Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lựa Chọn Thiết Bị Làm Đất Hợp Lý Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Tại Huyện Tam Đảo Tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
MỞ ĐẨU
Nông nghiệp, nông thôn là vấn đề trọng yếu của mỗi Quốc gia, Nông
nghiệp là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cho nền kinh tế, nó cung cấp
những sản phẩm thiết yếu cho con người tồn tại. Trong quá trình phát triển
kinh tế, nông nghiệp cần được quan tâm phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Vì thế, sự ổn định mức an
ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát
triển của ngành nông nghiệp.
Hiện nay dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nông
nghiệp ngày nay khẳng định vị trí của mình trong cơ cấu nền kinh tế, nó góp
phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việt Nam là nước nông nghiệp với xuất phát điểm thấp, có tới 80% dân số
sống ở nông thôn, cơ cấu nông nghiệp độc canh, GDP từ nông nghiệp còn rất
lớn, năng suất khai thác từ ruộng đất và năng xuất lao động còn thấp thì vấn
đề nông nghiệp, nông thôn càng trở lên cấp bách hơn. Trong những năm qua
nông nghiệp nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong
nền kinh tế, từng bước thực hiện việc chuyển sản xuất nông nghiệp tự cung,
tự cấp sang sản xuất hàng hoá, tạo ra được nhiều mặt hàng xuất khẩu quan
trọng để thu ngoại tệ (như xuất khẩu gạo, cafê, cao su…). Để đạt được những
kết quả đáng khích lệ như vậy việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản
xuất nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là một chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển từ đó nâng cao thu
nhập cho người nông dân, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính
trị - xã hội của đất nước, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các
Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nông nghiệp trong thời
gian tới.
2
Trong sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa khâu làm đất là nhu cầu cấp
bách không chỉ giúp bà con nông dân giảm chi phí nhân công, giải phóng sức
lao động, chủ động thời vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn góp phần từng
bước chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp háo, hiện đại hóa.
Hiện nay việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và khâu làm đất trồng lúa nói riêng đã được đẩy mạnh, tỷ lệ làm đất
trồng lúa bằng máy nhiều nơi đã đạt từ 80-90%, nhiều loại máy đã được áp
dụng vào sản xuất, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tam Đảo là huyện miền núi của Tỉnh Vĩnh Phúc, cơ cấu kinh tế chủ
yếu dựa vào nông nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp đã áp dụng nhiều thiết
bị máy móc vào để cơ giới hóa khâu làm đất. Do đặc điểm đồng ruộng của địa
phương miền núi nên việc áp dụng một số loại máy vào khâu làm đất còn
nhiều hạn chế, chưa phù hợp, nên hiệu quả kinh tế thấp.
Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong việc áp dụng loại máy
vào khâu làm đất trồng lúa tại địa phương thì cần thiết phải tiến hành nghiên
cứu tuyển chọn, để tìm ra loại thiết bị phù hợp nhất với điều kiện đồng ruộng
và điều kiện kinh tế xã hội của huyện.
Xuất phát từ lý do nêu trên tác giả đã chọn và thực hiện đề tài: “Lựa
chọn thiết bị làm đất hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc
Nông nghiệp (Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản) là một trong những thế
mạnh của huyện Tam Đảo, với những đặc điểm đặc thù, được tạo lập bởi các
yếu tố thời tiết, khí hậu. Những thế mạnh đó đã được chú trọng khai thác trong
những năm gần đây, nhất là từ khi thành lập huyện đến nay (2004). Trong cơ cấu
đất đai, đất nông, lâm nghiệp và thủy sản là 19.353,41 ha, chiếm 82,35%; Trong
đó đất Lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 14.704,33 ha, chiếm 48,9% diện
tích đất tự nhiên và 62,4% diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Số lượng
người làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện Tam
Đảo cũng chiếm tỷ lệ cao; Trong số 34.579 người đang làm việc trên địa bàn
huyện thì có tới 52,6% số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản, giá trị sản xuất của nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 chiếm
50,80%.
Với những thế mạnh và đặc thù riêng, nông, lâm nghiệp và thủy sản của
huyện Tam Đảo có sự tăng trưởng khá cao so với nông nghiệp của cả nước cũng
như nông nghiệp của các huyện khác trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tính chung
trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản mức tăng giá trị sản xuất đã đạt
tới 11,16%/năm thời kỳ 2004-2010 và 12,55%/năm giai đoạn 2006-2010; Trong
đó, ngành nông nghiệp có mức tăng khá cao, bình quân thời kỳ 2006-2010
ngành nông nghiệp có mức tăng tới 12,76%/năm, trong khi đó lâm nghiệp có
mức biến động tăng 6,65%/năm, thủy sản tăng 1,74%/năm. Sự tăng trưởng cao
của nhóm ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng
kinh tế chung của huyện.
4
Bảng 1.1: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn.
Chỉ tiêu
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (tỷ đồng) B.Q
06-10
(%)
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số 121,95 127,36 139,06 146,44 178,03 203,87 230,12 12,55
Nông
nghiệp
116,13 123,47 136,59 142,36 173,59 199,05 225,06 12,76
Lâm
nghiệp
4,52 2,87 1,02 3,01 3,33 3,80 3,95 6,65
Thủy
sản
1,30 1,02 1,45 1,07 1,1 1,02 1,11 1,74
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng giá
trị sản xuất trong chăn nuôi và giảm giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt. Năm
2004 trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 72,9%, chăn nuôi chỉ
chiếm 27,1%; đến năm 2007 cơ cấu này đã có sự chuyển biến đáng kể, cụ thể
ngành trồng trọt giảm xuống còn 57,2%, ngành chăn nuôi tăng gần gấp đôi đạt
42,8% và đến năm 2010 ngành trồng trọt chỉ còn chiếm 34%, chăn nuôi đạt
65,38% và dịch vụ nông nghiệp chiếm 0,62%.
1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội tại địa phương
1.2.1. Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh của Tỉnh Vĩnh
Phúc, kể từ năm 2004 đến nay, sau 7 năm được thành lập và đi vào hoạt động
Tam Đảo đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an
ninh và quốc phòng.
* Tăng trưởng kinh tế:
5
Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên,
xã hội, nhưng liên tục trong 7 năm được thành lập và đi vào hoạt động (từ
2004 – 2010) kinh tế Tam Đảo luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá
trị sản xuất tăng bình quân 18,22%/năm, đặc biệt giá trị tổng sản phẩm trên
địa bàn các năm 2006-2010 tăng bình quân 18,53%/năm (mục tiêu Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ huyện 2005 - 2010 là 14 - 16%/năm); Giá trị sản xuất
tính theo giá so sánh xuất bình quân đầu người tăng từ 3,6 triệu
đồng/người/năm 2004 lên 7,96 triệu đồng/người/năm 2010 và từ 4,7 triệu
đồng năm 2004 lên 17,75 triệu đồng năm 2010 tính theo giá thực tế .
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX trên địa bàn huyện
Giá cố định 1994
Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất (tỷ đồng) BQ
06-10
(%)
BQ
04-10
(%)
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng
GTSX
208,69 243,22 280,22 345,69 428,11 481,19 569,25 18,53 18,22
Nông,
LN, TS
121,95 127,36 139,06 146,44 178,26 203,87 230,12 12,55 11,16
CN và
XD
16,21 34,66 55,09 72,93 83,69 90,95 115,50 27,22 38,72
Du lịch,
DV
70,53 81,20 86,07 126,32 166,40 186,36 223,63 22,45 21,20
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tam Đảo
Khảo sát số liệu cho thấy, mức tăng tổng giá trị sản xuất các ngành phụ
thuộc nhiều vào mức tăng của ngành nông lâm nghiệp, thủy sản và ngành
dịch vụ. Sự tăng trưởng nhanh của nhóm ngành này chủ yếu do tác động của
sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào
sản xuất và tăng nhanh tỷ trọng của ngành chăn nuôi.
6
* Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế dần chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch
vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tuy nhiên đến nay tỷ trọng nông nghiệp vẫn
còn cao, hết năm 2010 cơ cấu kinh tế của Tam Đảo là: Nông - Lâm nghiệp -
Thuỷ sản 50,8%; Thương mại - Dịch vụ - Du lịch 29,16%; Công nghiệp -
TTCN - XDCB 20,04%.
Bảng 1.3: Cơ cấu ngành kinh tế trong địa bàn huyện
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng giá trị sản
xuất
366,25 428,83 576,49 884,44 1.013,85 1.269,34
Nông, lâm, thủy
sản
197,26 202,638 269,060 463,449 530,798 644,92
CN, TTCN, xây
dựng
55,31 105,689 143,202 169,034 193,307 259,03
Thương mại,
Dịch vụ
113,68 120,500 164,231 251,954 289,747 365,39
Cơ cấu giá trị
sản xuất
100 100 100 100 100 100
Nông nghiệp 53,85 47,25 46,67 52,40 52,35 50,80
CN, TTCN, XD 15,10 24,65 24,84 19,11 19,06 20,04
Thương mại, DV 31,05 28,10 28,49 28,49 28,59 29,16
Nguồn: : Chi cục Thống kê huyện Tam Đảo – Tính theo giá hiện hành.
Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu, sản
xuất hàng hóa trong Nông, lâm nghiệp và thủy sản mới bước đầu phát triển
trong những năm gần đây. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác thấp,
7
các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, ngành
trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp,
các lĩnh vực chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi
tăng nhanh qua các năm, đạt mức 26,09%/năm những năm 2004-2010, trong
đó mức tăng các năm 2006-2010 đạt 25,98%. Đối với ngành trồng trọt mức
tăng là 3,13%/năm trong suốt những năm 2004-2010 và 3,45% giai đoạn
2006-2010. Với mức tăng trên cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự
chuyển biến tiến bộ theo xu hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành chăn nuôi.
Bảng 1.4: Tình hình phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn huyện.
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. Cây lúa:
+Năng suất
(tạ/ha)
42,97 40,00 42,09 34,4 46,9 46,86 48,5
+ Sản lượng
(tấn)
21.030 19.342 19.531 15.441 20.491 21.872 23.186
2. Cây ngô:
+ Năng suất
(tạ/ha)
35,25 32,87 35,00 36,18 28,90 20,50 24,50
+ Sản lượng
(tấn)
4.574 3.942 4.923 5.711 4.764 3.380 3.520
3. Sản lượng rau
(tấn)
3.834 3.900 4.023 2.600 5.980 5.800 6.500
4. SL đậu tương
(tấn)
103 110 119 107 45 70 90
Nguồn: : Chi cục Thống kê huyện Tam Đảo
8
- Đối với ngành trồng trọt: Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt chủ
yếu nhờ sự thâm canh tăng năng suất, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật
và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong những năm qua, huyện Tam Đảo đã
triển khai dự án mở rộng phát triển cây rau su su ở 6 vùng tại một số xã, thị
trấn trong huyện với tổng diện tích 257,3ha; diện tích trồng dưa hấu tại xã
Đạo Trù 7ha, bí xanh tại xã Yên Dương và xã Minh Quang 7ha. Trong 7 năm
diện tích cây rau đậu đã tăng từ 323ha lên 654ha, nhờ đó giá trị thu nhập trên
ha đất canh tác được nâng cao.
- Đối với cây lúa là loại cây trồng chiếm tỷ lệ lớn trong ngành trồng trọt
tuy diện tích giảm, nhưng do đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học,
kỹ thuật nên năng suất đã tăng nhanh đáng kể; từ 42,97 tạ/ha năm 2004 lên
48,5 tạ/ha năm 2010, do đó bình quân lương thực đầu người tăng nên, cuộc
sống người dân ngày càng nâng cao. Trong những năm tới chắc chắn rằng
diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhường đất cho
phát triển hạ tầng đô thị, do đó để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn thì
việc chủ động đưa giống mới, cây trồng mới có giá trị kinh tế cao và áp dụng
các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn cần được quan tâm đầu tư.
- Đối với ngành chăn nuôi: Tam Đảo có những lợi thế nhất định trong
phát triển ngành chăn nuôi do có điều kiện khí hậu đặc thù, gần thị trường tiêu
thụ, là huyện trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh.
Các loài vật nuôi của huyện cũng khá phong phú bao gồm gia súc, gia cầm,
cá nước ngọt. Trong những năm gần đây tổng đàn vật nuôi đều tăng, trong đó đàn
lợn và gà, gan vịt tăng mạnh, còn đàn Trâu, bò tăng không đáng kể.
- Đối với ngành dịch vụ nông nghiệp. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp
chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và có xu hướng tăng.
Hoạt động về dịch vụ giống và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật
trong nông nghiệp do các Hợp tác xã đảm nhiệm, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng