến những quyết tâm

chính trị thành những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn tham

nhũng.

1

§¶ng Céng s¶n ViÖt Nam – NghÞ quyÕt Héi nghÞ lÇn thø 9 Trung −¬ng §¶ng Kho¸ IX, B¸o Nh©n d©n sè 17721

ngµy 5 th¸ng 2 n¨m 2004, tr3.

2 Đảng Céng s¶n ViÖt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Khãa X, NXB ChÝnh trị

quốc gia, Hà Nội-2006, tr.12

- 2 -

Với mục tiêu nhằm hướng tới việc xây dựng một chiến lược phòng, chống

tham nhũng có hiệu quả thì điều quan trọng đầu tiên phải đánh giá thật chính

xác và toàn diện thực trạng tham nhũng ở nước ta. Nếu coi tham nhũng là căn

bệnh, thì việc chỉ rõ tình trạng của bệnh tật cũng như thể trạng của “bệnh nhân”

là yêu cầu đầu tiên phải làm. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là điều đơn

giản. Mặc dù sự cảm nhận của xã hội là rõ ràng và không phải là không chính

xác, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa có những chuẩn mực cần thiết để

đánh giá thực trạng tham nhũng.

Nếu nói về tham nhũng thì số liệu đáng tin cậy nhất (hoặc ít nhất là cũng

không gây ra tranh cãi) có lẽ là số liệu về những vụ án trong đó bị cáo truy tố về

một trong số 7 tội danh thuộc nhóm tội phạm tham nhũng được quy định trong

Bộ Luật Hình sự N.1999 theo bảng tổng hợp dưới đây3

.

TT Tội danh Năm

2001

Năm

2002

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

1 Tham ô tài sản - Điều 278

Số vụ án 260 219 40 168 183

Số bị cáo 446 469 99 263 298

2 Nhận hối lộ - Điều 279

Số vụ án 16 24 1 30 25

Số bị cáo 116 78 9 118 63

3 Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản - Điều 280

Số vụ án 17 24 13 19 41

Số bị cáo 24 52 16 35 97

4 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ- Điều 281

Số vụ án 8 3 18 12 15

Số bị cáo 24 5 41 16 46

5 Lạm quyền trong khi thi hành công vụ - Điều 282

Số vụ án 1 1 5 1 1

Số bị cáo 1 1 13 1 1

6 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để

trục lợi - Điều 283

Số vụ án 3 0 0 0 0

3

Nguồn: Báo cáo Tổng kết ngành Tòa án N.2005

- 3 -

Số bị cáo 11 0 0 0 0

7 Giả mạo trong công tác - Điều 284

Số vụ án 2 5 7 6 9

Số bị cáo 9 7 8 14 10

Tuy nhiên ai cũng có thể nhận thấy là số liệu trên chưa thể phản ánh thực

trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay. Nếu lấy số liệu từ kết quả các cuộc thanh

tra thì lại có điểm bất hợp lý khác, bởi vì đa số số liệu đó thường chỉ qui kết về

các “sai phạm kinh tế” hay “thất thoát” chứ chưa hoàn toàn đầy đủ yếu tố để kết

luận đó là những vụ việc “tham nhũng”.

Năm 2002, các cấp, các ngành đã tiến hành 7.325 cuộc thanh tra, kiểm tra

có trọng tâm, trọng điểm vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng; xem xét, giải

quyết 10.373 vụ tố cáo. Kết quả đã thu hồi trên 207 tỷ đồng, 476 cây vàng,

2.173 ha đất và nhiều tài sản khác cho nhà nước; xử lý hành chính 1.817 cán bộ,

công chức vi phạm, đã phát hiện 903 trường hợp có hành vi tham nhũng với số

tiền và tài sản trị giá trên 108 tỷ đồng. Thế nhưng tại thời điểm này, các cơ quan

tiến hành tố tụng chỉ đưa ra điều tra, truy tố và xét xử 209 vụ, 604 bị cáo, chiếm

tỷ lệ chưa tới 1% số vụ vi phạm.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2004 đã tiến hành 395 cuộc

thanh tra, đã phát hiện sai phạm kinh tế là 52.158.716.514 đồng, 120 cây vàng, 6

căn nhà và trên 311 ha đất; kiến nghị thu hồi trên 35 tỷ đồng, 3 căn nhà và 311

ha đất, kiến nghị xử lý hành chính 84 trường hợp, chuyển sang cơ quan điều tra

8 vụ. Năm 2005, tiến hành thanh tra 1.535 cuộc, phát hiện sai phạm kinh tế là

63.387.842.395 đồng, 945 căn nhà, trên 137 ha đất, 466,5 cây vàng, 22 giấy

chứng nhận quyền sở hữu nhà ở… Kiến nghị thu hồi trên 55 tỷ đồng, 7 căn nhà,

87.792 m2 đất, 450 cây vàng…, kiến nghị chấn chỉnh về công tác quản lý 471

trường hợp, xử lý kỷ luật 114 người, xử lý hành chính 22 tổ chức và 120 cá

nhân; kiến nghị xử lý hình sự 22 người. Nhưng trên thực tế mới có 2 người bị

khởi tố.

Nhìn vào số liệu thống kê ở trên cho thấy một thực tế là số vụ tham nhũng

bị phát hiện, xử lý chiếm tỷ lệ không đáng kể so với tổng số hành vi vi phạm

pháp luật kinh tế, chính sách của nhà nước do ngành thanh tra đã phát hiện.

“Riêng ngành thanh tra hằng năm tiến hành hàng ngàn cuộc thanh tra, phát

hiện nhiều tiêu cực, thu hồi hàng trăm tỉ đồng cho nhà nước, nhưng số cán bộ bị

xử lý hình sự từ các vụ tiêu cực đó không cân xứng...”. (phát biểu của đồng chí

Tạ Hữu Thanh, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh

tra Nhà nước).

Vừa qua, Chính phủ có báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện Luật

phòng chống tham nhũng, trong đó có những số liệu về kết quả đấu tranh chống

tham nhũng, nhưng phải thẳng thắn thừa nhận rằng những số liệu đó đơn giản

- 4 -

chỉ là sự tổng hợp số liệu từ các cơ quan thanh tra (các tỉnh, thành phố trực

thuộc TW và bộ ngành báo cáo) và chắc chắn chưa phản ánh đúng thực trạng

tham nhũng ở nước ta hiện nay, do số liệu đó khó có thể đầy đủ và chính xác.

Ví dụ: Vụ việc điện kế điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh vốn được xếp

vào vụ việc tham nhũng với những số liệu thất thoát khổng lồ, nhưng thực tế

cho đến nay, trong số 11 bị can vốn là cán bộ lãnh đạo quản lý Công ty điện lực

chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm trái, hoàn toàn không thuộc

nhóm tội phạm về tham nhũng. Vụ PMU 18 cũng chủ yếu được xác định là một

vụ đánh bạc, rất ít người bị truy cứu về tội danh tham nhũng, mặc dù PMU 18

luôn đứng đầu trong các bảng xếp hạng vụ, việc tham nhũng của năm 2006.

Chính vì những khó khăn nêu trên dẫn đến việc đánh giá về thực trạng

tham nhũng của Việt Nam, chúng tôi phải bằng lòng với việc “trộn lẫn” các tiêu

chí về vụ việc tham nhũng và hành vi tham nhũng. Đó có thể là những vụ việc

đã được làm rõ qua các kết luận thanh tra, điều tra, với những bị can, bị cáo cụ

thể đã được đưa ra xét xử, nhưng đó cũng có thể là những vụ việc đang trong

giai đoạn điều tra làm rõ. Đó có thể là những số liệu được xác định từ những

hành vi tham nhũng cụ thể (một trong 7 tội danh tham nhũng được quy định

trong Bộ luật Hình sự), nhưng đó cũng có thể bao gồm cả những vụ việc mà các

cơ quan chức năng mới chỉ dừng lại ở việc kết luận có sự sai phạm về kinh tế,

có sự thất thoát lớn tiền và tài sản của nhà nước mà chúng ta có cơ sở để cho

rằng có sự lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt, tức là có dấu hiệu của

hành vi tham nhũng… Từ đó, chúng ta có thể có một sự đánh giá tương đối toàn

diện và chính xác về một bức tranh toàn diện tình hình tham nhũng ở Việt Nam,

không chỉ với tính cách là một nhóm hành vi, tội phạm liên quan đến chức vụ,

quyền hạn dưới góc độ pháp lý, mà còn cả dưới góc độ một hiện tượng pháp lý -

chính trị, một hiện trạng xã hội cần mổ xẻ để tìm ra nguyên nhân đích thực của

nó.

2. Đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng

Thực trạng tham nhũng trong thời gian qua cho thấy phần nào sự đa dạng

phức tạp của các đối tượng vi phạm. Có thể nói một cách khái quát, đối tượng

có hành vi tham nhũng là rất rộng, từ lãnh đạo đến nhân viên, từ những người

làm việc ở cơ quan trung ương đến người làm việc tại chính quyền cơ sở, từ

những người làm công tác quản lý đến người làm công tác nghiên cứu, từ những

người làm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đến người công tác trong các lĩnh

vực xã hội.

Tuy nhiên, xu hướng chung qua các vụ việc tham nhũng gần đây cho

thấy, ngày càng có những người có chức vụ, quyền hạn cao; có trình độ chuyên

môn giỏi trở thành kẻ tham nhũng. Đa số các đối tượng phạm tội tham nhũng là

cán bộ, đảng viên. Nếu như trước kia, chủ thể các vụ án tham nhũng thường là

những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan quản lý kinh tế, các

- 5 -

doanh nghiệp nhà nước, là những người trực tiếp nắm giữ tiền, hàng và tài sản

nhà nước, thì hiện nay có nhiều vụ, việc tham nhũng, đối tượng tham nhũng có

chức vụ rất cao trong các cơ quan quản lý nhà nước, thậm chí có cả Bộ trưởng,

Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Vụ trưởng... Điển hình là

Vụ án mua bán lòng vòng 4000 tấn thép trong xây dựng đường dây 500 KV đã

truy tố 1 Bộ trưởng, 1 Thứ trưởng, 6 cán bộ lãnh đạo là Vụ trưởng, Tổng Giám

đốc, Giám đốc. Vụ án Dự án Thuỷ cung Thăng long đã xử lý 3 Phó Chủ tịch

UBND tỉnh, thành phố và hàng chục Giám đốc, Vụ trưởng. Vụ án Trương Văn

Cam và đồng bọn đã xử lý 3 cán bộ cấp Thứ trưởng, hàng trăm cán bộ cấp vụ,

cục cho đến cán bộ, sĩ quan trong cơ quan bảo vệ pháp luật (thậm chí có cả

người có danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân). Vụ án Lã Thị Kim

Oanh đã xử lý 2 Thứ trưởng, 2 Vụ trưởng và một số cán bộ lãnh đạo các cấp có

liên quan; Vụ án tham nhũng ở Bộ Thương mại đã khởi tố bắt giam 1 Thứ

trưởng và nhiều cán bộ có chức vụ khác. Hiện nay, cơ quan điều tra đã khởi tố

và bắt giam Lê Minh Hoàng, Giám đốc Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí

Minh - đại biểu Quốc hội - trong vụ Điện kế điện tử có nhiều dấu hiệu của hành

vi vụ lợi, tham nhũng. Việc đưa ra truy tố, xét xử Mạc Kim Tôn - nguyên đại

biểu Quốc hội, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình - về hành vi

tham nhũng.

Kết thúc phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng đất đai tại quận Gò Vấp (TP

Hồ Chí Minh), chiều 06/02/2007, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên

án, nguyên chủ tịch quận Gò Vấp Trần Kim Long 25 năm tù với 3 tội tham ô,

đưa hối lộ và lợi dụng chức vụ... Trùm "đầu nậu" đất Phạm Thị Tuyết Lan bị

tuyên mức án tử hình về tội tham ô tài sản.

Cùng về tội tham ô với Phạm Thị Tuyết Lan, nguyên phó phòng Quản lý

đô thị Dương Công Hiệp nhận án 18 năm tù. Hội đồng xét xử cũng tuyên án

Nguyễn Văn Tính, nguyên bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân quận mức án 11

năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để

trục lợi; Lê Minh Châu, nguyên giám đốc Công ty địa ốc Gò Môn 22 năm tù, Hồ

Tùng Lâm, nguyên phó giám đốc công ty, 18 năm tù về các tội tham ô tài sản và

đưa hối lộ. Bị cáo Lê Minh Hoàng nhận án 5 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt

tài sản.

Một điều đáng lưu ý là trong những vụ, việc tham nhũng hiện nay là sự

tham gia của các đối tượng bên ngoài khu vực nhà nước ngày càng trở nên phổ

biến. Nhưng pháp luật hiện hành vẫn chưa đưa những đối tượng này thuộc nhóm

đối tượng có khả năng tham nhũng. Hành vi vi phạm của họ sẽ được xử lý bằng

tội danh khác trong Bộ Luật hình sự. Việc này, vừa khó khăn cho cơ quan tố

tụng vừa giảm tác dụng đấu tranh đối với đối tượng này.

3. Các hậu quả của tham nhũng

Tham nhũng là một tệ nạn nguy hiểm, tác động tiêu cực đến mọi hoạt

- 6 -

động của quốc gia; cản trở quá trình dân chủ hóa và gây ảnh hưởng không tốt

đến hình ảnh quốc gia; giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ đầu tư. Tham

nhũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng về thu nhập và tình trạng

đói nghèo. Từ kinh nghiệm cũng như thực tiễn của công cuộc phòng ngừa và

đấu tranh chống tham nhũng trong thời gian qua, chúng ta có thể khái quát hậu

quả chủ yếu của tham nhũng đối với Việt Nam ở những điểm chính sau đây:

3.1 Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập

thể và của nhân dân.

Với động cơ vụ lợi, một số người đã lợi dụng vị trí của mình trong bộ

máy nhà nước hoặc lợi dụng những quyền hạn nhất định được pháp luật hoặc cơ

quan nhà nước có thẩm quyền trao cho để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài

sản hoặc các lợi ích khác của Nhà nước, của tập thể hoặc cá nhân. Hậu quả của

hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể

hoặc của cá nhân bị xâm phạm, biến thành tài sản riêng của người thực hiện

hành vi tham nhũng, mà nó còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng,

Nhà nước và chế độ ta. Thậm chí nó còn làm đất nước tụt hậu xa hơn về kinh tế,

khoa học, công nghệ, làm thất thoát nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước

hoặc vốn vay nước ngoài, tiếp nhận những công nghệ lạc hậu...

3.2 Tham nhũng cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước.

Quan điểm, chủ trương và tư duy đổi mới cùng cơ chế, chính sách, pháp

luật đúng đắn, phù hợp của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua đã một

phần bị tệ tham nhũng làm méo mó. Tham nhũng đã biến sự thông thoáng của

cơ chế chính sách thành sự ban ơn, vụ lợi của một số người. Mặt khác, tham

nhũng làm cho hoạt động kiểm tra, giám sát và các biện pháp khác để bảo đảm

an toàn pháp lý cho quá trình phát triển bị lợi dụng và trở thành công cụ hù doạ,

đòi hối lộ của những kẻ tham nhũng. Cơ chế, chính sách, pháp luật đã bị những

kẻ tham nhũng bóp méo, làm công cụ để thực hiện những lợi ích cá nhân. Tham

nhũng không chỉ ở trong lĩnh vực kinh tế, hành chính mà còn lan rộng ở cả các

lĩnh vực khác như văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế.... làm xói mòn lòng tin của

nhân dân và ở một số địa phương đã gây nên “điểm nóng” về chính trị, xã hội.

Chính vì vậy, tình trạng tham nhũng đang là một trở lực không nhỏ đối với đối

với sự phát triển kinh tế - xã hội.

3.3 Tham nhũng làm thay đổi, xâm phạm, thậm chí đảo lộn những

chuẩn mực đạo đức xã hội, làm vẩn đục mối quan hệ xã hội và những giá trị

đạo đức tốt đẹp có tính truyền thống của dân tộc.

Những năm qua, tham nhũng không chỉ phát sinh ở trong các lĩnh vực

kinh tế, tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai,v.v. mà còn có xu

hướng lan sang các lĩnh vực có vẻ xa lạ với kinh tế như văn hoá, y tế, giáo dục,

thể dục, thể thao, thậm chí ngay cả trong cơ quan bảo vệ pháp luật. Tham nhũng

- 7 -

len lỏi vào các mối quan hệ thường nhật ở mọi nơi, mọi lúc. Truyền thống tôn

sự trọng đạo trong nhà trường, nghĩa cử hết lòng vì người bệnh của thầy thuốc

trong các bệnh viên đôi khi trở thành những khẩu hiệu suông. Tham nhũng xuất

hiện ngay cả lĩnh vực văn hoá, những công trình văn hoá xây dựng dở dang hay

xuống cấp, những tác phẩm nghệ thuật bị méo mó không phải không có sự hiện

diện và tác động của tệ nạn tham nhũng - tham nhũng một cách có văn hoá và

của những người được coi là nhà văn hoá - Hành vi tham nhũng xảy ra không ít

trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách.

Thậm chí, tham nhũng cả tiền, hàng cứu trợ cho đồng bào gặp thiên tại, dịch

họa. Nghiêm trọng hơn nữa, tình trạng tham nhũng đã diễn ra ở ngay trong

những cơ quan bảo vệ pháp luật, những cơ quan mà hình ảnh tượng trưng cho

nó là cán cân công lý, sự công bằng và lẽ phải.

3.4 Tham nhũng làm tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

Trong những năm qua, nhất là từ khi chúng ta chuyển đổi cơ chế quản lý

kinh tế và tiến hành đổi mới, một bộ phận cán bộ, công chức đã bị đồng tiền và

những lợi ích cám dỗ, thực hiện nhiều hành vi tham nhũng ở mọi ngành, mọi

cấp. Nhiều người đã không còn giữ được đạo đức, lý tưởng cách mạng, bị cám

dỗ bởi những đòi hỏi vật chất tầm thường. Nghiêm trọng hơn, đã có sự cấu kết,

móc ngoặc, thông đồng nhau để cùng đục khoét tài sản của nhà nước. Điều đáng

báo động là việc tham nhũng, ăn hối lộ dường như đã trở thành thói quen của

một số cán bộ, công chức. Họ cho rằng nhân dân hoặc những người thuộc phạm

vi quản lý của mình đương nhiên phải bồi dưỡng khi muốn họ thực hiện các

công việc mà họ cho rằng người dân phải đi xin và họ là người ban ơn, mà

không biết rằng thực hiện công vụ, phục vụ nhân dân là nghĩa vụ, là vinh dự của

người cán bộ, công chức xã hội chủ nghĩa.

3.5 Tham nhũng xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà

nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay tệ tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo

động. Tham nhũng không chỉ xảy ra đối với cấp trung ương, đối với những

chương trình, dự án lớn. Tham nhũng tràn làn trong các cấp chính quyền cơ sở

là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với nhân dân hàng ngày, liên quan trực tiếp đến lợi

ích của nhân dân. Những điều này đã và đang làm giảm lòng tin của nhân dân

vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, gây ra sự bất bình, bức

xúc, thậm chí phản ứng của nhân dân.

Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba, khoá X nhận

định: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều

cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về

nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn

đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.

- 8 -

II. TÍNH CHẤT, MỨC ĐỘ THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN

NAY

Trước hết, có thể nói một cách khái quát rằng, tình trạng tham nhũng hiện

nay đang trong chiều hướng phát triển và đã trở thành một trong bốn nguy cơ đe

doạ sự tồn vong của chế độ. Trước kia, tham nhũng chỉ dừng lại như những

hành vi tiêu cực của một số ít cán bộ đảng viên hư hỏng, thoái hoá biến chất,

những hành vi mang tính chất nhỏ lẻ của những người trực tiếp quản lý tiền, tài

sản nhà nước. Cho nên những năm trước 1990 chúng ta không mấy khi dùng

khái niệm “tham nhũng”, một khái niệm chỉ những việc tham ô, hối lộ lan tràn

đến mức trở thành một tệ nạn, một căn bệnh của bộ máy nhà nước. Khi đó tham

nhũng mới chỉ dừng ở mức độ những “hiện tượng”. Đấu tranh chống tham

nhũng lúc đó thường được đặt chung trong đấu tranh chống “quan liêu, tham ô,

lãng phí” và thường được gọi chung là đấu tranh chống “tiêu cực”.

Từ đầu năm 1990, tham nhũng đã phát triển đến mức báo động không chỉ

là những hiện tượng nhỏ lẻ đáng phê phán mà đã trở thành tệ nạn và được nhìn

nhận như một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết trong hoạt động của bộ máy

nhà nước. Tham nhũng có trong mọi lĩnh vực, trong cả công tác tổ chức cán bộ,

lĩnh vực công tác tưởng chừng không có chỗ để tham nhũng, đó chính là tình

trạng chạy chức, chạy quyền, mua quan, bán chức. Tình hình tham nhũng đã

được đánh giá chính thức trong các văn bản của Đảng và Nhà nước cũng như

qua kết quả phân tích tình hình thực tiễn thông qua những vụ việc, con số cụ thể,

trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội và hoạt động của bộ

máy nhà nước.

Về mặt Nhà nước, có thể coi Quyết định số 240/HĐBT ngày 26/6/1990

của Hội đồng Bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng là văn bản pháp lý

chuyên biệt đầu tiên, mở đầu cuộc chiến chống tham nhũng trong thời kỳ mới.

Trong đó có nhận định: “đã xuất hiện ngày càng nhiều tệ tham nhũng dưới nhiều

hình thức, gây ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng trong việc xâm phạm tài sản của

nhà nước, của tập thể, của công dân, gây nên sự bất bình trong nhân dân, sự bất

công trong xã hội và làm giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước...

Chúng ta đã nhiều lần lên án và tiến hành nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng ít

hiệu quả. Tệ tham nhũng dưới nhiều hình thức không những không bị ngăn chặn

mà có chiều hướng nghiêm trọng hơn...”.

Có thể đánh giá khái quát tính chất, mức độ tệ nạn tham nhũng ở Việt

nam hiện nay theo một số điểm sau:

1 Mức độ tham nhũng ngày càng lớn.

Qua kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, xét xử, cho thấy các

vụ tham nhũng được phát hiện hoặc đưa ra xét xử có xu hướng tăng về quy mô:

thể hiện ở số lượng tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, lãng phí, thất thoát. Từ

- 9 -

năm 1993 đến năm 2004, riêng lực lượng Công an đã phát hiện 9.960 vụ, việc

về tham nhũng, gây thiệt hại 7.558 tỷ đồng (riêng từ năm 2000 đến 2004, phát

hiện, điều tra 3.349 vụ việc với số tài sản thiệt hại 2.382 tỷ đồng. Trong đó có

nhiều vụ án lớn như: Vụ tham nhũng ở Chi cục hải quan Cửa khẩu Tân Thanh

(Lạng Sơn), Vụ Lã Thị Kim Oanh, Giám đốc Công ty Tiếp thị đầu tư nông

nghiệp và phát triển nông thôn, số tiền thất thoát hoặc bị tham ô lên đến hơn 70

tỷ đồng; Vụ tham ô ở Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí; Vụ tham nhũng tại

Công ty Xăng dầu hàng không, riêng số tiền tham ô mà các bị cáo phải nộp lên

đến 1,2 triệu USD, vụ Ngô Thanh Lam - nhân viên Ngân hàng Ngoại thương

Việt Nam tham ô trên 4,6 triệu USD. Mới đây nhất là vụ điện kế điện tử giả ở

Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh với thiệt hại bước đầu xác định trị giá

khoảng hơn 100 tỷ đồng.

Riêng trong năm 2005, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự

quản lý kinh tế và chức vụ đã phát hiện điều tra hơn 11.000 vụ án (tăng gần

3.000 vụ so với năm 2004, khởi tố trên 2.000 bị can, thu hồi và thu giữ hàng hoá

giá trị khoảng 1.600 tỷ đồng. Đa số các vụ án có liên quan đến cán bộ, công

chức và có hành vi tham nhũng.

2 Phạm vi tham nhũng ngày càng lan rộng, phổ biến.

Ngoài các lĩnh vực nhạy cảm hay xảy ra tham nhũng như: Đầu tư xây

dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý tài chính công, thuế, hải quan… tham

nhũng đã lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay rất được coi trọng về đạo lý như:

giáo dục, y tế, chính sách thương binh, liệt sỹ, các chính sách nhân đạo, phúc lợi

xã hội… Thậm chí, tham nhũng xảy ra ở ngay các cơ quan bảo vệ pháp luật -

những cơ quan cầm cân nảy mực, đại diện cho công lý và công bằng xã hội như

điều tra, kiểm sát, xét xử. Những vụ việc cán bộ tư pháp chạy án đòi hối lộ gần

đây ngày càng nhiều, nhiều vụ án lớn với số cán bộ, chiến sĩ ngành công an

phạm tội lên đến hàng chục người. Tham nhũng không chỉ trong bộ máy công

quyền mà đã lan tràn ra cả ngoài các lĩnh vực được xã hội hoá cao. Vụ việc đưa

nhận hối lộ của các trọng tài và đội bóng đá Việt Nam đang được các cơ quan

điều tra truy cứu là một ví dụ điển hình về vấn đề này.

Tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp trong bộ máy nhà nước, không chỉ ở cấp

trung ương, cấp tỉnh mà ngay cả cấp huyện, xã, tệ tham ô, hối lộ, vòi vĩnh, sách

nhiễu, tiêu cực cũng ngày một phổ biến. Đơn cử, chỉ một nhân viên hợp đồng

cấp phường cũng nhận hối lộ vài chục triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, tham

nhũng hiện diễn ra ngày một trắng trợn, ngang nhiên. Thậm chí, trong một số

lĩnh vực, ở một số cơ quan và một bộ phận cán bộ, công chức, việc tham ô, hối

lộ được coi là chuyện đương nhiên, là “luật bất thành văn”. Chính tham nhũng,

tiêu cực ở cơ sở có thể số lượng tài sản chiếm đoạt không lớn nhưng lại có tính

phổ biến, diễn ra công khai trắng trợn và đụng chạm đến lợi ích của những

người dân thuộc bộ phận có thu nhập thấp. Đây là một trong những nguyên nhân

- 10 -

gây nên những “điểm nóng” về tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo trong thời

gian qua.

Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam đưa tin:

Chúng ta đang sống trong môi trường xã hội mà tham nhũng có nguy cơ trở

thành một đặc trưng phổ biến. Hiện tượng này không còn là một thực tế lẻ tẻ,

cá biệt như hai, ba thập niên trước đây, mà đã biến đổi, đang được “tập thể

hoá” và lan ra nhanh chóng như một thứ chuẩn mực hành vi phi chính thức.

Không chỉ đơn thuần là một số kẻ lợi dụng chức quyền để tư lợi, mà hàng loạt

tập thể, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… bất kể thuộc khu vực nhà nước hay tư

nhân, tự tung tự tác, thủ tục tù mù, đồng loã chia chác, dối trên lừa dưới, bưng

bít thông tin, thổi phồng thành tích, che đậy sai phạm, khép kín nhân sự, buôn

lậu, trốn thuế, gian lận, lừa đảo, chạy chọt, đút lót, hối lộ,… Trong khi đó mỗi

chúng ta, không phụ thuộc vào địa vị xã hội, đang góp sức xây dựng một “nền

kinh tế quà cấp” vượt qua mọi giới hạn văn hoá, cùng nhau tiêu thụ những

“sản phẩm tham nhũng” được phân phát đến tay từng người dưới dạng các

thu nhập bất chính, cơ hội chụp giật, phong bao, ưu đãi, bổng lộc hoặc đơn

giản là “ngậm miệng ăn tiền”, “dĩ hoà vi quý”.

(Nguyễn Thế Nghiệp, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 176 (27/10/2004)

Hoặc theo nguồn: www.tuoitre.com.vn

Ông Nguyễn Văn Bỉnh, phó trưởng ban thường trực Ban thi đua - khen thưởng

tỉnh Vĩnh Phúc bị khởi tố vì nhận tiền để...“chạy” thành tích

Hôm qua 24-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố

bị can cho tại ngoại đối với ông Nguyễn Văn Bỉnh, phó trưởng ban thường

trực Ban thi đua - khen thưởng tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, ông Bỉnh bị khởi tố để điều tra về hành vi lợi

dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông này bị cáo buộc đã

nhận tiền của một số đơn vị, cá nhân trong tỉnh Vĩnh Phúc với lời hứa hẹn

“chạy” thành tích và huân chương, huy chương.

Trước đó, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã khởi tố cho tại ngoại đối với Bùi

Xuân Thế, phó chánh văn phòng Ban thi đua - khen thưởng và khởi tố, bắt tạm

giam Trần Xuân Kỳ, kế toán Ban thi đua - khen thưởng.

Đỗ Hữu Lực - Tuổi trẻ Thứ Tư, 25/04/2007, 04:01 (GMT+7)

3 Tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, thủ đoạn

tham nhũng ngày càng tinh vi.

Tham nhũng ngày càng có tổ chức, liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành,

nhiều địa phương, thậm chí đã mang đặc tính tội phạm xuyên quốc gia thông

- 11 -

qua ký kết hợp đồng thương mại, phê duyệt các dự án đầu tư nước ngoài và các

dự án khác để nhận tiền, gửi giá, chuyển tiền vào tài khoản mở ở nước ngoài

hoặc mua tài sản, bất động sản ở nước ngoài, như vụ buôn lậu xăng dầu dưới

hình thức tạm nhập, tái xuất hình thành đường dây khép kín từ Singapo vào Việt

Nam sang Campuchia của Công ty TNHH Thành Phát (Tiền Giang), trong đó

đối tượng nhận hối lộ cả tòa biệt thự, tàu chở dầu trị giá hàng tỷ đồng. Vụ tham

nhũng trong một số dự án thuộc lĩnh vực dầu khí cũng vậy. Vụ Ngô Thanh Lam

ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam lợi dụng kỹ thuật máy tính để tham ô.

Nhiều vụ lợi dụng thẻ tín dụng giả lấy tiền của các ngân hàng ở thành phố Hồ

Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội; Vụ 04 sỹ quan quân đội nhân dân tại thành phố Hồ

Chí Minh đã móc nối với người nước ngoài để lắp đặt trái phép 03 trạm thông

tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ để chuyển lưu lượng điện thoại quốc tế trái phép từ

nước ngoài vào Việt Nam, thu lợi bất chính và gây thiệt hại trên 09 triệu USD...

Tham nhũng hiện nay thường có nhiều đối tượng tham gia, với rất nhiều

thủ đoạn tinh vi. Đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng có cả những người có

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có nhiều kinh nghiệm công tác và quản lý,

hiểu biết về pháp luật. Tham nhũng thường liên kết với các tội phạm khác như

buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo. Vì vậy, việc phát hiện, điều tra, xử lý gặp rất nhiều

khó khăn. Các đối tượng nói trên cấu kết, lợi dụng sự sơ hở hoặc thiếu đồng bộ,

chồng chéo của pháp luật, sự quản lý lỏng lẻo, yếu kém, sự thiếu trách nhiệm

trong kiểm tra, kiểm soát để thực hiện các hành vi vi phạm, chiếm đoạt tài sản,

xâm phạm các lợi ích của Nhà nước.

Trong các hành vi tham nhũng, có hành vi khá phổ biến, biểu hiện là

"hành vi gọi điện thoại, viết thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân

quen", trong nhiều trường hợp là lợi dụng chức vụ, quyền hạn tạo điều kiện cho

kẻ khác làm ăn để từ đó nhận "lại quả" dưới hình thức quà cáp hối lộ. Điển hình

là vụ Nguyễn Lâm Thái lừa đảo nâng giá thiết bị bưu điện, liên quan đến mấy

chục bưu điện tỉnh, thành phố. Nhiều vụ việc tham nhũng gần đây đã chứng

minh hiện tượng phổ biến này. Mới đây nhất là vụ việc nguyên Giám đốc Sở

Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình, đại biểu Quốc hội Mạc Kim Tôn đã lợi

dụng chức vụ, quyền hạn, tiếp tay cho bọn lừa đảo chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.

Ngoài ra còn nhiều hành vi tham nhũng khác được che đậy bằng các hình

thức tinh vi như: thoả thuận tăng giá trị hợp đồng để nhận tiền trích từ bên B;

lấy danh nghĩa mua sắm tài sản cho cơ quan nhưng thực chất phục vụ cho nhu

cầu cá nhân (đôi khi cho là hành vi lãng phí là không hoàn toàn chính xác); cố

tình tạo lý do cá nhân để các đơn vị, cán bộ dưới quyền phải biếu tiền hoặc tặng

quà; lấy danh nghĩa phân phối hoặc bán rẻ để biến tài sản, đất đai, nhà cửa, văn

phòng của cơ quan thành tài sản riêng; đưa ra các quyết định có tính chất tập thể

nhưng chỉ vì lợi ích của một số người liên quan (chẳng hạn quyết định chia đất

của Thị uỷ Đồ Sơn - Hải Phòng, sai phạm về đất đai của Chủ tịch UBND quận

Gò Vấp, Tp. Hồ Chính Minh)...

- 12 -

Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, trong Quyết định số 114/TTg của

Thủ tướng Chính phủ (ngày 21/11/1992) về những biện pháp cấp bách nhằm

ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng và buôn lậu, đã nhận định: “Tệ tham nhũng

tiếp tục xảy ra phổ biến, nghiêm trọng và có nhiều dạng tinh vi trong cơ quan,

doanh nghiệp nhà nước ở các ngành, các cấp...”. Hiện nay, tính chất tinh vi của

tham nhũng ngày càng thể hiện rõ qua các vụ án tham nhũng lớn được phát hiện

và xử lý trong thời gian gần đây.

4 Sự móc nối giữa các phần tử thoái hóa, biến chất trong đội ngũ cán

bộ, công chức của nhà nước với những phần tử tội phạm bên ngoài, giữa

khu vực công và khu vực tư đang là vấn đề nhức nhối, có xu hướng phát

triển nhanh hết sức nguy hiểm.

Tình trạng này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong lĩnh vực

trật tự xã hội, đó là việc bảo kê che chắn cho các hành vi phạm pháp có tổ chức

của bọn "xã hội đen", vụ Khánh trắng, Phúc bồ (Hà Nội) những năm trước đây.

Vừa qua, điển hình nhất là vụ án Năm Cam, rất nhiều cán bộ trong cơ quan bảo

vệ pháp luật đã trở thành tay sai đắc lực, tiếp tay cho bọn tội phạm ngang nhiên

hoành hành. Mới đây nhất là vụ án Hai Chi, trong đó một Phó Giám đốc Công

an tỉnh bị cảnh cáo, hai công an bị tước quân tịch, một Trưởng phòng giam giữ

và cải tạo bị cảnh cáo vì “bảo kê” cho băng nhóm tội phạm này.

Hiện nay, cơ quan điều tra đang xác minh dấu hiệu tham nhũng của nhiều

cán bộ trên địa bàn Hà Nội trong việc "bảo kê" cho trùm ma túy Trịnh Nguyên

Thủy xây dựng trang trại sinh thái Sơn Thủy. Trịnh Nguyên Thủy khai đã dùng

tiền mua chuộc gần 20 cá nhân, đơn vị để được giúp đỡ tại dự án Sơn Thủy - nơi

rửa tiền của mình...

Trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp nhà nước, sự móc nối giữa doanh

nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân để chuyển lợi nhuận vào túi tư nhân,

để dễ dàng cho việc ăn chia và đối phó với cơ quan điều tra. Kết quả nghiên cứu

các vụ án tham nhũng gần đây cho thấy: Nổi lên hiện tượng đằng sau doanh

nghiệp nhà nước, thường có các doanh nghiệp tư nhân có cùng ngành nghề, lĩnh

vực hoạt động. Đây chính là "sân sau" của cán bộ có chức, quyền trong doanh

nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp "sân sau" này luôn luôn trúng thầu trong

các dự án, hợp đồng thương mại béo bở. Những doanh nghiệp này tham dự vào

các giao dịch kinh tế giữa hai doanh nghiệp với vai trò xử lý lợi nhuận khi có lãi

và "đùn đẩy" thua lỗ khi rủi ro. Kết quả là cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà

nước thì giàu lên nhanh chóng còn doanh nghiệp thì thua lỗ triền miên, thậm chí

phá sản và tài sản vốn nhà nước bị thiệt hại vô cùng lớn. Những vấn đề được mổ

xẻ phát hiện qua vụ việc PMU 18 thời gian qua đã cho thấy nhận định này là

hoàn toàn có cơ sở.

Trong lĩnh vực ngân hàng là việc cho vay sai nguyên tắc, mất khả năng

thu hồi. Trong lĩnh vực kinh tế là sự móc nối giữa kẻ buôn lậu và cán bộ thuế,

- 13 -

hải quan, công an... Mới đây nhất cơ quan điều tra đã khởi tố điều tra vụ buôn

lậu thuốc lá lớn ở tỉnh Lào Cai trong đó có sự tiếp tay của các cán bộ cao cấp

của tỉnh và lãnh đạo Chi cục hải quan của tỉnh.

Theo Đại tá Nguyễn Hoà Bình - Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội

phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Bộ Công an – trình bày tại hội nghị

phòng chống tội phạm chiều 9/11/2004 thì: “Tham nhũng có dấu hiệu liên quan

rất nhiều đến buôn lậu, lừa đảo, ma tuý… vì chúng phải có bảo kê, mà người

bảo kê tất phải được hưởng lợi, có trường hợp tới 60% phần lợi thu được”.

Sự tham gia móc nối chặt chẽ giữa khu vực trong và ngoài nhà nước tạo

thành chu trình tội phạm khép kín, được hợp pháp hoá rất khó phát hiện và ngăn

chặn. Có thể thấy tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo và các hành vi vi phạm khác

ngoài xã hội có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau là một đặc điểm quan

trọng và hết sức đáng lo ngại của tệ tham nhũng trong thời gian gần đây.

III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA TỆ THAM NHŨNG Ở

NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Nguyên nhân khách quan

1.1 Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ quản lý còn lạc hậu,

mức sống thấp, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện

Đây có thể coi là nguyên nhân đầu tiên của tình trạng tham nhũng. Thực

tế cho thấy, tham nhũng thường phát triển ở những nước chậm phát triển hoặc

đang phát triển. Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của mình, Nhà nước đại diện

cho xã hội quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Nếu nhà nước quản lý xã hội lỏng

lẻo sẽ tạo ra các sơ hở cho tệ tham nhũng nảy sinh và phát triển. Mặc dù chúng

ta đã đạt được những thành tựu đáng kể qua 20 năm đổi mới nhưng về cơ bản

vẫn chưa thoát ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu, trình độ quản lý vẫn còn ở mức

thấp. Vì vậy mà nạn tham nhũng ngày càng trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực,

ở mọi ngành, mọi cấp.

1.2 Do quá trình chuyển đổi cơ chế, tồn tại và đan xen giữ cái mới và

cái cũ nên tham nhũng có cơ hội phát triển

Đây cũng là một trong những nguyên nhân của tệ tham nhũng. Quá trình

chuyển đổi là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian, vừa làm vừa rút kinh

nghiệm để tiếp tục hoàn thiện. Cơ chế cũ vốn quen thuộc bị thay thế, nhưng

những nếp nghĩ, thói quen vẫn còn. Trong khi đó, cơ chế mới đang được hình

thành, còn sơ khai cả trong nhận thức, quá trình thực hiện không khỏi lúng túng.

Các chuẩn mực đánh giá không rõ ràng, chắc chắn đã khiến không ít người lợi

dụng danh nghĩa đổi mới, vượt rào, năng động, sáng tạo để đục khoét tài sản nhà

nước, lợi dụng chủ trương xã hội hoá một số lĩnh vực để "thương mại hoá" thu

lợi ích tối đa cho cá nhân hoặc một nhóm người, thậm chí một cơ quan, đơn vị

hay một địa phương. Tình trạng "tranh tối tranh sáng" là mảnh đất tốt cho tệ nạn

- 14 -

tham nhũng phát triển. Không ít những cá nhân, tập thể có lúc được biểu dương,

ca tụng như là biểu hiện của sự năng động, dám nghĩ dám làm, thậm chí được

tôn vinh, nhưng sau một thời gian đã lộ rõ mặt trái, tiêu cực trong hoạt động sản

xuất kinh doanh, thực chất chỉ là những kẻ chuyên móc ngoặc, hối lộ, lợi dụng

sơ hở của cơ chế để tham nhũng.

1.3 Do những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã áp dụng việc

quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường và đã đạt đạt những thành tích rất cơ

bản. Tuy nhiên cùng với những mặt tích cực, cơ chế thị trường cũng đã bộc lộ

mặt trái của nó. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt, sự ngự trị của đồng tiền làm cho

người sản xuất kinh doanh có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá, tìm

cách hối lộ công chức nhà nước để tạo lợi thế trong kinh doanh. Trong xã hội,

sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, các giá trị xã hội bị đảo lộn, mọi người

đều bị sức ép của việc kiếm thật nhiều tiền, tâm lý mọi việc đều có thể mua bán.

Đây là điều chúng ta đã dự báo trước, nhưng lại không kịp thời có biện pháp

thích hợp để chủ động hạn chế ngay từ đầu, do đó từ mối lo về kinh tế đến nay

chuyển sang những mối lo về các tệ nạn xã hội. Đời sống khá giả, thông tin dư

thừa, nhiều khi không kiểm soát được, đã tấn công vào chuẩn mực cũ, làm biến

đổi các tiêu chí trong đạo đức, lối sống đã được xác định trong truyền thống. Xã

hội mất chuẩn mực, thế hệ trẻ mất định hướng và không có lý tưởng. Những

nghiên cứu gần đây cho thấy, tác hại to lớn của những yếu tố tiêu cực trong nền

kinh tế thị trường thật sự đã đến mức báo động và điều đó góp phần làm nặng nề

thêm tệ tham nhũng thông qua việc thúc đẩy các hành vi phạm pháp của cán bộ

công chức, ganh đua làm giàu phi pháp, đục khoét tiền của nhà nước và nhân

dân.

1.4 Do ảnh hưởng của một số tập quán văn hóa cũ không lành mạnh

Mặc dù từ ngàn đời xưa, quan, lại tham nhũng là những hiện tượng mà ai

cũng lên án nhưng trong tâm lý xã hội của người Á Đông nói chung và người

Việt Nam nói riêng có rất nhiều khía cạnh khiến cho tệ tham nhũng - với biểu

hiện tập trung nhất là nạn quà cáp, hối lộ - có cơ sở tồn tại và phát triển. Chuyện

biếu xén quà cáp được coi là một nét văn hoá của người Việt Nam. Mỗi khi gặp

gỡ nhau, trong dân gian cũng như trong hoạt động quan trường thì quà cáp

dường như là điều đương nhiên và được dễ dàng chấp nhận. Tập quán “miếng

trầu là đầu câu chuyện” cho đến nay vẫn tồn tại và bị lợi dụng thành nơi mua

bán, hối lộ; rồi đạo lý “ăn quả nhớ người trồng cây”, “hoa thơm mọi người cùng

hưởng” và nhất là chuyên ơn nghĩa, không chỉ là “nhớ ơn”, “biết ơn” mà phải

“đền ơn, đáp nghĩa”.

Kết quả điều tra xã hội học về nhân diện tham nhũng (Do Viện Khoa học

Thanh tra triển khai) cho thấy có đến 41% số người dân được hỏi cho rằng việc

đưa quà cáp chỉ là “món quà nhỏ” cám ơn người đã giúp đỡ mình giải quyết

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!