Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu qủa đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam cho đến năm 2020-Tập hợp các chuyên đề độc lập
PREMIUM
Số trang
243
Kích thước
5.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1477

Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu qủa đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam cho đến năm 2020-Tập hợp các chuyên đề độc lập

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TTCP

VKHTT

THANH TRA CHÍNH PHỦ

Viện khoa học thanh tra

17 Cao Bá Quát

TẬP HỢP CÁC BÀI VIẾT

CHUYÊN ĐỀ ĐỘC LẬP

Thuộc Đề tài độc lập cấp nhà nước:

“LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

PHÒNG NGỪA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM CHO ĐẾN NĂM 2020”

_______________________

6754-7

10/3/2008

Hà Nội, 12 – 2007

1

THANH TRA CHÍNH PHỦ

VIỆN KHOA HỌC THANH TRA

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA VÀ

ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG VÀ XÂY DỰNG

CHIẾN LƯỢC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT

NAM

Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2007

2

MỤC LỤC

1. Báo cáo dẫn đề...................................................................................... 3

2. Biên bản Hội thảo................................................................................. 8

3. Tài liệu Hội thảo................................................................................. 13

3

BÁO CÁO DẪN ĐỀ

HỘI THẢO KHOA HỌC

“CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN

LƯỢC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG”

(ngày 22/6/2007)

Phó Tổng Thanh tra Mai Quốc Bình

Chủ nhiệm Đề tài

Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học cho việc xây

dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống

tham nhũng ở Việt Nam đến năm 2020” được triển khai nghiên cứu theo

Quyết định số 526/QĐ-BKHCN ngày 30/3/2005 của Bộ Khoa học - Công

nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Đây là một đề tài

có phạm vi nghiên cứu rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề thuộc

về thể chế chính trị và thiết chế bộ máy nhà nước cũng như các yếu tố về

kinh tế xã hội. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu một cách

toàn diện hiện trạng tham nhũng ở Việt Nam, những nguyên nhân chủ yếu

của tình trạng tham nhũng hiện nay, đặc biệt là những biểu hiện mới của

tham nhũng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và đề ra các giải

pháp có tính chất chiến lược, lâu dài để đấu tranh với tệ nạn này, bảo đảm

một sự phát triển bền vững trên những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

Qua hơn hai năm thực hiện, nhiều nội dung nghiên cứu của đề tài đã

được triển khai tích cực và có kết quả.

Các chuyên đề nghiên cứu đã được thực hiện với sự tham gia của đông

đảo các nhà khoa học, những người làm công tác quản lý cũng như những

4

cán bộ, công chức trực tiếp tham gia vào quá trình hoạch định chính sách

pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Kết quả nghiên cứu của các chuyên đề đã được tổng hợp và được đưa ra

thảo luận trong các nhóm chuyên gia để lấy ý kiến đánh giá và tiếp tục hoàn

chỉnh.

Ban Chủ nhiệm đề tài đã tổ chức việc khảo sát tại một số địa phương để

đánh giá nhận thức về tham nhũng của xã hội hiện nay. Ban chủ nhiệm Đề

tài cũng đã tiến hành chuyến khảo sát nghiên cứu tại Ba lan và Cộng hoà

Liên bang Đức, ở Thụy Điển và Hà Lan cũng như tìm hiểu về kinh nghiệm

phòng, chống tham nhũng của nhiều nước và các tổ chức trên thế giới.

Việc triển khai nghiên cứu đề tài được thực hiện trong bối cảnh tham

nhũng đang trở thành một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của

Đảng và chế độ ta, đấu tranh chống tham nhũng đang trở thành mối quan

tâm lớn của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm quan trọng của bộ máy nhà

nước. Quá trình triển khai việc nghiên cứu đề tài cũng là quá trình mà Thanh

tra Chính phủ, được Chính phủ giao, đã chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ

chức có liên quan soạn thảo Luật phòng, chống tham nhũng và đã được

Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8

thông qua ngày 29/11/2005. Đồng thời, với việc Việt Nam đã ký kết và đang

trong quá trình chuẩn bị phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống

tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành rà soát hệ thống pháp luật,

đánh giá những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam khi tham gia Công ước

này.

Có thể nói quá trình nghiên cứu đề tài khoa học gắn bó chặt chẽ với quá

trình xây dựng đạo luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn

5

thi hành cũng như việc Trung ương ra Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Hầu hết các nội dung nghiên cứu của đề tài đã được thảo luận trong khi

soạn thảo Luật phòng, chống tham nhũng và xây dựng Nghị quyết trung

ương III. Trong đó không ít những kết quả nghiên cứu đề tài đã được tiếp

thu trực tiếp vào nội dung của đạo luật và Nghị quyết (vấn đề công khai

minh bạch hoạt động của cơ quan tổ chức đơn vị, vấn đề minh bạch tài sản,

thu nhập của cán bộ, công chức, việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế-xã

hội...). Đồng thời, quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật và Nghị quyết

cũng đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Chính vì vậy mà việc

nghiên cứu đề tài vừa mang một ý nghĩa thực tiễn to lớn, vừa như một sự

tổng kết và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tham nhũng và đấu tranh

chống tham nhũng để từ đó hình thành một khung chiến lược chống tham

nhũng của quốc gia.

Các giải pháp phòng chống tham nhũng chủ yếu mà chúng ta cần phải

thực hiện trong những năm sắp tới bao gồm:

1. Các giải pháp về giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và

nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức;

2. Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động công vụ của

cơ quan, tổ chức và kiểm soát cán bộ công chức;

3. Các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về

quản lý kinh tế, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng;

4. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm phòng ngừa tham nhũng;

5 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của

các cơ quan nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng;

6

6. Các giải pháp nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của xã hội

tham gia tích cực vào đấu tranh chống tham nhũng;

7. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

Với những kết quả nghiên cứu một cách toàn diện về tham nhũng và

đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta những năm vừa qua cũng như tham

khảo một cách có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới về vấn đề này, nhóm

nghiên cứu cho rằng Việt Nam cần xây dựng một chiến lược phòng, chống

tham nhũng toàn diện, tổng thể, là căn cứ vĩ mô cho toàn bộ hoạt động

phòng, chống tham nhũng ở nước ta. Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số

kiến nghị đối với việc xây dựng Chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu

quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Việt Nam bao gồm việc xác

định cơ sở để xây dựng chiến lược; Xác định những nội dung cơ bản của

Chiến lược cũng như các vấn đề liên quan đến việc triển khai Chiến lược

Có thể bước đầu hình dung khung Chiến lược gồm các trụ cột chính

- Tăng cường việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà

nước và giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng cán bộ, công chức nhà nước

nhằm ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước;

- Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế-văn hoá- xã hội, nhằm ngăn chặn

sơ hở nảy sinh tham nhũng;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan có chức năng trực tiếp

phát hiện và xử lý tham nhũng;

- Nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia tích cực của xã hội vào

hoạt động phòng, chống tham nhũng.

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng chỉ có thể đạt hiệu quả cao

khi chúng ta có một nền quản trị tốt được thực hiện bởi một đội ngũ cán bộ

7

công chức liêm chính, có sự chủ động tích cực của các cơ quan chức năng

trong phát hiện và xử lý tham nhũng, có sự đồng thuận về mặt nhận thức và

sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Cuộc đấu tranh

đó phải được sự chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt thể hiện quyết tâm chính

trị cao của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Có thể nói qua hơn hai năm triển khai, đề tài đã thu được những kết

quả đáng khích lệ. Tại cuộc Hội thảo này, chúng tôi rất mong các vị đại biểu

tập trung thảo luận về các giải pháp phòng, chống tham nhũng mà nhóm

nghiên cứu đã nêu ra để giúp chúng tôi một mặt tiếp tục hoàn chỉnh các sản

phẩm tiến tới nghiệm thu, mặc khác gấp rút xây dựng Dự thảo Chiến lược

phòng chống tham nhũng trình Chính phủ vào cuối năm 2007 theo kế hoạch.

Xin trân trọng cảm ơn!

8

THANH TRA CHÍNH PHỦ

VIỆN KHOA HỌC THANH TRA

Đề tài: “Luận cứ khoa học cho việc xây

dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao

hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng

ở Việt Nam cho đến năm 2020”

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỘI THẢO

I. Thời gian, thành phần, địa điểm

- Thời gian: ngày 22 tháng 3 năm 2007

- Địa điểm: Phòng họp nhà B, Viện KHTT.

- Thành phần:

+ Chủ toạ: TS. Mai Quốc Bình, Phó Tổng Thanh tra, Chủ nhiệm Đề

tài

+ Các đại biểu khác

II. Nội dung

1. TS. Mai Quốc Bình phát biểu khai mạc Hội thảo, nêu mục đích

hội thảo là lắng nghe báo cáo kết quả nghiên cứu chung của Đề tài, thảo luận

và hoàn thiện những kết quả nghiên cứu đó. Phần thảo luận chủ yếu tập

trung vào các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.

2. Đ/c Đinh Văn Minh, Thư ký Đề tài thay mặt BCN đề tài báo

cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu với những nội dung chính như sau:

Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan và toàn diện thực trạng

tham nhũng ở Việt Nam và những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng tham

nhũng hiện nay, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những định hướng lớn cho cuộc

đấu tranh nhằm ngăn chặn và đẩy lùi quốc nạn tham nhũng ở nước ta hiện

nay, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể trên các phương diện hoạt động của

nhà nước cũng như toàn xã hội để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham

nhũng

- Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động công vụ của cơ

quan, tổ chức, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và kiểm soát cán bộ

công chức, gồm các giải pháp:

+ Tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động công quyền:

9

+ Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và nâng

cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức.

+ Xây dựng và bảo đảm thực hiện qui tắc ứng xử của cán bộ công

chức:

+ Thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác để ngăn ngừa tham

nhũng:

+ Tăng cường minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, đề

cao tính tự giác và trách nhiệm của cán bộ đảng viên nhất là những người có

chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức

chính trị xã hội:

+ Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng

trong cơ quan, tổ chức hoặc ngành, lĩnh vực, địa phương mà mình phụ

trách.

+ Sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm công

khai, dân chủ

+ Cải cách chế độ tiền lương và các giải pháp bảo đảm đời sống của

cán bộ, công chức nhằm phòng ngừa tham nhũng: .

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, xã hội

nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng

+ Về quản lý và sử dụng đất đai

+ Về công tác quản lý đầu tư xây dựng và hoạt động mua sắm công

+ Đẩy mạnh cải cách nền tài chính công, kiểm soát tốt hơn nữa công

tác thu chi, ngân sách.

+ Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; tăng

cường quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp

- Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm phòng ngừa tham nhũng

+ Cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành

chính trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp

+ Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhằm ngăn

ngừa tham nhũng

+ Xây dựng chính phủ điện tử nhằm tăng cường khả năng tiếp cận

chính sách, tiếp cận công lý và pháp luật của công dân

+ Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận và

giải quyết công việc của công dân và doanh nghiệp.

- Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của

các cơ quan nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng

+ Về tổ chức

+ Về các biện pháp phát hiện và chính sách hình sự:

+ Nâng cao sức chiến đấu của lực lượng đấu tranh chống tham nhũng:

10

+ Về việc sửa đổi qui định của pháp luật nhằm mở rộng phạm vi điều

chỉnh đối tượng tham nhũng.

+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, điều tra,

kiểm sát, xét xử các vụ việc tham nhũng

- Các giải pháp nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của xã hội

tham gia tích cực vào đấu tranh chống tham nhũng.

+ Các giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức

của xã hội đối với tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng:

+ Phát huy vai trò của xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng:

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

- Việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu

tranh chống tham nhũng của Việt Nam

3. Các đại biểu dự Hội thảo trình bày báo cáo tham luận và thảo luận

xung quanh những nội dung nghiên cứu của Đề tài.

Có 30 báo cáo tham luận và nhiều ý kiến thảo luận của đại biểu. Các ý

kiến tập trung vào những vấn đề sau:

- - Về nội dung công khai, minh bạch: đây là vấn đề đã được đề cập

trong nhiều văn bản, kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy các nước bạn cũng

hết sức chú trọng biện pháp đảm bảo công khai minh bạch. Tuy nhiên, báo

cáo tổng thuật cần đề cập rõ công khai minh bạch sẽ được thực hiện như thế

nào? Công khai minh bạch cho ai, công khai những nội dung gì để tránh tình

trạng công khai, minh bạch một cách hình thức.

- Về biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng: Hiện nay chúng ta vẫn

đang sử dụng biện pháp này tuy nhiên việc thực hiện trên thực tế gần như

chỉ mang tính hình thức mà không đem lại hiệu quả thiết thực. Trong báo

cáo tổng thuật cần mô tả rõ cách thức tiến hành mà những yêu cầu về kết

quả phải đạt được.

- Về nội dung xây dựng quy tắc ứng xử: Đây là một giải pháp đúng

đắn. Có thể nhận thấy ngay một nhược điểm lớn của công chức Việt Nam là

không có tính chuyên nghiệp vì vậy cần phải được chuyên nghiệp hóa.

Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ công chức không nên giải

thích đó là vì mục đích chống tham nhũng mà nên giải thích đó là vì mục

đích tăng cường tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức.

Về nội dung tăng lương để phòng ngừa tham nhũng: cũng là

một biện pháp đúng đắn, tuy nhiên hiện nay biện pháp này vẫn chưa được

thực hiện triệt để. Ngoài ra, hiện nay, tỷ lệ vốn dành cho các hoạt động đầu

tư quá lớn (40% GDP, 1/3 ngân sách nhà nước). Chúng ta cần phải tiến hành

11

tăng lương theo quan điểm phát triển đó là tăng lương để thúc đẩy tăng

trưởng. Tuy nhiên, không nên tăng lương theo chủ nghĩa cào bằng mà nên

tập trung cho đội ngũ cán bộ tinh nhuệ.

- Về vấn đề chính sách nhà ở: thực tế đã chứng minh biện pháp này

không mang lại hiệu quả thiết thực và nếu không cẩn thận ta có thể trở lại

thời kỳ bao cấp như trước kia.

- Trong dự thảo nội dung chiến lược chưa thấy đề cập đến vai trò của

Đảng

- Công tác chống tiêu cực trong ngành Công an tương đối rõ ràng, tuy

nhiên công tác chống tiêu cực trong Quân đội thì không ai biết. Báo cáo tổng

thuật cũng cần đề cập và phân tích vấn đề này.

- Báo cáo tổng thuật đã đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cho cán

bộ công chức, giải pháp này đúng nhưng chưa đầy đủ, cần phải bổ sung

mảng đào tạo và tăng tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức.

Vấn đề con người cần phải là một trong những trụ cột chính để phòng,

chống tham nhũng. Công tác cán bộ hiện nay đang gặp những vấn đề như:

+ Khâu tuyển dụng cán bộ, công chức chưa tốt. Cụ thể là, nhiều người

được tuyển chọn không phải do trình độ, năng lực thật sự mà là do chạy

chọt, đút lót. Điều này dẫn đến tình trạng những cán bộ không có năng lực

thì không làm được việc và lại tính đến những cách thức khác để xoay xở

kiếm tiền.

+ Khâu bổ nhiệm cán bộ cũng có rất nhiều sai phạm, tình trạng chạy

chức chạy quyền hiện nay đã trở nên quá phổ biến, hầu như ở cơ quan nào

cũng diễn ra tình trạng này.

+ Khâu định hình tổ chức của một đơn vị cũng có rất nhiều khuyết

điểm.

Tất cả những điều đó cho thấy chất lượng công tác cán bộ của chúng

ta đang ở mức báo động, cần thiết phải có ngay những biện pháp cấp bách để

chấn chỉnh

- Ngoài ra, trong báo cáo tổng thuật còn có một số giải pháp chưa có

cơ sở chắc chắn đó là giải pháp bầu hay bổ nhiệm một số chức danh quản lý.

Tại sao đối với các chức vụ khác đều là bổ nhiệm mà riêng đối với chủ tịch

cấp xã, tác giả lại kiến nghị nên bầu. Kiến nghị này dựa trên cơ sở nào.

- Cần xây dựng chế độ giám sát hiệu quả. Chế độ giám sát sẽ giúp cho

mọi công việc được kiểm tra thường xuyên, giúp phát hiện kịp thời những

khó khăn và cả những vi phạm ngay từ lúc mới nảy sinh.

12

- Trong công tác cán bộ, cần phải xây dựng hệ tiêu chuẩn đối với các

bộ ở từng cấp, bậc, ngành nghề chuyên môn. Việc xây dựng hệ thống các

tiêu chuẩn này sẽ tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho công tác tuyển chọn

cũng như bổ nhiệm cán bộ.

- Báo cáo tổng thuật cần đề cập và phân tích sâu hơn nữa vai trò của

tổ chức Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo toàn diện nhà

nước và xã hội, vì vậy, trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, Đảng

cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là trong công tác giới

thiệu nhân sự cho các vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

- Trong nhóm giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, cần

tập trung xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này. Thực tế hiện nay,

cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát chưa tốt.

Hoạt động của các cơ quan đó vẫn dừng lại ở mức việc cơ quan nào cơ quan

đó là, có phối hợp nhưng không hiệu quả.

4. Đ/c Mai Quốc Bình, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu tiếp thu ý kiến

của đại biểu

Hội thảo kết thúc vào lúc 16h 30’ ngày 5 tháng 9 năm 2006

13

Tài liệu Hội thảo

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, NGỪA

VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG VÀ XÂY DỰNG

CHIẾN LƯỢC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA

VIỆT NAM

A. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA

VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG

Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng bao gồm

những biện pháp tác động vào các yếu tố, đối tượng…để tham nhũng không

xảy ra hoặc đã xảy ra thì bị phát hiện nhanh chóng, kịp thời ngăn chặn và

xử lý nghiêm khắc. Các giải pháp phải bảo đảm tính hệ thống và tính toàn

diện bởi vì tham nhũng vốn là hiện tượng hết sức phức tạp trong đó có cả

yếu tố chính trị và kinh tế, văn hoá, xã hội…Các giải pháp phòng, chống

tham nhũng sẽ được thực hiện trong một tổng thể thống nhất và mỗi giải

pháp có ý nghĩa cũng như yêu cầu riêng.

Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan và toàn diện thực trạng

tham nhũng ở Việt Nam và những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng

tham nhũng hiện nay, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những định hướng lớn

cho cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn và đẩy lùi quốc nạn tham nhũng ở

nước ta hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể trên các phương diện

hoạt động của nhà nước cũng như toàn xã hội để nâng cao hiệu quả đấu

tranh chống tham nhũng. Ở đây xin nêu ra các kiến nghị và phân tích các

giải pháp chủ yếu để phòng, chống tham nhũng.Cụ thể như sau:

I. Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động công vụ

của cơ quan, tổ chức, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và kiểm

soát cán bộ công chức

Đặc trưng cơ bản của tham nhũng là phải dựa trên yếu tố quyền lực

cho nên sự tác động trước hết phải nhằm vào các cơ quan tổ chức và cán bộ

công chức nhà nước. Ở đây xin được nêu ra một số giải pháp chủ yếu như

sau:

1. Tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động công

quyền: Công khai minh bạch là biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm

phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng. Kinh nghiệm của các nước đã

cho thấy điều này và bản thân Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham

nhũng cũng nhấn mạnh tính cần thiết của biện pháp công khai minh bạch

trong hoạt động công quyền. Vì vậy cần phải có những biện pháp cụ thể để

thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan tổ

chức.

14

Thực hiện nguyên tắc mọi hoạt động của cơ quan tổ chức phải công

khai trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Ban hành cơ chế công khai minh bạch và quyền tiếp cận của công

dân đối với thông tin về hoạt động của cơ quan tổ chức.

Cần cụ thể hoá trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong việc thực

hiện công khai trong hoạt động của cơ quan, tổ chức mình, qui định các

hình thức công khai bắt buộc hoặc lựa chọn. Kiến nghị các cơ quan có thẩm

quyền nghiên cứu ban hành Luật về quyền tiếp cận thông tin đối với hoạt

động của cơ quan, tổ chức của công dân như ở nhiều nước trên thế giới đã

có.

Cần thực hiện tốt thanh tra công vụ . Nghiên cứu sửa đổi Luật thanh

tra theo hướng Thanh tra Chính phủ và thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện chú

trọng thanh tra công vụ, trong đó trao thêm quyền hạn cho các tổ chức

thanh tra trong việc xử lý các cán bộ, công chức vi phạm trong hoạt động

công vụ của mình, bảo đảm giám sát hoạt động công quyền, góp phần làm

trong sạch bộ máy nhà nước.

2. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và

nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công

chức.

Đây là giải pháp mang tính cơ bản lâu dài mà lâu nay chúng ta chưa

thực sự coi trọng và đôi khi còn được làm rất hình thức qua loa, chiếu lệ và

hiệu quả rất thấp.

Mục đích của biện pháp này là làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên

phải đạt tới một nhận thức thống nhất và đầy đủ về những tác động tiêu cực

của tham nhũng đối với sự phát triển đất nước . Nội dung về sự liêm chính

trong hoạt động công vu phải được đưa vào tất cả các trường đào tạo về

chính trị, hành chính và bồi dưỡng cán bộ, công chức của các bộ, ngành,

địa phương. Phải coi nhận thức về tham nhũng và đấu tranh chống tham

nhũng là những yêu cầu không thể thiếu đối với mọi công chức nhà nước

nhất là những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý.

3. Xây dựng và bảo đảm thực hiện qui tắc ứng xử của cán bộ công

chức:

Việc thực hiện tốt điều này sẽ là một nội dung hết sức quan trọng để

cán bộ, công chức thực hiện công vụ trong sự liêm chính, khách quan, tránh

được các tác động tiêu cực có thể nảy sinh tham nhũng trong quan hệ công

vụ và cả quan hệ xã hội.

- Rà soát, sửa đổi và bổ sung quy định những điều đảng viên, cán bộ,

công chức không được làm; công bố công khai để nhân dân giám sát thực

hiện.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!