Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lỗi liên kết trong bài văn của học sinh lớp 10 (khảo sát tại trường thpt phan châu trinh, tp đà nẵng)
PREMIUM
Số trang
236
Kích thước
6.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1449

Lỗi liên kết trong bài văn của học sinh lớp 10 (khảo sát tại trường thpt phan châu trinh, tp đà nẵng)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ THỊ HỒNG THỦY

LỖI LIÊN KẾT TRONG BÀI VĂN

CỦA HỌC SINH LỚP 10

(khảo sát tại trường THPT Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng)

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Mã số: 8229020

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

ĐÀ NẴNG - NĂM 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN NGỌC CHINH

Phản biện 1:……………………………………….

Phản biện 2:……………………………………….

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

Ngôn ngữ học họp tại Trường Đại học Sư phạm vào ngày 18 tháng 10

năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môn Ngữ Văn ở trường phổ thông đươc chia ra thành ba phân

môn. Đó là phân môn Văn học, phân môn Tiếng việt và phân môn Làm

văn. Trong đó, sự kết của Văn học và Tiếng việt phần nào giúp hỗ trợ cho

học sinh học tốt phân môn Làm văn. Bên cạnh đó, Làm văn có một vai trò

quan trọng, giúp cho học sinh tạo nền tảng cho kĩ năng viết lách và nâng

cao khả năng cảm nhận tác phẩm văn học, tạo lập văn bản với mục đích

cuối cùng là để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Từ đó, ta thấy được rằng

Làm văn là phần đúc kết kiến thức và khẳng định năng lực học Văn của học

sinh.

Làm văn chính là việc tạo lập văn bản bằng ngôn ngữ để nói lên

những tình cảm, hiểu biết, bàn luận, đánh giá,... của bản thân người viết với

một mục đích nhất định. Nhưng phân môn làm văn nói chung và việc viết

văn nói riêng luôn là một việc khó khăn đối với rất nhiều học sinh phổ

thông. Nó không giống như việc vẽ một bức tranh hay giải một bài toán,

mà cần phải có sự mài giũa và rèn luyện lâu dài.

Không phải chỉ cần một hoặc hai định lý có thể giải được một bài tập

ở các môn tự nhiên, việc viết văn yêu cầu phải có những kiến thức từ lý

thuyết cũng như hiểu biết thực tế. Phải viết đúng chính tả, câu chữ phải

diễn đạt đúng ý, đúng phương pháp,… Cần có sự kết hợp ở nhiều phương

diện khác nhau để tạo nên một bài văn thành công. Chẳng hạn như khi viết

văn, học sinh cần phải đảm bảo kiến thức thực tế, kiến thức văn học, có vốn

từ vựng rộng, cách sắp xếp câu từ hợp lí và rõ ràng. Đó là cả một hệ thống

kiến thức và cả một quá trình học tập.

Bên cạnh những điều đó thì việc liên kết trong bài văn cũng là một

khâu rất quan trọng để tạo nên sự thành công của bài làm văn. Liên kết

chính là sự kết hợp hợp lí các câu, các đoạn trong bài văn để tạo thành một

thể thống nhất, trọn vẹn về nội dung và hình thức. Tính liên kết tạo nên sự

rõ ràng, mạch lạc cho bài văn. Mặc dù tính liên kết trong bài văn đã được

2

đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường, nhưng vẫn

chưa được chú trọng đúng giá trị của nó đối với việc làm văn. Tính liên kết

chỉ được học trong chương trình nâng cao của Ngữ văn lớp 10, chương

trình cơ bản hiện nay học sinh chưa được học.

Trong thực tế, khi chấm bài viết về các lỗi trong bài làm văn của

học sinh thì các thầy cô giáo chỉ để ý nhiều ở những lỗi về chính tả, lỗi ngữ

pháp, và cách diễn đạt của học sinh mà ít để ý đến lỗi liên kết. Theo sự

khảo sát của tôi, có rất nhiều khóa luận, luận văn bảo vệ tốt nghiệp đại học,

bảo vệ thạc sĩ viết về đề tài lỗi chính tả, nhưng rất hạn chế có đề tài tìm

hiểu về lỗi liên kết trong bài làm văn của học sinh phổ thông. Với mong

muốn nhằm khắc phục lỗi liên kết trong bài văn, nâng cao chất lượng việc

viết văn của học sinh, nên chúng tôi đã chọn đề tài : “Lỗi liên kết trong bài

văn của học sinh lớp 10” (Khảo sát tại trường THPT Phan Châu Trinh, TP

Đà Nẵng).

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nghiên cứu về bài văn và lỗi viết văn trong Làm văn

2.1.1. Về bài văn

Bài làm văn của học sinh được xem như “sản phẩm thu hoạch” của

quá trình dạy Văn và học Văn ở trường phổ thông. Đây cũng chính là tiền

đề để chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài lỗi liên kết trong bài văn của học

sinh lớp 10.

Việc dạy văn có thể được hiểu một cách thực tế là giải mã văn bản

của người khác và tạo lập văn bản của mình. Nếu học sinh không thực hành

được việc làm văn thì xem như không “tiêu hóa” được hai phân môn Văn

học và Tiếng việt cũng như bộ môn Ngữ văn. Như đã nói trên, Làm văn là

một bộ phận của môn Ngữ văn, nhưng khác với Văn học và Tiếng Việt,

Làm văn là phân môn có đặc thù riêng biệt. Nhưng cả ba phân môn này lại

có mối quan hệ mật thiết với nhau. Làm văn là thước đo kết quả của quá

trình nắm tri thức, kĩ năng về văn của người học. Ở đây việc học phải đi đôi

với việc hành. Cái tên Làm văn được hiểu theo đúng nghĩa đen của nó, là

3

việc tự viết nên một văn bản bằng ngôn từ và kiến thức của mình. Chính vì

vậy, yêu cầu của một bài làm văn cũng gắn với yêu cầu về kiến thức Văn

học và kiến thức Tiếng Việt. Các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà ngôn

ngữ học đã có nhiều ý kiến bàn luận, đánh giá về việc làm văn.

Tác giả Nguyễn Đức Ân đã bàn về mối quan hệ mang tính tương tác

của việc giảng văn và học văn qua cuốn Dạy học Giảng văn ở trường phổ

thông trung học như sau: “Giảng văn và Làm văn gần như hai quá trình

ngược nhưng lại quan hệ mật thiết với nhau: một đàng hoạt động phân tích

cảm thụ văn bản, một đàng hoạt động tạo văn bản. Cả hai đưa đến những

kết quả khác nhau nhưng có điểm gặp gỡ: đó là sự sáng tạo, sự biểu đạt tư

tưởng tình cảm bằng ngôn ngữ chuẩn mực” [Tr.181].

Đồng thời, trong cuốn Giáo trình tiếng Việt thực hành của nhóm tác

giả Trần Thị Ngọc Lang, Nguyễn Đức Dân bên cạnh việc nghiên cứu về

chính tả, về câu và dấu câu còn đi vào nghiên cứu về vai trò của ngôn từ, về

hiện tượng dư trong ngôn ngữ. Cuốn Cách làm bài tập làm văn nghị luận

của tác giả Phan Huy Đông đã đi sâu nghiên cứu về các kiểu bài tập làm

văn nghị luận.

Năng lực làm văn trong việc học văn được trình bày hoàn chỉnh nhất

là trong cuốn Muốn viết được bài văn hay của nhóm tác giả Lưu Đức Hạnh,

Đỗ Ngọc Thống và Nguyễn Đăng Mạnh. Các nhà nghiên cứu trên đã đưa

ra những ý kiến sâu sắc về các yêu cầu đối với một bài văn hay và những

công việc cụ thể để xây dựng một bài văn từ chuẩn bị chất liệu, dựng đề

cương cho bài văn và viết thành bài văn hoàn chỉnh [19].

Cuốn Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn của nhóm tác giả

Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh và Trần Ngọc Thêm đã đi sâu

nghiên cứu về các phương tiện liên kết chung và riêng trong bài làm văn.

Từ đó, tác giả rút ra những kinh nghiệm dạy và học làm văn ở phổ thông.

Điều này giúp cho người dạy và người học làm văn nắm vững các chức

nắng ngữ pháp trong bài làm văn cũng việc dùng từ ngữ, phương tiện liên

kết thích hợp với từng kiểu bài đó.

4

Có rất nhiều nhà nghiên cứu và nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về nhiều

mặt khác nhau của phân môn Làm văn, nhưng nhìn chung rất ít người

nghiên cứu về các khía cạnh của việc liên kết trong Làm văn.

2.1.2. Về lỗi viết văn

Trong quá trình viết văn, học sinh sẽ mắc phải rất nhiều lỗi khác nhau. Điển

hình như lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi tạo dựng đoạn văn, bài văn,…Và

đặc biệt nhiều ở lỗi liên kết. Nhưng trên thực tế, lỗi liên kết lại là một lỗi

mà các thầy cô giáo khi chấm bài lại ít chú trọng và nhắc nhở học sinh. Đã

có nhiều cuốn sách viết về lỗi viết văn của học sinh nói chung nhằm giúp

người học viết được một bài văn đạt hiệu quả cao và tránh mắc phải lỗi liên

kết.

Công trình nghiên cứu Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục của nhóm tác giả

Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân Trang, Trần Thị Tuyết Mai

và Cao Xuân Hạo đã đi vào nghiên cứu một cách toàn diện những lỗi sai về

ngữ pháp. Chẳng hạn như các lỗi về cấu trúc câu, lỗi về ngữ pháp, lỗi về

cách dùng từ công cụ và lỗi trong cách chấm câu. Và những cách khắc phục

lỗi rất hữu hiệu và chi tiết.

Nhóm tác giả Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Đăng Mạnh và Lưu Đức Hạnh –

tác giả của cuốn Muốn viết được bài văn hay đã trình bày những lỗi viết

văn của người học liên quan đến kiến thức văn học như lỗi về lí luận văn

học, lỗi về cảm nhận tác phẩm và những lỗi liên quan đến lịch sử văn học.

Cuốn Tài liệu chuyên văn của tác giả Đỗ Ngọc Thống khi trình bày lỗi viết

văn của học sinh về văn học sử đã nêu lên những lưu ý về kiến thức văn

học sử mà người học văn cần nắm để sử dụng khi làm bài văn [26].

2.2 Nghiên cứu về văn bản và tính liên kết trong văn bản

Văn bản là một phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông

tin, quyết định từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngôn

ngữ nhất định nào đó. Hay nói khác đi, văn bản là một dạng sản phẩm của

hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện ở dạng viết trên một chất

liệu nào đó, gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh

5

về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp

nhất định.

Liên kết trong văn bản là một trong những tính chất quan trọng

nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. Để văn bản có

tính liên kết, ngươi viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các

đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kêt nối

các câu, các đoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

Như chúng ta đã biết thì văn bản cũng như tính liên kết trong văn bản

là một khía cạnh khá mới mẻ của ngành ngôn ngữ học. Nhưng gần đây,

lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà

ngôn ngữ học, từ các nhà ngôn ngữ học truyền thống đến các nhà ngôn ngữ

học cấu trúc, ngôn ngữ học tạo sinh.

Ta có thể nói bộ môn Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn quan trọng,

rất được quan tâm trong thời đại ngày nay, là bước phát triển trong chuyên

ngành Ngôn ngữ học. Văn bản và các vấn đề đặt ra trong văn bản, như ngữ

pháp văn bản, hệ thống liên kết trong văn bản, các lỗi của văn bản như lỗi

về từ, lỗi về câu, lỗi về đoạn văn đã được nghiên cứu khá kĩ càng.

Trong cuốn Giáo trình Tiếng Việt thực hành A, tác giả Nguyễn Quang

Ninh trong phần trình bày về Rèn kỹ năng viết đoạn văn đã đề cập đến vấn

đề luyện liên kết trong đoạn văn. Tác giả đã nêu lên các phương tiện để liên

kết đoạn văn trong bài văn [22, tr.137-138].

Trong cuốn “Hỏi - đáp về ngữ pháp văn bản và phong cách ngôn ngữ

văn bản”, tác giả Trần Ngọc Thêm cũng đã giải đáp rất hay về những câu

hỏi đặt ra trong ngữ pháp văn bản và phong cách ngôn ngữ văn bản. Tác

giả cũng nêu lên hệ thống các phép liên kết trong văn bản [25].

Cuốn Phân tích diễn ngôn của các tác giả Gillian Brown – George

Yule đã nói về tính liên kết trong văn bản như sau“Halliday và Hassan có

quan điểm cho rằng yếu tố quan trọng quyết định một tập hợp câu có tạo

nên hay không tạo nên văn bản tùy thuộc vào quan hệ liên kết bên trong và

giữa các câu với nhau, điều này tạo ra tính văn bản : “Văn bản thì có tính

6

văn bản và đây là điều phân biệt nó với cái không phải là văn bản… Tính

văn bản được tạo ra nhờ quan hệ liên kết” [Tr.187]

Cuốn Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn của nhóm tác giả

Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh và Trần Ngọc Thêm cũng bàn

đến vấn đề liên kết trong văn bản. Các tác giả đi sâu vào vấn đề liên kết liên

câu và liên kết nội tại của chỉnh thể trên câu .

Trong cuốn Tiếng Việt thực hành, tác giả Đoàn Thị Tâm trong nội dung

Rèn luyện kĩ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản cũng đã trình bày về vấn đề

liên kết câu trong đoạn văn. Tác giả nêu lên các phép liên kết câu thường

dùng trong văn bản.

Khi khảo sát các công trình nghiên cứu về lỗi viết văn của sinh

viên, các công trình nghiên cứu về tính liên kết, chúng tôi nhận thấy chưa

có công trình nghiên cứu nào về lỗi liên kết trong bài văn của học sinh, đặc

biệt cụ thể là lỗi liên kết trong bài văn của học sinh lớp 10 tại trường THPT

Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Lỗi liên kết

trong bài văn của học sinh lớp 10 tại trường THPT Phan Châu Trinh, TP

Đà Nẵng để nghiên cứu như một sự bổ sung toàn diện cho việc nghiên cứu

lỗi viết văn của học sinh hiện nay. Bên cạnh đó, tôi còn mong muốn thông

qua đề tài này có thể tìm thấy được thêm cac phương pháp khắc phục tối

ưu nhất về lỗi liên kết trong làm văn của các em học sinh phổ thông.

3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Với đề tài “Lỗi liên kết trong bài văn của học sinh lớp 10”, chúng

tôi nhằm mục đích tìm hiểu cụ thể những lỗi liên kết trong bài văn mà học

sinh lớp 10 thường mắc phải, rồi từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục

và giảm thiểu những lỗi liên kết trong bài làm văn của học sinh.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:

- Những lỗi liên kết thường gặp trong bài văn của học sinh lớp 10 (Khảo sát

tại trường THPT Phan Châu Trinh).

7

- Gồm những lỗi liên kết:

+ Lỗi liên kết nội dung trong bài văn.

. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục

vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề).

. Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

(liên kết lô-gic).

+ Lỗi liên kết hình thức trong bài văn: có một số phương thức liên kết

trong văn bản:

. Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó đề

tạo ra tính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép

lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái

tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu,…

.Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong

từng câu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.

. Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về

một vật, một việc để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa

các câu chứa chúng. Các phương tiện liên kết thường được sử dụng trong

phép thế: các đại từ, các từ, tổ hợp từ đồng nghĩa, các từ, tổ hợp từ khác

nhau (cùng chỉ về một vật, một sự việc)

. Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ.

Các phương tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng,

thì, mà, nếu, cho nên, rồi,…) và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế,

dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy,…) các phụ từ (lại, cũng, còn,…)

-Đề xuất giải pháp giúp cho học sinh khắc phục được những lỗi liên kết về

hình thức và nội dung trong bài văn của mình, từ đó hình thành cho học

sinh những kĩ năng cần thiết để có thể viết một bài văn đúng, cao hơn là

viết một bài văn hay.

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

8

Đối tượng nghiên cứu là lỗi liên kết trong bài văn của học sinh lớp 10 tại

trường THPT Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành khảo sát 300 bài văn của học sinh lớp 10 thuộc trường

THPT Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tài, gồm các tài liệu về lí thuyết

văn bản, phân tích diễn ngôn, các công trình nghiên cứu về các lỗi thường

gặp như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, lỗi về liên kết trong lời nói và

- Phương pháp điều tra, khảo sát

Chúng tôi sẽ điều tra, khảo sát lỗi liên kết trong bài văn của học sinh qua

chấm bài làm văn của học sinh.

-Phương pháp thống kê và phân loại

Chúng tôi sẽ thống kê và phân loại cụ thể những lỗi sai về liên kết trong bài

văn của học sinh để đề ra những biện pháp khắc phục phù hợp.

-Phương pháp phân tích

Phân tích lỗi liên kết trong bài làm văn của học sinh để từ đó rút ra nguyên

nhân mắc lỗi.

-Phương pháp thực nghiệm

Áp dụng trên lớp thực nghiệm để so sánh với lớp đối chứng về kết

quả sửa lỗi liên kết trong bài văn của học sinh.

6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

6.1. Về lí luận

Góp phần bổ sung thêm cơ sở lí luận về Ngôn ngữ học văn bản.

Cung cấp thêm kiến thức về những lỗi liên kết trong bài văn của học sinh

THPT và biện pháp khắc phục những lỗi liên kết đó.

6.2. Về thực tiễn

9

Góp phần củng cố kĩ năng làm văn cho học sinh THPT nói chung và học

sinh lớp 10 nói riêng. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

văn ở trường trung học phổ thông.

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm ba

chương:

Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2. Lỗi liên kết hình thức và nội dung trong bài văn của học sinh

lớp 10 - Thực trạng và nguyên nhân mắc lỗi

Chương 3. Một số giải pháp khắc phục lỗi liên kết trong bài văn của học

sinh lớp 10.

10

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái quát bài văn

1.1.1.1. Khái niệm bài văn

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp thông dụng nhất của con người.

Và ngược lại, giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa người với người

trong xã hội. Hoạt động giao tiếp diễn ra bằng nhiều phương tiện, trong đó

ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu và quan trọng nhất. Khi giao

tiếp, con người chuyển ngôn ngữ (tiếng nói) thành ngôn từ (lời nói). Vậy

nên ngôn từ đóng một tầm quan trọng rất lớn trong cuộc sống của con

người.

1.1.1.2. Cấu trúc của bài văn

Cấu trúc bài văn ở hầu hết các phương thức biểu đạt thường được chia

thành ba phần : mở bài, thân bài và kết bài.

1.1.2. Tính liên kết trong bài văn

1.1.2.1. Khái niệm tính liên kết

Liên kết trong văn bản là một trong những tính chất quan trọng nhất

của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. Để văn bản có tính

liên kết, ngươi viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các

đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối

các câu, các đoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ,

câu,…) thích hợp.

1.1.2.2. Liên kết hình thức trong bài văn

Liên kết câu trong đoạn văn và liên kết đoạn trong bài văn chính là

các yếu tố thể hiện tính liên kết hình thức trong bài văn.

a. Liên kết câu trong đoạn văn

Đoạn văn được hiểu là sự phân chia văn bản thành những phần

nhỏ,thường dựa vào dấu hiệu hình thức : một đoạn văn bao gồm những câu

văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn được hình thành từ các

11

câu văn liên kết chặt chẽ lại với nhau bằng các phép liên kết. Nhiều đoạn

văn cấu thành một bài văn. Đoạn văn thường có câu chủ đề, và tập trung

triển khai cùng một chủ đề nhất định. Đoạn văn thường được bắt đầu bằng

chữ viết hoa, thụt vào đầu dòng. Và kết thúc bằng dấu chấm câu, ngắt đoạn.

Các phép liên kết câu trong đoạn văn chủ yếu là: phép lặp, phép nối,

phép thế, phép liên tưởng, phép trật tự tuyến tính, phép đối và phép tỉnh

lược.

b. Liên kết đoạn trong bài văn

Như đã nói trên, đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành bài văn. Các

đoạn văn phải được tổ chức, sắp xếp thành một chỉnh thể thống nhất mới

tạo thành bài văn. Các đoạn văn trong bài văn phải liên kết chặt chẽ với

nhau, nên cần phải biết lựa chọn, sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp.

Có các phương tiện liên kết sau:

- Các từ ngữ có tác dụng liên kết.

- Câu có tác dụng liên kết.

1.1.2.3. Liên kết nội dung trong bài văn

Liên kết nội dung gồm có liên kết chủ đề và liên kết logic.

1.1.3. Tầm quan trọng của phân môn Làm văn trong chƣơng trình

Ngữ văn ở trƣờng THPT

1.1.3.1. Khái niệm

Làm văn là một bộ phận thực hành quan trọng trong quá trình học

tập Ngữ văn nhằm rèn luyện kĩ năng tư duy chính xác, nhạy bén, kĩ năng

diễn đạt đúng và hay bằng ngôn ngữ (dạng thức ngôn ngữ nói và viết)

những hiểu biết, suy nghĩ, tình cảm của người học sinh trước một hiện

tượng về văn học, về cuộc sống.

1.1.3.2. Vị trí

Làm văn là phần thực hành của Văn học và Tiếng Việt, song song

và tương ứng với phần văn học. Chính vì vậy, làm văn là một hoạt động có

tính chất thực hành tổng hợp về kiến thức và kĩ năng.

1.1.3.3. Vai trò và nhiệm vụ

12

Vì là một hoạt động có tính thực hành nên làm văn có vai trò và nhiệm

vụ rất quan trọng

Củng cố, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về tác giả, tác phẩm, về xu

hướng văn học, giai đoạn văn học. Chẳng hạn, khi phân tích bài thơ Việt

Bắc của nhà thơ Tố Hữu, học sinh sẽ có thêm những hiểu biết về cuộc đời

và sự nghiệp thơ ca của nhà thơ Tố Hữu, về tập thơ “Việt Bắc”, về những

khó khăn gian khổ của đồng bào ta trong kháng chiến chống Pháp, về tinh

thần lạc quan và tình cảm chân thành của đồng bào miền núi đối với cán bộ

chiến sĩ cách mạng,…

1.2 . Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Vài nét về trƣờng THPT Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng

Trường THPT Phan Châu Trinh tọa lạc hai địa chỉ là 154 Lê Lợi và 167 Lê

Lợi (Đối diện nhau), thuộc địa bàn quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Trường

THPT Phan Châu Trinh - Đà Nẵng được thành lập vào tháng 9 năm 1952.

Trải qua hơn 60 năm hình thành, xây dựng và phát triển, trường THPT

Phan Châu Trinh là một trong những đơn vị giáo dục có uy tín, đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố và đất nước, góp phần đáp

ứng việc thực hiện mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế,

văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ của miền Trung và Tây Nguyên.

1.2.2 Thực tế dạy học phân môn Làm văn ở trƣờng THPT hiện nay

1.2.2.1 Thuận lợi

Môn Ngữ văn có vị trí quan trọng trong trường phổ thông, là một

trong những môn học chiếm số tiết cao nhất trong nhà trường (3 đến 4 tiết

trên một tuần). Môn Văn còn là môn thi bắt buộc trong kì thi tốt nghiệp

quốc gia, nên càng ngày càng được coi trọng.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy được đào tạo chuẩn về kiến thức kĩ năng, nhiệt

tình giảng dạy.

Chương trình học đang được đổi mới theo hướng phát huy năng lực của

học sinh, phù hợp với nhu cầu đào tạo của thời đại.

1.2.2.2 Khó khăn

13

Thực tế dạy học phân môn Làm văn ở trường THPT hiện nay bên cạnh

những mặt thuận lợi còn gặp không ít khó khăn. Đó là học sinh ở các

trường THPT thích học các môn tự nhiên hơn các môn xã hội, trong đó có

môn Văn. Chất lượng viết văn yếu kém của học sinh cũng đang thu hút sự

quan tâm của xã hội. Những điều này có thể thấy rõ qua việc thống kê số

lượng thí sinh thi đại học, cao đẳng khối C của những năm gần đây.

1.3 Tiểu kết

Tóm lại, qua chương 1 này tôi đã đi vào nghiên cứu để làm rõ cơ sở lí luận

và cơ sở thực tiễn của đề tài. Đó là những vấn đề lí thuyết về bài văn, về

liên kết trong văn bản, tầm quan trọng của phân môn Làm văn trong

chương trình Ngữ văn ở trường THPT, những thông tin khái quát về trường

THPT Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng. Và cả những khó khăn và thuận lợi

trong thực tế dạy học Làm văn ở trường THPT hiện nay. Tất cả là cơ sở để

tôi đi vào giải quyết nội dung chính của đề tài được đặt ra trong những

chương tiếp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!