Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lời nói đầu Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời nói đầu
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng
đáng khích lệ. Đóng góp vào thành công chung đó không thể không kể đến
vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu. Với đặc điểm địa lý của nước ta có
hơn 3.000 km là bờ biển, lại nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam á. Vì
vậy vận chuyển bằng đường biển là phương thức vận chuyển chủ yếu trong
hoạt động xuất nhập khẩu. Mỗi năm có gần 80% khối lượng hàng hoá xuất
nhập khẩu được vận chuyển theo phương thức này, đóng góp không nhỏ vào
sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Cũng như bất kỳ một phương thức vận tải nào, vận tải bằng đường biển cũng
không thể tránh khỏi các rủi ro bất ngờ ngoài ý muốn của các doanh nghiệp.
Do đó,để đảm bảo tài chính cho các nhà xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã ra đời giúp các doanh
nghiệp ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tránh phá sản
khi có rủi ro xảy ra .
Nhận biết được tầm quan trọng đó, sau một thời gian thực tập ở Công ty Bảo
Minh Hà Nội em đã chọn đề tài:
"Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội" để làm chuyên đề thực tập
tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phân tích đánh giá bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty Bảo
Minh Hà Nội trong thời gian qua, từ đó rút ra kinh nghiệm để tiếp tục hoàn
thiện nghiệp vụ này trong thời gian tới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các chủ
hàng khi tham gia bảo hiểm và góp phần vào sự phát triển chung của tổng
công ty.
Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo
được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển.
Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty Bảo Minh Hà Nội.
Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm
hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội
Do thời gian thực tập không nhiều và còn hạn chế trong lý luận cũng như
kinh nghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Em rất
mong nhận được những đóng góp và ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển
1. Vai trò của vận tải biển và sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển.
1.1. Vai trò của vận chuyển bằng đường biển.
Việc thông thương buôn bán hàng hoá đóng vai trò quan trọng đối với mỗi
quốc gia. Để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu người ta sử dụng nhiều
phương thức khác nhau như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng
không… Nhưng đến nay, vận tải đường biển vẫn giữ một vị trí quan trọng
trong các phương thức vận tải hàng hoá. Có được vai trò quan trọng như vậy
là do vận tải biển có những ưu điểm vượt trội như:
- Chi phí cho việc xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng các tuyến đường biển thấp vì
hầu hết là những tuyến giao thông tự nhiên (trừ các cảng biển).
- Năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải biển thường rất lớn: một
tuyến có thể tổ chức chạy nhiều chuyến tàu trong cùng một thời gian cho cả
hai chiều, đồng thời phương tiện vận tải biển có thể chở được hầu hết các
loại hàng hoá với khối lượng lớn. Vận tải bằng đường biển còn tỏ ra đặc biệt
có ưu thế trong việc vận chuyển nhiều loại hàng hoá khác nhau, đặc biệt là
khả năng sử dụng để vận chuyển các Container chuyên dụng.
- Cước phí vận chuyển thấp hơn so với các phương tiện vận tải khác,ví dụ:
cước phí trung bình vận chuyển cùng một loại hàng hoá bằng đường hàng
không là 7$/kg, trong khi vận chuyển bằng đường biển là 0,7$/kg.
- Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển mối quan hệ kinh tế với
các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của Nhà nước, góp phần tăng
thu ngoại tệ…
1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển.
- Vận tải biển chịu tác động của điều kiện thiên nhiên như: mưa, b•o, lũ lụt,
sóng thần, vì qu•ng đường di chuyển dài lại qua nhiều vùng khí hậu rất khác
nhau. Các yếu tố thiên nhiên diễn ra không tuân theo một quy luật nhất định
nào. Vì vậy, mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có thể dự báo
thời tiết nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí
hậu hiện nay có nhiều biến đổi bất thường, các hiện tượng thiên nhiên xảy ra
ngày càng nhiều, nhất là các cơn bão nên tổn thất hàng hải cũng dễ xảy ra
hơn.
- Trong quá trình vận chuyển đôi khi rủi ro đâm ra và trục trặc kỹ thuật do
sai sót trong việc thiết kế chế tạo, bảo dưỡng tàu cũng xảy ra. Các tàu biển
hoạt động tương đối độc lập giữa vùng không gian rộng lớn, nếu xảy ra sự cố
thì có thể việc cứu hộ, cứu nạn rất khó khăn. Mặt khác thị trường hàng hải
thường rất lớn và nhất là hiện nay số lượng tàu đưa vào khai thác nhiều,
trọng tải tàu ngày càng lớn và giá trị hàng hoá ngày càng cao,cho nên nếu rủi
ro xẩy ra tổn thất là khôn lường.
- Đường vận tải dài nên các tàu phải dừng chân ở nhiều cảng khác nhau
thuộc các quốc gia khác nhau, do đó bị ảnh hưởng bởi các chính sách pháp
luật của quốc gia đó. Nhất là quốc gia có chiến tranh, đình công quan hệ
ngoại giao không tốt đối với quốc gia sở hữu tàu hoặc hàng hoá chuyên chở
trên tàu.
- Người chuyên chở cũng có thể gây ra tổn thất cho hàng hoá do sai sót.
Tuyệt đại bộ phận các công ước về các loại hàng hoá vận chuyển bằng
đường biển và luật hàng hải các quốc gia trên thế giới, kể cả hàng hải Việt
Nam, đều cho phép người chuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường. Vì
vậy, các nhà xuất nhập khẩu không bù đắp được thiệt hại thực tế xảy ra.
Để kịp thời khắc phục những rủi ro, tổn thất, một mặt người ta ngày càng
hiện đại hoá, nâng cao chất lượng các đội tàu, mặt khác phải tiêu đến một
biện pháp hữu hiệu để giải quyết các thiệt hại bằng bù đắp kinh tế, đó là
thông qua bảo hiểm - hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã ra đời từ rất sớm, được thừa nhận,
được ủng hộ và phát triển không ngừng. Đến nay, bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã có bề dày lâu năm và mặc nhiên
trở thành tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động ngoại thương.
2. Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển
2.1. Các loại rủi ro
Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra
làm hư hỏng hàng hoá và phương tiện chuyên chở.
Trong hoạt động hàng hải có nhiều loại rủi ro khác nhau làm thiệt hại đến
hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Người ta có thể phân loại rủi ro dựa
trên các căn cứ khác nhau:
* Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tổn thất, rủi ro được chia làm 3 loại:
- Rủi ro do thiên tai gây ra như biển động, bão lốc, sóng thần, thời tiết quá
xấu.
- Rủi ro do tai nạn bất ngờ ngoài biển như: bao gồm rủi ro do mắc cạn, chìm
đắm, mất tích, đâm va với tàu khác…
- Rủi ro do con người gây ra: các rủi ro như ăn trộm, ăn cắp, chiến tranh,
đình công, bắt giữ, tịch thu…
* Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro được chia làm 3 loại:
Loại 1: Những rủi ro thông thường được bảo hiểm, bao gồm:
- Rủi ro mắc cạn: Tàu bị chạm đáy vào chướng ngại vật nào đó mà không thể
tiếp tục hành trình được nữa.
- Rủi ro chìm đắm: Do nguyên nhân nào đó mà tàu bị chìm xuống biển hoặc
bị đắm do sóng thần, bão tố, không thể tiếp tục hành trình được nữa, hàng
hoá trên tàu bị hư hại.
- Rủi ro đâm va: tàu bị đâm, va phải chướng ngại vật trên biển (đá ngầm,
công trình xây dựng, tàu thuyền khác) dẫn đến hư hỏng, hành trình bị gián
đoạn.
- Rủi ro cháy nổ.
- Rủi ro do thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển
động, bão, lốc, sét, thời tiết quá xấu… mà con người không chống lại được.
Cách phân loại này giúp cho các chủ hàng cũng như các công ty bảo hiểm dễ
dàng nhận biết các loại rủi ro để đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Loại 2: Những rủi ro không được bảo hiểm: Loại này thường là rủi ro xảy ra
do hành vi cố ý của thuyền trưởng, thuỷ thủ và những người có liên quan
những hao hụt tự nhiên.
Loại 3: Những rủi ro đặc biệt: chiến tranh, đình công, bạo loạn, cướp biển
thường không được bảo hiểm, nhưng nếu chủ hàng có yêu cầu, sẽ được nhận
bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trả
thêm phụ phí đặc biệt chứ không nhận bảo hiểm riêng cho các rủi ro đặc biệt.
Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất. Việc
phân biệt nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất
quan trọng để xác định được rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo
hiểm hay không. Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là những rủi
ro được bảo hiểm gây ra thì mới được bảo hiểm bồi thường.
2.2. Các loại tổn thất:
Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển là những thiệt hại hư hỏng của hàng hoá được bảo hiểm do rủi ro gây ra.
* Căn cứ vào quy mô và mức độ của tổn thất: người ta chia ra tổn thất bộ
phận và tổn thất toàn bộ.
o Tổn thất bộ phận: Là sự mất mát hoặc giảm giá trị và giá trị sử dụng
của hàng hoá nhưng chưa ở mức độ mất hoặc giảm hoàn toàn. Tổn thất bộ
phận được chia ra 4 trường hợp sau:
- Giảm về số lượng: Hàng hoá bị thiếu bao thiếu kiện.
- Giảm về trọng lượng: Hàng hoá còn nguyên bao nhưng bị mốc rách.
- Giảm về giá trị: Số lượng, trọng lượng của hàng hoá có thể còn nguyên
nhưng giá trị thì không còn được như lúc đầu, ví dụ như trường hợp lương
thực thực phẩm bị ngấm nước dẫn đến mốc, ẩm…
Có hai loại tổn thất toàn bộ là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước
tính.
- Tổn thất toàn bộ thực tế: là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng
bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không
còn như lúc mới được bảo hiểm hay bị mất đi, bị tước đoạt không lấy lại
được nữa. Chỉ có tổn thất toàn bộ thực tế trong 4 trường hợp sau đây:
+ Hàng hoá bị huỷ hoại hoàn toàn.
+ Hàng hoá bị tước đoạt không lấy lại được.
+ Hàng hoá không còn là vật thể bảo hiểm.
+ Hàng hoá ở trên tàu được tuyên bố là mất tích.
- Tổn thất toàn bộ ước tính: là trường hợp đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại,
mất mát chưa tới mức độ toàn bộ thực tế, nhưng không thể tránh khỏi tổn
thất toàn bộ thực tế, hoặc nếu bỏ thêm chi phí cứu chữa thì chi phí cứu chữa
có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểm. Khi gặp trường hợp này tốt nhất
chủ hàng sẽ thông báo từ bỏ lô hàng và bảo hiểm phải bồi thường tổn thất
cho các bên và quyền sở hữu lô hàng này thuộc về bảo hiểm.
* Căn cứ vào quyền lợi bảo hiểm: Tổn thất được chia làm 2 loại:
o Tổn thất riêng: là loại tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hoặc một
số quyền lợi của các chủ hàng và chủ tàu trên một con tàu. Như vậy, tổn thất
riêng, ngoài thiệt hại vật chất còn phát sinh các chi phí liên quan đến tổn thất
riêng nhằm hạn chế những hư hại khi tổn thất xảy ra. Những chi phí đó gọi là
tổn thất chi phí riêng.
Nếu tổn thất riêng thuộc phạm vi bảo hiểm, người bảo hiểm có trách nhiệm
phải bồi thường thiệt hại cho những tổn thất riêng này, đồng thời cũng phải
chi trả những chi phí có liên quan đến tổn thất riêng. Những chi phí này bao
gồm: chi phí xếp dỡ hàng, gửi hàng, phân loại hàng hoá, thay thế bao bì đối
với những lô hàng bị tổn thất. Những chi phí tổn thất riêng này nhằm hạn
chế và giảm bớt tổn thất riêng.
o Tổn thất chung: là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành
một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoá chở tàu thoát
khỏi một sự nguy hiểm chung đối với chúng. Nói một cách khác, tổn thất