Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------
NGUYỄN THỊ THÚY
Tên đề tài: LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ
PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THÁI BÌNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------
NGUYỄN THỊ THÚY
Tên đề tài: LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ
PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THÁI BÌNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9. 31. 01. 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
1: TS Trần Ngọc Ngoạn
2: GS.TS Nguyễn Văn Song
Hà Nội, năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thúy
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HỘP................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ................................................................. x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 24
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:........................................................ 24
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:............................................................ 30
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT, LIÊN
KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ.......................................................................................... 37
2.1. Nông nghiệp và các vấn đề về liên kết trong phát triển nông nghiệp.......... 37
2.1.1. Một số khái niệm................................................................................... 37
2.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân ................................................................. 37
2.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp .................................................................... 38
2.1.1.3. Khái niệm ngành trồng trọt ................................................................ 39
2.1.1.4. Khái niệm về liên kết và liên kết kinh tế ........................................... 40
2.1.2. Nội dung liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển sản xuất 42
2.1.2.1. Căn cứ vào các hình thức thỏa thuận ................................................. 42
2.1.2.2. Căn cứ vào cách thức biểu hiện liên kết ........................................ 45
2.1.3. Vai trò của liên kết trong phát triển nông nghiệp. ................................ 47
2.2. Vai trò của liên kết, điều kiện thúc dẩy liên kết doanh nghiệp và nông dân
để phát triển ngành trồng trọt.......................................................................... 48
2.2.1. Vai trò của liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng
trọt. .................................................................................................................. 49
2.2.1.1.Đối với hộ nông dân............................................................................ 49
2.2.1.2. Đối với doanh nghiệp......................................................................... 50
2.2.1.3 Đối với nhà quản lý............................................................................. 50
iii
2.2.2. Điều kiện hình thành liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển
ngành trồng trọt. .............................................................................................. 51
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành liên kết doanh nghiệp và nông
dân để phát triển ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập. .............................. 52
2.2.3.1. Các yếu tố bên trong .......................................................................... 52
2.2.3.2. Các nhân tố tác động từ bên ngoài .................................................. 54
2.2.4. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá quá trình thực hiện liên kết doanh
nghiệp và nông dân ......................................................................................... 56
2.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp
và nông dân. .................................................................................................... 56
2.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình liên kết và kết quả thực hiện liên kết
giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt. ................................. 56
2.2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh tác động của tham gia liên kết........................ 56
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học đối với tỉnh Thái Bình...................... 56
2.3.1. Một số chính sách liên quan đến liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. 56
2.3.2 Kinh nghiệm quốc tế ............................................................................. 59
2.3.2.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc.............................................................. 59
2.3.2.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan................................................................... 61
2.3.3. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 63
2.3.3.1 Kinh nghiệm “cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang............................... 63
2.3.3.2 Kinh nghiệm tại tỉnh Đồng Tháp ........................................................ 65
2.3.3.3. Kinh nghiệm tỉnh Ninh Bình.............................................................. 66
2.3.4. Bài học về liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân với tỉnh Thái Bình..... 68
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG
DÂN, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LIÊN KẾT GIỮA DOANH
NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT
TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......... 71
3.1. Tình hình phát triển ngành trồng trọt và quá trình hình thành liên kết
doanh nghiệp và nông dân ở tỉnh Thái Bình................................................... 71
3.1.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Thái Bình .................................................... 71
iv
3.1.2. Đánh giá lợi thế, khó khăn của tỉnh Thái Bình, các nhân tố ảnh hưởng
trong thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. ............................... 73
3.1.2.1. Đánh giá lợi thế của tỉnh Thái Bình................................................... 73
3.1.2.2. Những khó khăn và rào cản ............................................................... 74
3.1.2.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện liên kết doanh nghiệp
và nông dân tại tỉnh Thái Bình........................................................................ 76
3.2. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành
trồng trọt tỉnh Thái Bình trong thời gian vừa qua........................................... 79
3.2.1. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thời gian vừa qua ở
tỉnh Thái Bình.................................................................................................. 79
3.2.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ liên kết giữa doanh nghiệp
và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội
nhập quốc tế .................................................................................................... 97
3. 2.2.1. Phân tích thống kê mô tả về thực trạng liên kết doanh nghiệp và nông
dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập
quốc tế. ............................................................................................................ 97
3.2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo..................................................... 109
Phân tích Cronbach’s Alpha.......................................................................... 109
3.2.3. Đánh giá thực trạng trong việc thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông
dân để phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Thái Bình.................................... 121
3.2.3.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện liên kết
sản xuất:......................................................................................................... 121
3.2.2.2 Bài học về liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành
trồng trọt tỉnh Thái Bình. .............................................................................. 125
Chƣơng 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG LIÊN KẾT
HIỆU QUẢ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG PHÁT
TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP...................................................................................... 127
4.1.Bối cảnh quốc tế và trong nước giai đoạn hiện nay................................ 127
4.2. Quan điểm, mục tiêu về liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển
ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. ..................................... 131
v
4.3. Một số giải pháp tăng cường liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp và nông
dân trong phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập
....................................................................................................................... 135
4.3.1. Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường chính sách, các thể chế liên
quan đến liên kết chủ yếu tập trung vào quá trình tích tụ ruộng đất trong sản
xuất nông nghiệp ........................................................................................... 135
4.3.4. Giải pháp thúc đẩy phát triển mô hình chuỗi giá trị gia tăng.............. 142
4.3.5. Một số giải pháp trọng tâm phát triển HTX nông nghiệp theo luật HTX
2012 trong thời gian tới................................................................................. 144
4.3.6. Một số giải pháp phát triển liên kết sản xuất ...................................... 146
4.4. Kiến nghị và đề xuất .............................................................................. 148
4.4.1. Về tập trung, tích tụ đất sản xuất nông nghiệp ................................... 148
4.4.2. Về Hợp tác xã...................................................................................... 150
4.4.3. Về phát triển liên kết sản xuất............................................................ 151
KẾT LUẬN.................................................................................................. 152
PHỤ LỤC..................................................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 180
vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
CNH-HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CF Contract Farming
CTCP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
GDP Grosss Doumestic Product
HTX Hợp tác xã
KH&CN Khoa học và công nghệ
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao
UBND Ủy ban nhân dân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
WTO World Trade Organization
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng Trang
1
Bảng 1: Bảng tổng hợp số mẫu điều tra về liên kết giữa
Doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
10
2 Bảng 2: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu 12
3
Bảng 3: Bảng thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến liên
kết giữa doanh nghiệp và nông dân
13
4 Bảng 3.1: Tình hình tích tụ ruộng đất vụ xuân năm 2018 80
5
Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh
Thái Bình
81
6
Bảng 3.3: Tình hình thực hiện liên kết tại tỉnh Thái Bình vụ
xuân 2016
82
7 Bảng 3.4: Cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Thái Bình năm 2017 83
8
Bảng 3.5: Tổng hợp số liệu liên kết sản xuất tiêu thụ giữa
các công ty và hợp tác xã nông nghiệp năm 2017
91
9 Bảng 3.6: Đặc điểm nhân khẩu đối tượng khảo sát 97
10
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhận thức của hộ về các lợi ích
trong việc liên kết với doanh nghiệp 98
11
Bảng 3.8: Các cam kết trong quá trình liên kết với doanh
nghiệp
99
12
Bảng 3.9: Thống kê chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nông dân
và doanh nghiệp liên kết 101
13
Bảng 3.10 : Thống kê các vấn đề liên quan đến kỹ năng
quản lý và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết 102
14
Bảng 3.11 : Thống kê môi trường chính sách - Các thể chế
liên quan đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân 104
15
Bảng 3.12: Thống kê vấn đề giá cả mà nông hộ quan tâm
trong quá trình thực hiện liên kết với doanh nghiệp 105
16 Bảng 3.13 : Thống kê phụ thuộc mức độ tham gia của hộ 106
viii
trong quá trình liên kết
17
Bảng 3.14: Bảng tổng hợp kiểm định thang đo cho biến
độc lập & phụ thuộc
109
18
Bảng 3.15: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho
các biến độc lập 112
19
Bảng 3.16: Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ
thuộc
113
20 Bảng 3.17: Bảng tổng kết mô hình hồi quy 115
ix
DANH MỤC CÁC HỘP
STT Hộp Trang
1 Hộp 3.1: Hạn chế về cơ chế quản lý trong thực hiện liên kết 74
2
Hộp 3.2: Tác động của hội nhập quốc tế đến phát triển nông
sản tỉnh Thái Bình
77
3
Hộp 3.3: Quá trình thực hiện liên kết với nông dân tại huyện
Đông Hưng, tỉnh Tỉnh Thái Bình
88
4
Hộp 3.4: Mô hình liên kết doanh nghiệp và nông dân tại xã
Đông Sơn, Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
103
5
Hộp 3.5: Quá trình thực hiện liên kết doanh nghiệp và nông dân
tại xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
105
6
Hộp 3.6: Quá trình thực hiện liên kết với nông dân của tổng công
ty giống cây trồng Thái Bình 107
7
Hộp 3.7: Quá trình thực hiện liên kết của công ty TNHH
Hưng Cúc - KCN Phú Xuân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái
Bình
107
8
Hộp 3.8: Quá trình thực hiện liên kết tại HTX dịch vụ xã
Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
108
9
Hộp 3.9: Những khó khăn trong thực hiện liên kết với nông
dân tại tỉnh Thái Bình
122
x
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
STT Bảng Trang
1 Hình 1: Khung phân tích luận án 7
2 Hình 2.1: Mối liêṇ hê ̣giữa các thành phần trong chuỗi liên kết 46
3
Sơ đồ 1: Mô hình xây dựng bảng khảo sát và tiến hành điều
tra thu thập số liệu. 16
4 Sơ đồ 2.1. Chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan 61
5
Đồ thị 3.1 : Ảnh hưởng của nhận thức của hộ về các lợi ích
trong việc liên kết với doanh nghiệp 98
6
Đồ thị 3.2: Các cam kết trong quá trình liên kết với doanh
nghiệp
100
7
Đồ thị 3.3: Thống kê về chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa nông
dân và doanh nghiệp liên kết 101
8
Đồ thị 3.4 : Thống kê các vấn đề liên quan đến kỹ năng quản
lý và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết 103
9
Đồ thị 3.5 : Thống kê môi trường chính sách - Các thể chế
liên quan đến việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân
104
10
Đồ thị 3.6: Thống kê vấn đề giá cả mà nông hộ quan tâm khi
thực hiện liên kết với doanh nghiệp 106
1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nông nghiệp là ngành có những lợi thế nhất
định, có tính liên kết cao với nhiều ngành kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội
nhập quốc tế sâu và rộng như hiện nay. Nông nghiệp chính là nguồn cung cấp
đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến, nông nghiệp cũng sử dụng sản
phẩm của các ngành khác như: nhiên liệu, hoá chất, máy móc, năng lượng, tín
dụng...Nông nghiệp Việt Nam chính là nguồn cung cấp an ninh lương thực,
thu hút và tạo ra việc làm cho người lao động, là một nhân tố quan trọng đóng
góp một phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, đồng
thời giúp duy trì và ổn định được nền kinh tế. Sau hơn 30 năm đổi mới,
ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt giúp cho đất
nước chuyển mình từ một nước thiếu ăn thành nước xuất khẩu về hàng hóa
nông sản.
Tuy nhiên ngành nông nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều “khó khăn, thách
thức ” về chất lượng nông sản cũng như sự phát triển bền vững trong điều kiện
hội nhập thế giới và sự biến đổi khí hậu. Mở rộng hội nhập quốc tế sâu và rộng
là một trong những vấn đề hết sức cần thiết và là nhu cầu thiết yếu đối với hầu
hết các nước trong thời đại ngày nay trong đó có Việt Nam nói chung và tỉnh
Thái Bình nói riêng. Trong xu thế hội nhập như hiện nay ngành nông nghiệp
phải cạnh tranh với rất nhiều thách thức, khó khăn, mức độ cạnh tranh cao trước
hết là trong khu vực ASEAN (AEC). AEC đòi hỏi cắt giảm thuế quan nhanh hơn
và một số các sản phẩm nông nghiệp được duy trì thuế suất 5%. Chính vì thế
mỗi quốc gia(trong đó có Việt Nam) không thể tự mình giải quyết một số vấn đề
nhất định. Vì vậy phải liên kết, hội nhập với các quốc gia khác thì mới có thể
giải quyết các vấn đề chung và cùng nhau phát triển. Nếu không đi theo xu thế
chung của thế giới, các quốc gia sẽ tự biến mình thành lạc hậu, tụt lùi so với sự
tiến bộ từng ngày của thế giới.
2
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, các sản
phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao. Với dân số nông thôn là “60,8 triệu
người chiếm 64,9% tổng dân số” (Tổng cục thống kê, 2017). Nước ta có
nhiều mặt hàng kim ngạch xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế
giới như: gạo, cofe, hạt tiêu, điều, chè... Theo thống kê của Cục Chế biến và
Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT, 2018), “giá trị xuất khẩu rau
quả tháng 10.2018 ước đạt 331 triệu USD. Trung Quốc là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2018, xuất khẩu rau quả sang
thị trường này đạt 2,2 tỷ USD , tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm
2017, chiếm 74% thị phần. Một số thị trường khác cũng có giá trị xuất khẩu
rau quả tăng mạnh là Thái Lan (tăng 35%), Úc (tăng 31,6%), Mỹ (tăng
30,8%) và Hàn Quốc (tăng 24,2%)”. Việt Nam đồng thời nằm trong cộng
đồng kinh tế ASEAN, là thành viên của tổ chức thương mại thế giới
WTO...đó chính là những cơ hội cho ngành nông nghiệp hội nhập quốc tế, sẽ
có được một số các chính sách ưu đãi về thuế quan mà cộng đồng kinh tế
ASEAN dành cho, từ đó nhằm thúc đẩy giá trị xuất khẩu hàng hóa nông sản
của Việt Nam sang các nước khác. Năm 2018 tổng sản phẩm trong nước GDP
tăng 7,08%%, Trong mức tăng 7,08% đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
đã có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng 3,67% (Tổng cục thống kê,2018).
Trên thực tế khi tham gia vào hội nhập quốc tế nông nghiệp Việt Nam sẽ phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức: sản xuất nhỏ lẻ, thu nhập thấp, rủi
ro cao, khả năng chống đỡ kém, tỷ lệ thương mại thấp, tiếp cận thông tin yếu,
chưa liên kết được vào chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, chưa theo
kịp với tốc độ phát triển của hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, chất lượng nông
sản.....Nguyên bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trong bài phát biểu
tháng 1/2015 cho biết: “Nông dân rất cố gắng, năng suất nhiều nơi cao nhưng
cung ứng đầu vào, chất lượng, phân phối và tiêu thụ chưa theo kịp nhu cầu
nên giá trị trong chuỗi kinh doanh còn thấp. Vai trò của doanh nghiệp vì thế
3
hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chính là tạo điều kiện cho
nền nông nghiệp gắn kết với thị trường chặt chẽ hơn”.
Việt Nam đang là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC), đàm
phán thành công hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương
CPTPP, gia nhập AFTA….Tham gia hội nhập vào bối cảnh toàn cầu như hiện
nay đã tạo cho nông nghiệpViệt Nam rất nhiều các cơ hội mới: mức độ tiêu
thụ hàng hóa được tăng lên, tạo điều kiện thu hút được vốn đầu tư trực tiếp và
gián tiếp từ nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt hơn nhằm khai thác
hiệu quả các tiềm năng kinh tế của mình, làm tăng thêm xu hướng hội nhập
toàn cầu, nâng cao được đời sống kinh tế xã hội. Bên cạnh đó hội nhập quốc
tế cũng có một số các tác động tiêu cực đối với nông nghiệp Việt Nam như:
sự cạnh tranh khốc liệt hơn nên dẫn đến một số doanh nghiệp trong lĩnh vực
nông nghiệp làm ăn kém hiệu quả hơn, có nguy cơ phá sản, từ đó chính phủ
có thể mất đi một nguồn ngân sách từ thuế. Hơn nữa sản xuất trong lĩnh vực
nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chỉ ở mức manh mún, nhỏ lẻ. Chính vì
vậy nó cũng là một rào cản lớn trong con đường hội nhập. Ngoài ra một bất
cập nữa ngành nông nghiệp đang gặp phải đó là sự thiếu thông tin về hội
nhập. Khi thông tin bị thiếu sẽ làm mất đi nhiều cơ hội cho các địa phương
sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp(trong đó có Thái Bình) và các doanh
nghiệp nông nghiệp. Khi thuế suất nhập khẩu không còn là rào cản thì hàng
rào an toàn thực phẩm sẽ được các nước dựng lên, sự cạnh tranh sẽ trở thành
gay gắt hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh mới hiện nay, việc thực hiện liên kết
giữa doanh nghiệp và nông dân có vai trò hết sức cấp bách và cần thiết. Chỉ
có liên kết mới có thể giúp nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh được với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ có liên kết với giúp được doanh
nghiệp chủ động được nguồn lực đầu vào mà không phải phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chỉ có liên kết mới giúp cho nông dân không bị
ép giá, phá giá và đảm bảo nguồn tiêu thụ lâu dài.
Thái Bình với vị trí địa lý đặc biệt (là tỉnh đồng bằng duy nhất không có
đồi núi), thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp và ngành sản xuất trồng trọt