Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc trung bộ
PREMIUM
Số trang
185
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
923

Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc trung bộ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN XUÂN QUANG

LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI - 9/2020

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN XUÂN QUANG

LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Đình Long

2. TS. Nguyễn Thị Minh Phượng

HÀ NỘI - 9/2020

i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN .................................................................................................................11

1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan liên kết và liên kết

phát triển vùng ........................................................................................................11

1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến liên kết ...................................................11

1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến liên kết ...................................................13

1.2. Tổng quan về một số công trình nghiên cứu phát triển du lịch và liên

kết phát triển du lịch...............................................................................................15

1.3. Những vấn đề rút ra........................................................................................24

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT PHÁT

TRIỂN DU LỊCH ....................................................................................................26

2.1 Du lịch, liên kết, liên kết phát triển du lịch – Một số khái niệm và cách

tiếp cận .....................................................................................................................26

2.1.1. Du lịch, phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững..........................26

2.1.2. Vùng, liên kết, liên kết phát triển du lịch ...............................................28

2.1.3. Mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi của liên kết vùng trong phát triển du

lịch.....................................................................................................................31

2.1.4. Điều kiện liên kết vùng trong phát triển du lịch.....................................37

2.2. Nội dung về liên kết phát triển du lịch...........................................................40

2.2.1. Liên kết tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến xây dựng thương hiệu

du lịch ...............................................................................................................40

2.2.2. Liên kết xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình du lịch (tour du

lịch) chung của toàn vùng ................................................................................40

2.2.3. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .......................................41

2.2.4. Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao

thông .................................................................................................................42

2.2.5. Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư

phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù

hợp với thế mạnh của từng địa phương............................................................42

ii

2.2.6. Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch..........................43

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển du lịch................................43

2.4. Kinh nghiệm về liên kết phát triển du lịch và bài học kinh nghiệm cho

các tỉnh Bắc Trung Bộ ............................................................................................45

2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực ........................................45

2.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước...................................50

2.4.3. Bài học rút ra cho các tỉnh Bắc Trung Bộ ..............................................54

Chương 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC

TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ............................................................................58

3.1. Tiềm năng và lợi thế của du lịch vùng Bắc Trung Bộ ..................................58

3.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................58

3.1.2. Tài nguyên du lịch..................................................................................58

3.1.3. Cơ sở hạ tầng..........................................................................................59

3.1.4. Vị trí Vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong chiến lược phát triển du lịch

của cả nước và quốc tế .....................................................................................59

3.1.5. Thực trạng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ .................................61

3.2. Thực trạng liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ .........................63

3.2.1. Liên kết tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch ...............................63

3.2.2. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch ......................................................67

3.2.3. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .......................................69

3.2.4. Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông ..71

3.2.5. Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư

phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù

hợp với thế mạnh của từng địa phương............................................................72

3.2.6. Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch..........................75

3.3. Phân tích mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển du

lịch ở Bắc Trung Bộ ................................................................................................79

3.3.1. Khái quát về mô hình .............................................................................79

3.3.2. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi.................................................81

3.3.3. Kết quả đánh giá dựa trên phần gốc của mô hình ..................................82

3.3.5. Kiểm định độ tin cậy của mô hình .......................................................104

iii

3.3.6. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về liên kết phát triển du lịch vùng

Bắc Trung Bộ .................................................................................................108

3.4. Đánh giá chung...............................................................................................111

3.4.1. Kết quả đạt được...................................................................................111

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...........................................................112

Chương 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG

CƯỜNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC TỈNH VÙNG

BẮC TRUNG BỘ ..................................................................................................120

4.1. Quan điểm và định hướng liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ ....120

4.1.1. Quan điểm ............................................................................................120

4.1.2. Định hướng liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ.................121

4.2. Giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh vùng Bắc

Trung Bộ ................................................................................................................126

4.2.1. Xây dựng chiến lược hợp tác liên kết vùng du lịch Bắc Trung Bộ......126

4.2.2. Giải pháp liên kết xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu du

lịch vùng Bắc Trung bộ ..................................................................................127

4.2.3. Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bắc Trung bộ........132

4.2.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ........................134

4.2.5. Liên kết phát triển du lịch trong mô hình quản lý điểm đến ................136

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................139

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................142

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................143

PHỤ LỤC...............................................................................................................160

iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân bổ phỏng vấn du khách tại điểm khảo sát..........................................6

Bảng 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ thời kỳ 2011 - 2018..............60

Bảng 3.2. Lượng khách du lịch đến các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ............................58

Bảng 3.3. Doanh thu từ du lịch của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ...................60

Bảng 3.4. Số lượng buồng lưu trú du lịch của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ .61

Bảng 3.5. Số lượng lao động du lịch của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ ..........62

Bảng 3.6. Huy động vốn từ khu vực tư nhân cho phát triển du lịch trên địa bàn các

tỉnh Bắc Trung Bộ (2011 – 2018) .............................................................................74

Bảng 3.7. Hiện trạng hợp tác, liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ..........................76

Bảng 3.8. Đặc điểm cá nhân của chuyên gia được hỏi ý kiến ..................................83

Bảng 3.9. Đánh giá về các tài nguyên phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ .....84

Bảng 3.10. Đánh giá về các tài nguyên thừa kế ........................................................85

Bảng 3.11. Đánh giá về các tài nguyên tạo thêm......................................................85

Bảng 3.12. Đánh giá về các yếu tố phụ trợ ...............................................................86

Bảng 3.13. Đánh giá về liên kết phát triển của chính quyền tỉnh đối với du lịch tại

vùng Bắc Trung Bộ ...................................................................................................88

Bảng 3.14. Đánh giá về các điều kiện hoàn cảnh .....................................................91

Bảng 3.15. Đánh giá về thị trường ............................................................................92

Bảng 3.16. Đánh giá về kết quả hoạt động du lịch ..................................................93

Bảng 3.17. Đặc điểm nhân khẩu học của du khách được điều tra ............................94

Bảng 3.18. Tỷ trọng du khách theo nghề nghiệp ......................................................95

Bảng 3.19. Tỷ trọng du khách theo địa phương........................................................96

Bảng 3.20. Mục đích chuyến thăm của du khách .....................................................97

Bảng 3.21. Số lần đi du lịch vùng Bắc Trung Bộ .....................................................97

Bảng 3.22. Hình thức tổ chức chuyến đi...................................................................97

Bảng 3.23. Hình thức thu thập thông tin về du lịch các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ....98

Bảng 3.24. Phương tiện giao thông...........................................................................98

Bảng 3.25. Mức chi tiêu............................................................................................98

Bảng 3.26. Khoản chi tiêu tốn kém nhất...................................................................99

v

Bảng 3.27. Đánh giá về sản phẩm/điểm thu hút du lịch ...........................................99

Bảng 3.28. Đánh giá về an ninh, trật tự, môi trường xã hội....................................101

Bảng 3.29. Đánh giá về vệ sinh, môi trường...........................................................101

Bảng 3.30. Đánh giá về cơ sở hạ tầng, tiện ích.......................................................101

Bảng 3.31. Đánh giá về giá cả.................................................................................102

Bảng 3.32. Đánh giá về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên,

cán bộ bản địa..........................................................................................................103

Bảng 3.33. Đánh giá về thương hiệu điểm đến du lịch vùng Bắc Trung Bộ ..........103

Bảng 3.34. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha phần gốc của mô hình.........104

Bảng 3.35. Kết quả phân tích nhân tố khám phá phần gốc của mô hình................106

vi

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ............................4

Hình 2.1: Các bên tham gia trong các hoạt động du lịch ..........................................31

Hình 2.2: Các phạm vi của hợp tác, liên kết vùng trong phát triển du lịch ..............35

Sơ đồ 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển du lịch ............................45

Biểu đồ 3.1. So sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011

- 2018 .......................................................................................................60

Biểu đồ 3.2. So sánh lượng khách du lịch nội địa đến các tỉnh vùng Bắc Trung

Bộ qua các năm (ĐVT: lượt khách).........................................................59

Biểu đồ 3.3. So sánh lượng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh vùng Bắc Trung

Bộ qua các năm (ĐVT: lượt khách).........................................................59

Biểu đồ 3.4. So sánh lượng buồng lưu trú du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung

Bộ qua các năm (ĐVT: buồng)................................................................61

Biểu đồ 3.5. So sánh lao động du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ qua

các năm ....................................................................................................63

Biểu đồ 3.6. So sánh huy động vốn từ khu vực tư nhân cho phát triển du lịch

trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ .........................................................74

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu

sắc, có tính liên kết ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Liên kết là một yếu tố không

thể thiếu trong phát triển du lịch. Liên kết góp phần phát huy tối đa lợi thế của các chủ

thể liên kết, tạo sự đa dạng, phong phú sản phẩm du lịch, giảm thiểu khiếm khuyết, tạo

sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa các điểm đến, thúc đẩy phát triển du lịch.

Liên kết vùng cũng như liên kết vùng du lịch bao hàm liên kết phát triển nội

vùng và phát triển liên vùng. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp chiu sự tác động của

nhiều ngành, đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều cấp theo chiều dọc và chiều ngang.

Liên kết phát triển du lịch vùng cho phép khai thác lợi thế về tài nguyên du lịch, về cơ

sở hạ tầng và các nguồn lực khác của các địa phương và doanh nghiệp tham gia liên

kết. Mặt khác phát triển liên kết vùng du lịch còn là nhân tố quan trọng để làm tăng

khả năng cạnh tranh, thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, thu hút khách du lịch

đến vùng du lịch với tư cách là một điểm đến thống nhất và đến lãnh thổ của từng địa

phương liên kết. Liên kết phát triển du lịch đã hình thành và phát triển từ nhiều năm

trước đây. Ngay từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, khả năng đi lại,

giao thương giữa các vùng, miền trở nên thuận lợi, cùng với sự phát triển kinh tế - xã

hội, vấn đề liên kết phát triển du lịch đã được đặt ra và ngày càng trở nên cấp thiết.

Trước đây, sự liên kết thường tập trung giữa các địa phương, điểm đến du lịch có

khoảng cách gần về địa lý, thuận lợi về giao thông. Ngày nay, liên kết phát triển du

lịch được thực hiện theo nhiều chiều, không chỉ giữa những điểm đến liền kề mà cả

những điểm đến xa có chung định hướng phát triển; không chỉ giữa hai hay một vài

điểm đến, địa phương mà còn giữa các vùng, miền; không chỉ liên kết trong phạm vi

quốc gia mà còn liên kết giữa các quốc gia trong một khu vực (ví dụ như liên kết giữa

các quốc gia ASEAN trong phát triển du lịch).

Chính vì vậy, ngành du lịch Việt Nam được Đảng, Nhà nước xác định là ngành

kinh tế quan trọng và được xác định tập trung nguồn lực để đến năm 2020 trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính

trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [4]. Trong các Nghị quyết

của Đảng và trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201 ngày

22/01/2013 [16] và Quyết định số 2161/QĐ - TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt "quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung

Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã xác định: đến năm 2020, du lịch cơ bản

trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, cạnh tranh được với các

nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời, cũng đã khẳng định vị trí, vai trò quan

2

trọng của du lịch vùng Bắc Trung Bộ trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam,

góp phần kết nối với các vùng du lịch trong nước, trong khu vực và quốc tế.

Khu vực Bắc Trung Bộ gồm 06 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng

Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, có dân số trên 10 triệu người với 25 dân tộc

anh em cùng sinh sống; Là vùng có khá nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch đặc

thù, đặc sắc mà các vùng khác không có. Thứ nhất, đây là vùng duy nhất có kế cấu địa

phương trải dài liên tục, từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế, các tỉnh nối liền một

dải, một tỉnh chỉ tiếp giáp với hai tỉnh hai đầu, trừ Thừa Thiên – Huế tiếp giáp với 3

tỉnh. Thứ hai,địa thế của vùng nối liền với biển (biển Đông) và núi (dãy Trường Sơn),

sau lưng là nước bạn Lào. Đồng bằng ít, núi nhiều, độ dốc lớn, rất khó khăn trong việc

phát triển các loại kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, tính theo

tỷ lệ chiều dài “biên giới” với diện tích của vùng, tiềm năng “mở cửa – hội nhập” của

Bắc Trung Bộ là khá lớn. Thứ ba, đây là vùng có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và

đẳng cấp.

Vùng có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên đẳng cấp cao, thậm chí ở đẳng cấp

quốc tế như khu vực hang động Sơn Đoòng –Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình),

Núi Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), rừng quốc gia Vũ Quang (Hà

Tĩnh), rừng quốc gia Pù Mát (Nghệ An), thành nhà Hồ, suối Cá thần (Thanh

Hóa),…Những đặc sản tự nhiện chỉ có ở vùng Bắc Trung Bộ như gió Lào, vùng Đầm

phá Thừa Thiên Huế, các cồn cát trắng Quảng Bình, Quảng Trị,… vốn là những yếu tố

gây bất lợi thế cho phát triển du lịch của vùng nhưng hiện nay, đây có thể được coi là

tiềm năng lợi thế tuyệt đối để phát triển du lịch đẳng cấp cao.

Tài nguyên văn hóa – lịch sử của vùng cũng khá phong phú. Là nơi tập trung 4

di sản thế giới được UNESCO công nhận, đó là Thành nhà Hồ, Vườn quốc gia Phong

Nha – Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc – âm nhạc cung đình Việt

Nam. Nơi đây là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng Việt Nam như: Hồ Chí

Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn,.., các vua

nhà Lê, nhà Hồ, nhà Nguyễn, chúa Nguyễn, chúa Trịnh,…; Là nơi tập trung nhiều di

tích lịch sử, cách mạng có giá trị như Kinh thành Huế, đường mòn Hồ Chí Minh, địa

đạo Vịnh Mốc, nghĩa trang Trường Sơn, căn cứ Cồn Tiên, Thành cổ Quảng Trị,… Nơi

đây còn là quê hương của nhiều lễ hội độc đáo như: lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa), lễ

hội đền Cuông (Nghệ An), lễ hội Hòn Chén (Thừa Thiên – Huế); đặc biệt là Festival

Huế được tổ chức định kỳ 2 năm một lần đã trở thành một sự kiện văn hóa mang tầm

quốc tế được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.

3

Tuy có tiềm năng, lợi thế lớn, mức độ khác biệt nhưng du lịch của vùng vẫn còn

kém phát triển. Vì sao vậy? Một là, cũng như các vùng, các địa phương khác trên cả

nước, du lịch vùng Bắc Trung Bộ vẫn phát triển theo logic cổ điển (du lịch “đi sau”).

Tính “tự lực địa phương” là chính, do đó, chia cắt, manh mún, nghèo nàn và không thể

phối hợp vẫn là đặc điểm chính. Hình thái du lịch chủ đạo vẫn chỉ là “nghỉ mát – tắm

biển” có tính thời vụ, “nhờ trời”. Các lợi thế, tính đặc sắc riêng của các địa phương

không được kết nối, tạo ra sức mạng cộng hưởng nên khó phát huy. Hai là, thiếu nguồn

lực khởi động, thiếu hạ tầng kết nối quốc tế đúng tầm, đúng cách, chưa có nhà đầu tư

chiến lược, thiếu cơ chế phối hợp, liên kết và vận hành phù hợp, không có chính sách

đột phá, không đủ quyền chủ động điều hành và tổ chức,…đều có thể là nguyên nhân

dẫn đến liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ còn chưa thực sự mạnh để khẳng

định vai trò và tiềm năng du lịch của vùng.

Chính vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng liên kết phát triển du lịch vùng Bắc

Trung Bộ trong thời gian quan để nhìn nhận đúng nguyên nhân của vấn đề liên kết

phát triển du lịch của vùng còn yếu kém, để nhận diện, phác họa đúng chân dung đối

tượng mà du lịch Bắc Trung Bộ đang nhắm đến để hội nhập quốc tế, đồng thời, định

hướng và tìm giải pháp tăng cường liên kết du lịch để có thể làm cho ngành du lịch

đóng vai trò “ngành mũi nhọn” tại vùng Bắc Trung Bộ. Vấn đề đặt ra là cần phát huy

những lợi thế khác biệt bà trội bật đảm bảo chi vùng phát triển du lịch như thế nào? Cơ

sở nào để thực hiện? và giải pháp nào để tăng cường liên kết du lịch của vùng Bắc

Trung Bộ trong thời gian tới?... Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu sinh đã lựa

chọn đề tài “Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ” làm đề tài luận án tiến

sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế với mong muốn đóng góp thêm những cơ sở lý luận

và thực tiễn cho quá trình liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ thời gian tới.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

+ Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm làm rõ các vấn đề về lý luận và

thực tiễn về liên kết du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ. Từ đó, đề xuất các giải pháp

tăng cường liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Để đạt được mục đích này, luận án hướng đến việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

1. Liên kết phát triển du lịch là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình

liên kết đó?

2. Thực trạng liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ như thế nào?

3. Cần có những giải pháp nào để tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng Bắc

Trung Bộ trong thời gian tới?

Trên cơ sở xác định mục đích nghiên cứu, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ đặt

ra theo sơ đồ mô hình nghiên cứu như sau:

4

Sơ đồ 1.1: Khung phân tích liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ

Thự

c trạng liên kết phát triển du lịch Giải pháp liên kết phát triển du lịch

LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển du lịch

Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính

sách đầu tư phát triển du lịch

Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch

Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch

Liên kết tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch

Liên kết phát triển du lịch trong mô hình quản lý điểm

đến

Phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ

Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bắc

Trung Bộ

Liên kết xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu du

lịch

Xây dựng chiến lược hợp tác liên kết du lịch

5

+ Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:

- Làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về phát triển du lịch và liên kết phát triển

du lịch; Kinh nghiệm một số quốc gia và một số địa phương trong nước về phát triển

du lịch, từ đó rút ra bài học đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

- Đánh giá đúng thực trạng về liên kết phát triển du lịch của các tỉnh Bắc Trung

Bộ trong thời gian qua, đưa ra các thành tựu, thách thức và hạn chế, đồng thời làm rõ

nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó.

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc

Trung Bộ trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: Liên kết phát triển du lịch

+ Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi về nội dung:

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến liên kết phát triển du

lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ như: (1) Liên kết tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du

lịch; (2) Liên kết phát triển sản phẩm du lịch; (3) Liên kết đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực; (4) Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao

thông; (5) Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát

triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế

mạnh của từng địa phương; (6) Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch.

 Phạm vi về không gian:

Luận án nghiên cứu liên kết phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ.

 Phạm vi thời gian:

Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2015 – 2019, dự báo cho đến năm

2025 và những năm tiếp theo.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, luận án không chỉ

dựa vào phân tích định tính (thông qua miêu tả) mà còn cung cấp những phân tích định

lượng (thông qua điều tra, phân tích thống kê số liệu). Cụ thể, những phương pháp sau

sẽ được đưa vào sử dụng:

4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

* Chọn mẫu điều tra:

+ Lựa chọn mẫu điều tra: Đối tượng điều tra và phỏng vấn mẫu nghiên cứu gồm

2 nhóm đối tượng: (1) các chuyên gia (đó là các chuyên gia du lịch làm việc tại các

trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước cả ở cấp trung ương và cấp

địa phương, các doanh nhân, nhân viên kinh doanh du lịch; (2) khách du lịch (khách

nội địa và quốc tế)

6

+ Quy mô và cách chọn mẫu:

- Đối với nhóm chuyên gia thì dự kiến số lượng phiếu điều tra phỏng vấn xin

ý kiến là 150 phiếu (150 người). Các chuyên gia được chọn một cách có chọn lọc

nhằm đảm bảo thu thập được những thông tin chính xác. Mặt khác, đối tượng được

phỏng vấn ở nhiều địa điểm khác nhau chứ không tập trung một nơi cũng như nghề

nghiệp khác nhau nhằm thu được những thông tin đa dạng về nhân khẩu học.

Việc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia thực hiện bằng cách gặp gỡ, liên lạc để

chuyên gia đồng ý đánh giá sau đó gửi cho chuyên gia Bảng hỏi qua email hoặc trực

tiếp bản in. Chuyên gia có thể cho ý kiến trực tiếp vào file mềm rồi trả lời lại bằng

email hoặc bản in.

- Đối với khách du lịch dự kiến 250 phiếu cho cả khách nội địa và nước ngoài.

Thời điểm lấy ý kiến đánh giá của du khách chọn thời điểm đông khách tại các điểm

du lịch tại vùng Bắc Trung Bộ. Nguyên tắc chọn du khách phỏng vấn theo cách thức

ngẫu nhiên. Phân bổ phỏng vấn du khách đã thực hiện cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Phân bổ phỏng vấn du khách tại điểm khảo sát

Bãi biển Số lượng (khách)

Quảng Bình 70

Huế 100

Thanh Hóa 30

Nghệ An 30

Hà Tĩnh 20

Do đặc điểm về nguồn khách đến Bắc Trung Bộ, đối với khách quốc tế là từ

tháng 2 – 5 (kéo dài đến giữa tháng sáu) và tháng 11 hàng năm. Đối với khách nội địa

là khoảng cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 hàng năm. Tuy nhiên, đo đặc thù về điều kiện

thời tiết nên hoạt động du lịch tại Bắc Trung Bộ mạnh nhất từ giữa tháng 5 – 8 hàng

năm (do thời gian này ít mưa). Vì vậy, cuộc điều tra mới nhất tập trung vào việc đánh

giá nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch đến vùng Bắc Trung Bộ, tác giả

luận án đã chọn thời điểm điều tra được chọn từ tháng 5  9/2018. Số phiếu được tính

theo công thức:

2 2

2 2 2

Ns Z

n

N x s Z

  

. (Trong đó: N: Lượng khách dự kiến (từ tháng 5

tháng 9/2018) ; độ tin cậy = 95%; x trong phạm vi cho phép = 5%; Độ lệch chuẩn

lấy theo phương sai các cuộc điều tra về du lịch ở nước ta). Phương pháp chọn mẫu

như vậy, đặc biệt với số lượng mẫu lớn bảo đảm tính chính xác và đại điện dự theo

tính chất của từng điều tra. Từng điều tra đã tham khảo và trao đổi với nhiều nhóm

chuyên gia để chọn điểm, chọn mẫu nhằm bảo đảm được tính chất ổn định của khách

du lịch cộng đồng.

- Thiết kế phiếu theo thang đo được đo lường bằng thang Likert 5 điểm, trong

đó 1 là Rất kém; 2 là Kém; 3 là Trung bình; 4 là Khá và 5 là Tốt.

7

4.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

4.2.1 Số liệu thứ cấp

- Các tài liệu, thông tin, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến

đề tài. Điều tra, thu thập, nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp du lịch, các định hướng, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại

địa phương.

- Số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

từ năm 2010 đến 2018 (Niên giám thống kê, Cục Thống kê các tỉnh).

- Nguồn số liệu được dùng trong nghiên cứu này bao gồm là những thông tin đã

được công bố trên sách báo, tạp chí, trên các trang web, các báo cáo của Sở, Ban,

Ngành các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, gồm: (i) dựa trên các tư liệu, số liệu thống kê và

các nguồn dữ liệu, tài liệu từ các cơ quan chức năng tỉnh; (ii) ý kiến của các doanh

nghiệp, du khách, người dân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn các

tỉnh vùng Bắc Trung Bộ; (iii) Ý kiến của các cán bộ thuộc các cơ quan chức năng của

tỉnh. Nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhiều kỹ thuật thu thập thông tin để thu thập thông

tin một cách tương đối đầy đủ và chính xác theo những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

- Thu thập tài liệu liên quan từ các cơ quan chức năng tỉnh.

- Phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp, du khách, người dân

- Phỏng vấn gián tiếp, phỏng vấn sâu một số cán bộ thuộc các cơ quan chức năng

cấp tỉnh, huyện.

- Toạ đàm với cán bộ thuộc các cơ quan chức năng cấp tỉnh, huyện và doanh

nghiệp.

Nội dung thu thập số liệu điều tra

STT Nội dung thu

thập số liệu Nơi thu thập số liệu Cách thu thập số liệu

1

Quy hoạch phát triển

du lịch

- UBND các Tỉnh vùng

Bắc Trung Bộ, Sở Văn

hóa - Thể thao và du lịch

các tỉnh.

- Các doanh nghiệp du

lịch các tỉnh

- Đề án phát triển du lịch các

tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đến

năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Thu thập từ báo cáo của các

doanh nghiệp các tỉnh Bắc

Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2018

2

Tổ chức đầu tư, huy

động vốn đầu tư phát

triển du lịch trên địa

bàn

- Sở Văn hóa - thể thao và

Du lịch tỉnh các tỉnh Bắc

Trung Bộ

- Các doanh nghiệp kinh

doanh du lịch trong và

ngoài vùng.

- Báo cáo tổng kết tình hình

phát triển du lịch các tỉnh Bắc

Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2018

- Thu thập số liệu từ báo cáo

của các doanh nghiệp các tỉnh

Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 -

2018.

3

Quản lý, phát triển tài

nguyên du lịch và cơ

sở hạ tầng phục vụ du

- Tác giả điều tra thực tế.

- Sở Văn hóa-thể thao và

du lịch.

- Thống kê tài nguyên du lịch

các tỉnh Bắc Trung Bộ giai

đoạn 2010 - 2018

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!