Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng
MIỄN PHÍ
Số trang
106
Kích thước
655.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1901

Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

CỦA VI HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

CỦA VI HỒNG

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 62.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Trần Thị Việt Trung

THÁI NGUYÊN, NĂM 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn

Ban giám hiệu, khoa sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa

Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý Thầy, Cô giáo trực

tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn:

PGS.TS. Trần Thị Việt Trung, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong

suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả cảm ơn, trường THCS Chùa Hang II- Đồng Hỷ- Thái Nguyên,

tập thể lớp cao học K17 chuyên ngành Ngữ văn trường ĐHSP Thái Nguyên,

gia đình cố nhà văn Vi Hồng đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong quá

trình học tập và nghiên cứu luận văn.

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân,đồng nghiệp

đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu

và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác

giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình

nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục i

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 12

Chƣơng 1: VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU

SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ CỦA NHÀ VĂN

DÂN TỘC TÀY TIÊU BIỂU- VI HỒNG 12

1.1. Sự hình thành và phát triển của văn xuôi các dân tộc thiểu số

Việt Nam hiện đại 12

1.2. Nhà văn dân tộc Tày tiêu biểu - Vi Hồng 17

1.2.1. Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác 17

1.2.1.1.Về con người Vi Hồng 17

1.2.1.2 .Về sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng 20

1.2.2. Nhà tiểu thuyết dân tộc Tày - Vi Hồng 30

1.2.2.1. Viết tiểu thuyết như là một nhu cầu bộc lộ nội tâm của

nhà văn 30

1.2.2.2. Một vài đặc điểm trong tiểu thuyết của Vi Hồng 31

1.2.2.3. Lời văn nghệ thuật – Một phương diện đặc sắc trong tiểu

thuyết của Vi Hồng 34

Chƣơng 2: MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ

THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG 41

2.1. Lời văn nghệ thuật của Vi Hồng - sự khai thác triệt để chất liệu

ngôn ngữ trong các sáng tác dân gian Tày 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

2.1.1. Vai trò của chất liệu ngôn ngữ trong sáng tác 41

2.1.2. Chất liệu ngôn ngữ trong sáng tác của Vi Hồng 42

2.2. Lời văn nghệ thuật của Vi Hồng mang đậm dấu ấn sáng tạo của

nhà văn 52

2.2.1. Sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả các thành ngữ, tục ngữ, dân

ca Tày trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng 52

2.2.2. Lời văn giàu tính ước lệ và sử dụng nhiều mĩ từ, nhã ngữ 58

2.2.3. Sự vận dụng hiệu quả vốn tri thức về đời sống văn hóa, phong

tục tập quán của người Tày trong tiểu thuyết của Vi Hồng 61

Chƣơng 3: MỘT SỐ THÀNH PHẦN CƠ BẢN VÀ ĐẶC TRƢNG

NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT VI HỒNG 68

3.1. Một số thành phần cơ bản trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng 68

3.1.1. Lời trần thuật gián tiếp (ngôn ngữ người trần thuật) 68

3.1.2. Lời trần thuật trực tiếp (lời nhân vật) 72

3.2. Một số kiểu diễn đạt đặc trưng trong tiểu thuyết Vi Hồng 77

3.2.1. Câu lặp cấu trúc thành phần 77

3.2.2. Lời văn sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ, ngôn ngữ mang

yếu tố liệt kê, lối so sánh trùng điệp 81

KẾT LUẬN 88

PHỤ LỤC 1 90

PHỤ LỤC 2 94

PHỤ LỤC 3 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận hợp thành

quan trọng của nền văn học Việt Nam vốn rất giàu bản sắc. Do đó, việc

nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số cũng chính là nghiên cứu một bộ phận

quan trọng của nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỉ qua,

việc nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số - mặc dù đã được chú ý (đặc biệt

là khoảng 5 năm trở lại đây) nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu

tìm hiểu,thưởng thức một cách sâu sắc về mảng văn học vẫn chứa đựng nhiều

sự hấp dẫn và bí ẩn này của đông đảo người đọc đương thời. Vì vậy, việc

nghiên cứu một cách nghiêm túc, tích cực văn học thiểu số vẫn là một hoạt

động mang tính thời sự cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao.

1.2. Vi Hồng là một nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu thời kì hiện đại

(đặc biệt là trong giai đoạn những năm 80 - 90 của thế kỉ XX). Ông là một

cây bút văn xuôi nổi tiếng của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ông đã

có nhiều đóng góp đáng trân trọng vào sự phát triển văn xuôi các dân tộc

thiểu số, góp phần đưa văn học dân tộc thiểu số vươn đến sự "bình đẳng"

trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật đối với người Kinh. Chính vì thế

đã có khá nhiều người đi vào nghiên cứu về tác giả và những tác phẩm văn

học của nhà văn này. Tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi vẫn chưa thấy một

công trình nghiên cứu nào đề cập một cách chuyên biệt, hệ thống về đặc điểm

lời văn nghệ thuật của Vi Hồng, mà theo chúng tôi: một trong những đặc

điểm nổi bật, một trong những yếu tố có thể khu biệt văn chương của Vi

Hồng đối với các tác giả khác chính là lời văn nghệ thuật của ông- lời văn

của một nhà văn Tày, một thày giáo dạy văn học dân gian Tày, với cách cảm,

cách nghĩ, cách diễn đạt mang đậm dấu ấn, bản sắc của dân tộc Tày. Hay nói

một cách khác - nghiên cứu lời văn nghệ thuật của Vi Hồng sẽ góp phần làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

sáng tỏ những nét phong cách nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn

Tày tiêu biểu xuất sắc này, đồng thời, khẳng định những đóng góp quan trọng

của ông (ở phương diện nghệ thuật) đối với sự phát triển của văn xuôi các dân

tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

1.3. Sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng rất phong phú, (ông viết truyện ngắn,

tiểu thuyết, nghiên cứu văn học) nhưng mảng đặc sắc nhất chính là tiểu thuyết.

Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu Lời văn nghệ thuật trong

tiểu thuyết của Vi Hồng - cũng chính là đã tìm hiểu phần tiêu biểu nhất, phần

có những đóng góp rõ rệt nhất của nhà văn dân tộc thiểu số này.

1.4. Hiện nay vấn đề nghiên cứu và giảng dạy văn học các dân tộc thiểu

số Việt Nam trong chương trình giảng dạy văn các cấp học (từ tiểu học, trung

học đến đại học) đang là một vấn đề thời sự bởi sự cần thiết và tầm quan

trọng của nó trong đời sống văn học nước nhà. Do đó việc nghiên cứu lời văn

nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn

(bên cạnh ý nghĩa khoa học). Nếu nghiên cứu thành công, đây sẽ là một tài

liệu tham khảo có giá trị đối với những người nghiên cứu và sử dụng phần

văn học dân tộc thiểu số ở các cấp học.

2. Lịch sử vấn đề

Trong nền văn học các dân tộc thiểu số thời kì hiện đại, văn học dân tộc

Tày chiếm một vị trí quan trọng - không chỉ vì đây là dân tộc có nền văn hóa

phát triển, có số dân đông đứng hàng thứ hai trong đại gia đình các dân tộc

Việt Nam - mà điều chủ yếu các thế hệ nhà văn dân tộc Tày (từ Nông Quốc

Chấn, Nông Minh Châu, trải qua Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Nông Viết

Toại, rồi đến Y Phương, Dương Thuấn, Dương Khau Luông, Cao Duy Sơn

...) vẫn đang tiếp tục phát triển và đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn

. Văn chương dân tộc Tày luôn có sự vận động mà ở đó - tính truyền thống

luôn được kế thừa, tính hiện đại luôn được phát triển. Một trong những nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

văn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của văn học Tày nói riêng và văn học

các dân tộc thiểu số Việt Nam chính là nhà văn Vi Hồng.

2.1 . Lịch sử nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Vi Hồng

Qua khảo sát, chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu về sáng tác của

nhà văn Vi Hồng được tập trung khá rõ ở những phương diện khác nhau như:

nghiên cứu về giá trị nội dung, về tính dân tộc trong tác phẩm; nghiên cứu về

một số phương diện nghệ thuật trong các sáng tác của vi Hồng... Ngoài ra, tác

giả Vi Hồng cùng với những sáng tác của ông còn được đề cập đến rất nhiều

trong các công trình nghiên cứu về văn học dân tộc Tày nói riêng cũng như

văn chương các dân tộc thiểu số nói chung. Có thể kể tên các công trình, bài

viết tiêu biểu như: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1995);

Văn học và miền núi của nhà nghiên cứu Lâm Tiến. Văn học các dân tộc thiểu

số Việt Nam (nhiều tác giả) v.v...

Riêng về tiểu thuyết của Vi Hồng, cho đến nay cũng được khá nhiều

nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Đó là các bài viết của Nguyễn Long (Người

trong ống của Vi Hồng), của Tú Anh (Tiểu thuyết Gã ngược đời của Vi

Hồng), của tác giả Thúy Anh (Lòng dạ đàn bà - Tiểu thuyết của Vi Hồng)...

Một sự kiện có ý nghĩa như là một dấu ấn quan trọng trong việc đánh giá và

nghiên cứu về con người và tác phẩm của Vi Hồng đó chính là Hội thảo về Vi

Hồng (2006) do Hội Văn học Nghệ thuật Thái Nguyên kết hợp với khoa Ngữ

văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên tổ chức. Đây chính là sự

ghi nhận những lao động sáng tạo văn chương của Vi Hồng và là diễn đàn để

các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu bày tỏ quan điểm cũng như những

đánh giá về con người và sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng. Với mục đích của

Hội thảo là: "Bước đầu nhìn lại và đánh giá những thành tựu, những đóng

góp và cả hạn chế trong các công trình nghiên cứu và sáng tác của nhà văn

Vi Hồng về đề tài dân tộc - miền núi, đồng thời rút ra những bài học kinh

nghiệm trong việc phản ánh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, văn học dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

tộc ở cộng đồng người Việt Nam cũng như trong quá trình hội nhập của nước

ta với các nước trong khu vực và trên thế giới" [55, tr2]. Hội thảo có gần 20

tham luận của các tác giả là những nhà thơ, nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo

là cán bộ giảng dạy tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm, đã góp phần

làm sáng rõ những đặc điểm, những thành tựu cũng như hạn chế trong các

sáng tác của nhà văn với cái nhìn khách quan và toàn diện. Đồng thời, đây

cũng chính cơ sở quan trọng cho hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học của

sinh viên và các học viên cao học tại Đại học Thái Nguyên cũng như các

trường đại học khác trong cả nước nghiên cứu về con người và sự nghiệp sáng

tác của Vi Hồng.

Tới thời điểm hiện tại, Đại học Thái Nguyên đã có trên dưới 20 công

trình nghiên cứu lớn nhỏ về Vi Hồng. Có thể kể tên một số luận văn thạc sĩ

tiêu biểu như: "Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng"

(Nguyễn Thị Thu Hà); "Giọng điệu trần thuật trong một số tiểu thuyết của Vi

Hồng" (Ngô Thu Thuỷ); "Bản sắc dân tộc qua ngôn ngữ trong Đất bằng của

Vi Hồng" (Nguyễn Thị Thu Hằng); "Bản sắc dân gian trong tiểu thuyết của

Vi Hồng" (Đỗ Thuỳ Liên); "Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng"

(Hoàng Văn Huyên); "Tính dân tộc trong tiểu thuyết “Tháng năm biết nói”,

“Chồng thật vợ giả”, “Núi cỏ yêu thương” của Vi Hồng” (Nông Thị Quỳnh

Trâm); "Đặc điểm ngôn ngữ trong thiểu thuyết của Vi Hồng" (Nguyễn Thị

Thu Hương); "Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng" (Ma Thị

Ngọc Bích); "Chất thơ trong tiểu thuyết của Vi Hồng" (Vũ Minh Tú); "Thế

giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng" (Dương Thị Xuân);"Bản sắc

dân tộc trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng" (Bùi Ngọc Tới); "Bản sắc dân

tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng" (Vi Hà Thái)...

Với đề tài Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng - Thạc sĩ Hoàng Văn

Huyên khẳng định : “cả không gian, thời gian, sắc mầu của tự nhiên, con nguời

và cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm luôn đậm đà bản sắc các dân tộc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!