Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lời rào đón như phương tiện “đền bù” các vi phạm nguyên tắc lịch sự (dựa trên diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt)
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
294.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1349

Lời rào đón như phương tiện “đền bù” các vi phạm nguyên tắc lịch sự (dựa trên diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ngô Hữu Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 65 - 71

65

LỜI RÀO ĐÓN NHƯ PHƯƠNG TIỆN “ĐỀN BÙ”

CÁC VI PHẠM NGUYÊN TẮC LỊCH SỰ

(DỰA TRÊN DIỄN NGÔN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT)

Ngô Hữu Hoàng*

Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

TÓM TẮT

Lời rào đón (hedges) như đã biết, thường được sử dụng trong giao tiếp để đền bù những vi phạm

về nguyên tắc lịch sự mà người nói, dù ý thức hay vô thức, có thể nghĩ rằng mình đang gây ra. Bài

viết, dựa trên diễn ngôn tiếng Anh và tiếng Việt, điểm qua một số các vấn đề của lời rào đón dựa

trên cơ sở chức năng (1) đền bù sự vi phạm “Ba chiến lược lịch sự” của Lakoff; (2) ngăn chặn

“Hành vi đe doạ thể diện” của Goffman, Brown & Levinson và (3) đền bù sự vi phạm “Phương

châm hội thoại” của Grice.

Từ khóa: lời rào đón, nguyên tắc lịch sự, Goffman, Brown & Levison, Grice

DẪN NHẬP*

Khi phát ngôn, thông thường người nói đều

“linh cảm” lời nói của mình có khả năng gây

tổn hại đến sự tế nhị, phép xã giao trong giao

tiếp mà các nhà nghiên cứu ngữ dụng học gọi

là sự vi phạm “nguyên tắc lịch sự” (violation

of politeness principle). Trong đa số các

trường hợp, dù vô thức hay có ý thức, người

nói đều cố “đền bù” sự vi phạm cho phát

ngôn của mình bằng những cách nói sao cho

sự tổn hại giao tiếp xuống đến mức tối đa.

Yule gọi phương tiện đền bù ngôn ngữ này là

“hedges”, được tạm dịch trong tiếng Việt là

“lời rào đón” (LRĐ) và phát biểu:

Có một vài cách diễn đạt mà người nói sử

dụng để báo hiệu rằng họ đang có nguy cơ vi

phạm nguyên tắc lịch sự. Những cách nói này

được gọi là lời rào đón (1998: 38).

Bài viết này điểm qua một vài khía cạnh của

LRĐ dùng để (1) đền bù sự vi phạm “Ba

chiến lược lịch sự” của Lakoff, (2) ngăn chặn

“Hành vi đe doạ thể diện” của Brown và

Levinson, và (3) đền bù sự vi phạm “Phương

châm hội thoại” của Grice.

PHÁT TRIỂN

Lý thuyết về lịch sự (politeness)

Thuật ngữ “phép lịch sự” của tiếng Việt và

“Politeness” của tiếng Anh chỉ ra một phạm

* Tel: 01647 087320

trù lớn trong giao tiếp học, ngữ dụng học

cũng như các ngành văn hoá, xã hội học khác.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về lịch sự.

Theo Robin Lakoff, đó là:

Một hệ thống quan hệ liên nhân được thiết

lập nhằm thúc đẩy giao tiếp thành công bằng

cách giảm đến mức tối ta những tiềm năng

xung đột và đối đầu vốn có trong giao tiếp

của con người. (1990: 38)

Richard dựa trên cơ sở ngôn ngữ để định

nghĩa lịch sự là:

Cách thức mà ngôn ngữ phản ánh khoảng

cách xã hội giữa các thành viên giao tiếp và

phản ánh các mối quan hệ của các vai giao

tiếp khác nhau (1999: 281).

Yule (1997) cho rằng lịch sự (thường là thông

qua ngôn ngữ) có mối quan hệ chặt chẽ đến

khoảng cách xã hội hoặc sự thân mật

(informality), trang trọng (formality). Tóm

lại, theo chúng tôi, lịch sự là quy củ của giao

tiếp trong một nền văn hoá nào đó, được thực

hiện thông qua các phương tiện khác nhau,

đặc biệt là phương tiện ngôn ngữ, nó duy trì

và làm cho tất cả mọi quan hệ giao tiếp của

con người trong nền văn hoá ấy tồn tại và trở

nên tốt hơn.

Những cách tiếp cận lịch sự trong ngôn

ngữ của một số tác giả

Robin Lakoff đề xuất ba phương châm về lịch

sự là:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!