Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LỜI TỰ BẠCH CỦA TÁC GIẢ BÀI THƠ SANG THU
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI TỰ BẠCH CỦA TÁC GIẢ HỮU THỈNH VỀ BÀI THƠ SANG THU
Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất
nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý”- nhà thơ
Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả của bài thơ “Sang
thu” trong SGK lớp 9 tâm sự. Nếu như họ lưu ý đến chữ “Thu 1977” thì
sẽ hiểu được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người
lính vừa bước ra khỏi chiến tranh và sự bình yên quý giá biết chừng
nào...
Nhà thơ trầm ngâm kể về thời khắc ông đặt bút viết bài thơ. Năm 1977, ông tham
gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh
Xuân, Hà Nội). Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình
đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ
đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Không có gì
đặc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng nhuốm trong cái nắng vàng của
mùa Thu.. Không gian cao vút, sâu thăm, yên tĩnh.
Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ được
“được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút. “Bài thơ hình thành
rất nhanh và chính tôi cũng lấy rất làm tâm đắc nên thuộc lòng rồi “nhâm nhi” đọc
suốt buổi không chán...”.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”.
Nhà thơ đã đến với mùa Thu bằng cách ấy, bằng “hương ổi trong gió se” chứ
không phải là bằng hình ảnh quen thuộc như vòm trời cao xanh, heo may phảng
phất, hương cốm... Giải thích cho sự “khác thường” này, nhà thơ Hữu Thỉnh cho
biết: “Mùa Thu biểu hiện rất nhiều hình ảnh khi chuyển mùa. Và tất cả những hình
ảnh đẹp cũng đã được các nhà thơ cổ khai thác hết cả rồi. Tôi không muốn lặp lại
nữa nên giữa trời đất mênh mang, giữa cái khoảng khắc giao mùa kỳ lạ thì điều