Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lợi thế và cơ hội, khó khăn và thách thức trên con đường phát triển của Technoimport
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Technoimport
Chương I: Cơ Sở Lí Thuyết.
1.1. Vốn lưu động
1.1.1. Khái niệm:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn cần có
các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (như nguyên,
nhiên, vật liệu, bán thành phẩm...) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá
trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là
các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Như vậy có thể hiểu:
- Vốn lưu động là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động của
doanh nghiệp.
- Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình
kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được được thể
hiện ở bộ phận tiền mặt, các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, các khoản phải thu
và dự trữ tồn kho.
Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh
doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường
xuyên lặp lại theo chu kỳ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng
chu chuyển.
Ngoài ra theo lí thuyết tài chính vốn lưu động còn được xác định bằng phần trội của tổng
nguồn vốn dài hạn so với tổng tài sản cố định hay bằng phần chênh lệch của tài sản lưu
động so với nợ ngắn hạn.
1.1.2. Phân loại
- Căn cứ vào vai trò vốn lưu động được chia thành 3 loại:
+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ bao gồm giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay
thế, công cụ lao động
+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán
Vũ Ngọc Dung – SBD: 10 - A2- KDQT- K44- ĐH Ngoại Thương Hà Nội 3
Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Technoimport
thành phẩm, chi phí chờ kết chuyển.
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: giá trị của thành phẩm, vốn bằng tiền(
kể cả vàng bạc đá quí..); các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quĩ ngắn hạn;
các khoản phải thu.
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của từng loại vốn trong trong từng khâu
của quá trình kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ cấu sao cho có hiệu quả
sử dụng cao nhất.
- Phân loại theo hình thái biểu hiện. vốn lưu động chia làm 2 loại:
+ Vốn vật tư hàng hoá: gồm vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao
động, bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…Đối với loại
vốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lí để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu động đảm bảo
cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục.
+ Vốn bằng tiền bao gồm vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc đá quí..); các khoản đầu tư
ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quĩ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán…
- Phân loại theo mối quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách phân loại này vốn lưu động được phân thành vốn chủ sở hữu và vốn vay. Cách
phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ vốn của
bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong việc huy động
và quản lý, sử dụng vốn hợp lý hơn.
- Phân loại theo nguồn hình thành.
Xét về nguồn hình thành, vốn lưu động có thể hình thành từ các nguồn: vốn điều lệ, vốn tự
bổ sung, vốn liên doanh, liên kết, vốn đi vay.
Cách phân loại này cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp. Mỗi một nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem
xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm chi phí sử dụng vốn.
- Căn cứ vào khả năng chuyển hoá thành tiền, vốn lưu động gồm:
+ Vốn bằng tiền.
+ Khoản phải thu
Vũ Ngọc Dung – SBD: 10 - A2- KDQT- K44- ĐH Ngoại Thương Hà Nội 4
Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Technoimport
+ Hàng tồn kho
+ Vốn tài sản lưu động khác như tạm ứng, chi trả trước, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
1.1.1.3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng.
Kết cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa thành phần trong
tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nhau thì có kết cấu vốn lưu
động khác nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động theo các cách thức phân loại khác
nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những đặc điểm riêng về vốn lưu động của doanh
nghiệp. Từ đó có được các biện pháp quản lý phù hợp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động, có thể chia thành 3 nhóm chính:
- Các nhân tố về mặt dự trữ vật tư như khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp,
khả năng cung cấp của thị trường, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư.
- Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp; mức độ phức tạp của sảm phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ
chức và quản lý.
- Các nhân tố về mặt thanh toán như phương thức thanh toán, thủ tục thanh toán, việc chấp
nhận kỷ luật thanh toán…
1.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển
vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (số vòng
quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn).
- Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một
thời kì nhất định, thường tính trong một năm, công thức tính:
Vũ Ngọc Dung – SBD: 10 - A2- KDQT- K44- ĐH Ngoại Thương Hà Nội
Số vòng quay vốn lưu động =
=
=
=
=
5
Dòng lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Technoimport
- Kỳ luân chuyển vốn phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động.
- Hệ số thanh toán nhanh: ý nghĩa của hệ số này là mức độ trang trải của tài sản lưu động
đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số này ≥ 1 chứng tỏ
sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Hệ số thanh toán tức thời: hệ số này thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của vốn lưu động
thấp là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng, tuy nhiên quá cao lại biểu
hiện tình trạng quản trị vốn lưu động kém hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay
có quá nhiều nợ phải đòi. Cũng như rất nhiều chỉ số tài chính khác, hệ số thanh toán tức
thời lệ thuộc rất lớn vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, thời đoạn kinh doanh và sách
lược kinh doanh.
1.2. Quản trị vốn lưu động
Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là quản trị về tiền mặt, các
khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên và
liên tục.
Quản lý, sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đối
với việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản
trong kinh doanh là hậu quả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưu động
tồi. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm
soát tài sản lưu động là các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại
cuối cùng của họ. Việc quản lí tốt vốn lưu động phần nào thể hiện sự kinh doanh hiệu quả
của doanh nghiệp ngoài ra có thể nhận thấy vốn lưu động thay đổi theo nhịp độ sản xuất
Vũ Ngọc Dung – SBD: 10 - A2- KDQT- K44- ĐH Ngoại Thương Hà Nội
=
Số vòng quay vốn lưu động
360
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh =
Hệ số thanh toán tức thời
Nợ ngắn hạn =
6
Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Tài sản lưu động – hàng tồn kho
Tài sản lưu động