Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lòng nhân ái trong nhân cách Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Minh Hiền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 149 - 152
149
LÒNG NHÂN ÁI TRONG NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Minh Hiền
*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nhân ái vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hình thành và phát triển trong quá trình
đấu tranh chống thiên tai, địch họa để xây dựng và bảo vệ đất nước. Lòng nhân ái ở Hồ Chí Minh
là biểu hiện đầy đủ nhất của chủ nghĩa nhân đạo: thương yêu, kính trọng, tin tưởng con người.
Nhân cách Hồ Chí Minh là kết tinh phẩm chất của dân tộc - một dân tộc cần cù lao động và giàu
tình yêu thương. Ai đến với Bác cũng thấy mình được cảm hóa, được học làm người.
Từ khóa: Hồ Chí Minh, truyền thống, nhân cách, nhân ái
Nhân cách Hồ Chí Minh là kết tinh phẩm chất
của dân tộc - một dân tộc cần cù lao động và
giàu tình yêu thương. Ở Người, một nhân
cách vĩ đại đã và đang hài hòa nhất quán giữa
nói và làm, sống và hành động, lý trí và tình
cảm. Trong nhân cách đó, điểm cốt lõi, yếu tố
có tính nền tảng bao trùm là lòng nhân ái cao
cả và ý thức tôn trọng các giá trị vật chất và
quyền lợi của con người. *
Người kế thừa tư tưởng kiệt xuất của các anh
hùng, hào kiệt của dân tộc như Trần Hưng Đạo,
Nguyễn Trãi… về sức mạnh của nhân dân:
“Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu
rễ”; “đẩy thuyền cũng là dân, mà lật thuyền
cũng là dân”. Người còn kế thừa tư tưởng nhân
văn “lấy dân làm gốc” và chủ nghĩa nhân đạo
hiện thực của học thuyết Mác để hình thành tư
tưởng nhân văn mới, với niềm tin tưởng mãnh
liệt vào sức mạnh, tính chủ động, sáng tạo của
quần chúng nhân dân lao động. Người nói:
“Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân
dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực
lượng đoàn kết của nhân dân” (4). Lòng nhân
ái ở Hồ Chí Minh là biểu hiện đầy đủ nhất của
chủ nghĩa nhân đạo: thương yêu, kính trọng, tin
tưởng con người.
Có thể nói rằng, với Hồ Chí Minh lòng nhân
ái không chỉ dừng lại ở lòng từ bi, bác ái một
cách mơ hồ chung chung, càng không phải là
lòng thương hại của một người đứng từ trên
cao nhìn xuống mà lòng nhân ái ở Người là
sự thông cảm sâu sắc đối với con người, đặc
biệt là những người cùng khổ, bất hạnh nhất
*
Tel: 0979858677; Email: [email protected]
trong xã hội - những người bị áp bức nặng nề,
những người lao động… Người từng nói:
“Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề… là vấn đề ở đời
và làm người. Ở đời và làm người phải là
thương nước, thương dân, thương nhân loại
đau khổ bị áp bức”(1). Tình yêu thương con
người của Người thể hiện trước hết là tình
thương yêu với đại đa số nhân dân, những
người lao động bình thường trong xã hội,
những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột.
Yêu thương con người là phải làm mọi việc
để phát huy sức mạnh của mỗi người, đoàn
kết mọi người lại để phấn đấu cho đạt mục
tiêu: “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành”.
Khi đất nước chưa được độc lập, nhân dân
chưa được tự do, tình yêu thương con người,
yêu nước là động lực thôi thúc Hồ Chí Minh
ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân khỏi ách
áp bức của chủ nghĩa thực dân, khỏi lầm than
đói rét. Nhân cách Hồ Chí Minh là kết tinh
phẩm chất của dân tộc - một dân tộc cần cù
lao động và giàu tình yêu thương. Hơn thế
nữa Người còn tìm cách khơi dậy trong mỗi
con người Việt Nam lòng yêu nước, niềm tin
và ý chí cách mạng để họ tự đứng lên đấu
tranh giải phóng mình, biến ước mơ lý tưởng
thành hiện thực. Từ đó, Người nguyện trung
thành với nước, với dân, hiến dâng cả cuộc
đời cho sự nghiệp vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Lòng thương yêu người bao la của Người đã
được chứng minh chính bằng cả cuộc đời hoạt
động vì độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của
Người Việt Nam và nhân dân lao động trên
toàn thế giới. Bản thân cuộc sống riêng tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn