Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An
PREMIUM
Số trang
232
Kích thước
3.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1258

Liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THANH TÂM

LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Ở TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THANH TÂM

LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Ở TỈNH NGHỆ AN

Ngành: Kinh tế học

Mã số: 9.31.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. NGUYỄN BÁ NGỌC

2. PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI

HÀ NỘI - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số

liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu

trong luận án do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích một cách trung thực.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Tác giả

Trần Thị Thanh Tâm

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i

MỤC LỤC..............................................................................................................ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. v

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP ............................................................................viii

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 13

1.1. Tình hình nghiên cứu về liên kết đào tạo và sử dụng lao động............... 13

1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến nội hàm liên kết đào tạo và sử dụng lao

động ................................................................................................................ 13

1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến mô hình liên kết và các nhân tố ảnh hưởng

đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động ....................................................... 18

1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến quản lý và thúc đẩy liên kết đào tạo và sử

dụng lao động ................................................................................................. 22

1.2. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................ 24

Kết luận Chương 1 ......................................................................................... 25

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG

LAO ĐỘNG ......................................................................................................... 26

2.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 26

2.1.1. Đào tạo và sử dụng lao động ................................................................ 26

2.1.2. Liên kết đào tạo và sử dụng lao động................................................... 28

2.2. Một số lý thuyết và mô hình liên kết đào tạo và sử dụng lao động......... 30

2.2.1. Lý thuyết vốn con người ...................................................................... 30

2.2.2. Mô hình Triple Helix về mối quan hệ trường - doanh nghiệp - chính phủ 30

2.2.3. Lý thuyết thị trường lao động và trường phái kinh tế học thể chế....... 32

2.2.4. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao

động................................................................................................................. 35

2.3. Nội dung liên kết đào tạo và sử dụng lao động....................................... 38

2.3.1. Nội dung và hình thức liên kết đào tạo và sử dụng lao động............... 38

2.3.2. Mức độ liên kết đào tạo và sử dụng lao động ...................................... 45

2.3.3. Vai trò của các chủ thể chính trong liên kết đào tạo và sử dụng lao động

........................................................................................................................ 46

2.4. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động .... 47

2.4.1. Các nhân tố động cơ lợi ích thúc đẩy................................................... 48

iii

2.4.2. Các nhân tố rào cản liên kết ................................................................. 50

2.4.3. Hệ sinh thái cho liên kết....................................................................... 52

2.5. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng

lao động ở Nghệ An từ phía Nhà trường........................................................ 54

2.6. Kinh nghiệm quốc tế, trong nước và bài học cho Nghệ An.................... 55

2.6.1. Kinh nghiệm của các nước ................................................................... 55

2.6.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương....................................................... 58

2.6.3. Bài học kinh nghiệm cho Nghệ An ...................................................... 62

Kết luận Chương 2 ......................................................................................... 63

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Ở TỈNH NGHỆ AN.............................................................................................. 64

3.1. Đặc điểm và tình hình cung, cầu lao động qua đào tạo ở tỉnh Nghệ An. 64

3.2. Thực trạng liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An .......... 70

3.2.1. Nhu cầu liên kết giữa Doanh nghiệp và cơ sở Giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh

Nghệ An .......................................................................................................... 73

3.2.2. Nội dung và hình thức liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ

An ................................................................................................................... 75

3.2.3. Mức độ và hiệu quả liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An

........................................................................................................................ 87

3.3. Nhân tố chính ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ

An ................................................................................................................... 90

3.3.1. Mô hình phân tích điều chỉnh và các giả thuyết nghiên cứu từ phía nhà

trường.............................................................................................................. 90

3.3.2. Động cơ thúc đẩy và rào cản liên kết từ phía nhà trường .................... 94

3.3.3. Động cơ thúc đẩy và rào cản liên kết từ phía doanh nghiệp ..............102

3.4. Hệ sinh thái cho liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An .......104

3.5. Một số mô hình liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An.107

3.5.2. Mô hình hạn chế các rào cản về khoảng cách đáp ứng trong liên kết giữa

Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung Ương IV với doanh nghiệp....109

3.6. Đánh giá chung về liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An ...110

3.6.1. Thành tựu............................................................................................110

3.6.2. Hạn chế...............................................................................................111

3.6.3. Nguyên nhân của hạn chế...................................................................112

Kết luận Chương 3 .......................................................................................114

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG

LAO ĐỘNG Ở NGHỆ AN.................................................................................116

4.1. Bối cảnh mới và yêu cầu liên kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh

iv

nghiệp ở Nghệ An giai đoạn đến 2025.........................................................116

4.1.1. Bối cảnh và yêu cầu của cạnh tranh của cuộc cách mạng 4.0............116

4.1.2. Yêu cầu liên kết cơ sở đào tạo - doanh nghiệp tại Nghệ An..............118

4.2. Quan điểm về tăng cường liên kết đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo

ở tỉnh Nghệ An đến năm 2025 .....................................................................120

4.3. Một số giải pháp tăng cường liên kết đào tạo và sử dụng lao động qua đào

tạo ở Nghệ An...............................................................................................121

4.3.1. Đổi mới nội dung, hình thức, mô hình liên kết ..................................122

4.3.2. Tăng cường mức độ liên kết...............................................................128

4.3.3. Thúc đẩy động cơ lợi ích liên kết.......................................................136

4.3.4. Xây dựng cơ chế tự chủ trong trường và các đơn vị trực thuộc đối với

hoạt động liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ...............................138

4.3.5. Phá vỡ các rào cản liên kết.................................................................140

4.4. Khuyến nghị cải thiện hệ sinh thái liên kết ...........................................147

Kết luận Chương 4 .......................................................................................148

KẾT LUẬN ........................................................................................................150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of

Southeast Asian Nations)

BHXH, BHYT, BHTN Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

CBKT Cán bộ kĩ thuật

CBQL Cán bộ quản lý

CĐNKTCN Cao đẳng nghề kĩ thuật công nghiệp

CHLB Cộng hòa Liên bang

CMCN Cách mạng công nghiệp

CMKT Chuyên môn kĩ thuật

CN&XD Công nghiệp và xây dựng

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

DN Doanh nghiệp

GDNN Giáo dục nghề nghiệp

GV Giáo viên

HS SV Học sinh học viên

ILO Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization)

KHKT&CN Khoa học kĩ thuật và Công nghệ

KT-XH Kinh tế - Xã hội

LĐ Lao động

LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội

NCS Nghiên cứu sinh

NLNTS Nông lâm ngư thủy sản

NNL Nguồn nhân lực

NSNN Ngân sách nhà nước

NT Nhà trường

QLNN Quản lí nhà nước

SXKD Sản xuất kinh doanh

TCN Trung cấp nghề

THCS&THPT Trung học cơ sở và trung học phổ thông

TP Thành phố

TTSX Thị trường sản xuất

TW Trung ương

UBND Ủy ban nhân dân

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp của Việt Nam (Vietnam

Chamber of Commerce anh Industry)

WEF Diễn đàn kinh tế thế giới (World economic forum)

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Tổng hợp phiếu khảo sát phân bố theo từng chủ thể ................................ 7

Bảng 2.1. Liên kết doanh nghiệp - nhà trường trong nghiên cứu và đổi mới ...... 38

Bảng 2.2. Các hình thức và nội dung liên kết giữa trường - doanh nghiệp.......... 39

Bảng 2.3. Các hình thức hợp tác giữa trường đại học - doanh nghiệp tại Pháp... 40

Bảng 2.4. Các hình thức liên kết trường - Doanh nghiệp tại Malaysia ................ 41

Bảng 2.5. Tổng hợp nội dung liên kết Nhà trường và Doanh nghiệp trên thế

giới........................................................................................................ 42

Bảng 2.6. Vai trò của các chủ thể trong trong liên kết đào tạo và sử dụng lao

động ...................................................................................................... 46

Bảng 2.7. Tổng hợp một số tiêu chí động cơ liên kết Nhà trường và Doanh nghiệp

trên thế giới........................................................................................... 48

Bảng 2.8. Tổng hợp một số tiêu chí rào cản liên kết Nhà trường và Doanh nghiệp

trên thế giới........................................................................................... 51

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động theo cấp trình độ đào tạo trong lực lượng lao động giai

đoạn 2014-2019 .................................................................................... 65

Bảng 3.2. Qui mô đào tạo nghề của các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Nghệ An

giai đoạn 2014 - 2019............................................................................. 68

Bảng 3.3. Số lượng và cơ cấu Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 -

2019 ...................................................................................................... 71

Bảng 3.4. Cơ cấu và số lượng các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp ở Nghệ An giai

đoạn 2014 - 2019 .................................................................................. 72

Bảng 3.5. Tỷ lệ Doanh nghiệp theo nội dung hợp tác với cơ sở đào tạo ............. 76

Bảng 3.6. Hình thức liên kết giữa Nhà trường - Doanh nghiệp ........................... 77

Bảng 3.7. Số lượng và tỷ lệ Doanh nghiệp có hợp tác với cơ sở đào tạo ở các mức độ

.............................................................................................................. 88

Bảng 3.8. Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo của các nhân tố....................... 91

Bảng 3.9. Kết quả hồi quy mô hình....................................................................100

Bảng 4.1. Thứ hạng các yếu tố “Động lực sản xuất” của Việt Nam và các nước

ASEAN................................................................................................117

Bảng 4.1. Đặc điểm DN và nội dung liên kết.....................................................123

Bảng 4.2. Quan hệ về nội dung và mức độ liên kết giữa cơ sở đào tạo và Doanh

nghiệp .................................................................................................129

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Hệ sinh thái hợp tác nhà trường - doanh nghiệp .................................. 18

Hình 2.1. Các mô hình liên kết Nhà trường - Doanh nghiệp - Chính phủ ........... 31

Hình 2.2. Mô hình đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động ........................ 34

Hình 2.3. Mô hình liên kết Nhà trường độc lập với Doanh nghiệp...................... 35

Hình 2.4. Rào cản trong liên kết giữa trường - Doanh nghiệp............................. 36

Hình 2.5. Mô hình đào tạo theo CIPO.................................................................. 44

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu.............................................................................. 54

Hình 2.7. Mô hình đào tạo song hành .................................................................. 55

Hình 2.8. Mô hình hợp tác giữa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng Nai và

Doanh nghiệp ....................................................................................... 58

Hình 2.9. Mô hình gắn kết giữa Trường Cao đẳng nghề Kĩ thuật công nghiệp Thành

phố Hồ Chí Minh và Doanh nghiệp ..................................................... 60

Hình 2.10. Mô hình hợp tác giữa Trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng và

Doanh nghiệp ....................................................................................... 61

Hình 3.1. Cơ cấu Lao động theo cấp trình độ đào tạo trong lực lượng lao động năm

2019 (%)............................................................................................... 65

Hình 3.2. Tỷ lệ Lao động có bằng từ đại học trở lên làm nghề chuyên môn kỹ thuật

bậc trung trở xuống ở Nghệ An (%) .................................................... 66

Hình 3.3. So sánh tỷ lệ lao động được đào tạo của Nghệ An so với cả nước và vùng

.............................................................................................................. 69

Hình 3.4. Hợp tác liên kết giữa cơ sở Giáo dục nghề nghiệp và Doanh nghiệp theo

ngành kinh tế (%)................................................................................. 73

Hình 3.5. Hợp tác liên kết giữa cơ sở Giáo dục nghề nghiệp và Doanh nghiệp theo

quy mô (%)........................................................................................... 74

Hình 3.6. Hợp tác liên kết giữa cơ sở Giáo dục nghề nghiệp và Doanh nghiệp theo

loại hình sở hữu (%)............................................................................. 74

Hình 3.7. Hình thức tuyển dụng của Doanh nghiệp theo tình trạng Doanh nghiệp

hợp tác với cơ sở Giáo dục nghề nghiệp.............................................. 75

Hình 3.8. Nội dung và hình thức liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động (%) 75

Hình 3.9. Đánh giá của học viên năm cuối về tính hiệu quả khi tham gia khóa thực

tập tại DN ............................................................................................. 90

Hình 3.10. Mô hình điều chỉnh............................................................................. 93

Hình 3.11. Cách thức tìm việc của học viên tốt nghiệp .....................................107

Hình 3.12. Mô hình hợp tác giữa Trường Trung cấp kinh tế - công nghiệp - thủ

công nghiệp Nghệ An và Doanh nghiệp ............................................108

Hình 4.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Nghệ An năm 2018,

2019....................................................................................................119

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP

Hộp 3.1. Nội dung và hình thức liên kết nhìn từ phía nhà trường ....................... 81

Hộp 3.2. Mức độ liên kết nhìn từ phía doanh nghiệp........................................... 83

Hộp 3.3. Lợi ích của liên kết nhìn từ phía người lao động................................... 86

Hộp 3.4. Lợi ích liên kết nhìn từ phía học viên học nghề .................................... 87

Hộp 3.5. Khoảng cách đáp ứng nhìn từ phía trường ............................................ 88

Hộp 3.6. Khoảng cách đáp ứng nhìn từ phía doanh nghiệp ................................. 89

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, trong bối cảnh toàn

cầu hóa và cạnh tranh gay gắt hiện nay, sự liên kết đào tạo và đơn vị sử dụng lao động

(LĐ) ngày càng có vai trò quan trọng. Mối liên kết này là cơ sở để phát huy tiềm năng

và thế mạnh của mỗi bên, nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng trí thức cao, đáp ứng

yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Trong thị trường lao động, nếu đào tạo không đủ về số

lượng, không đảm bảo chất lượng và phù hợp về cơ cấu ngành nghề, vùng miền, không

đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống thì sẽ xảy ra tình trạng tụt hậu, làm giảm

mức tăng trưởng kinh tế và hạn chế tiến bộ xã hội. Ngược lại, nếu doanh nghiệp (DN)

và người sử dụng lao động không tham gia vào quá trình đào tạo, không định hướng sản

xuất và sử dụng hợp lý lao động qua đào tạo thì sẽ làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, gây

lãng phí nguồn lực xã hội và phát sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội phức tạp khác. Sự

cân bằng cung cầu chỉ được thiết lập khi nhu cầu nhân lực của xã hội được đáp ứng và

lao động qua đào tạo có việc làm. Điều này có nghĩa: Khi các nguồn lực có hạn, nhà

trường cần tận dụng mọi cơ hội về tiềm năng, thế mạnh của doanh nghiệp để tham gia

vào quá trình đào tạo lao động; còn từ phía doanh nghiệp, cần khai thác các lợi thế của

trường để thu hút, tuyển dụng và sử dụng lao động có hiệu quả.

Việt Nam vốn đi lên từ một nước nông nghiệp, hiện đang trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đội ngũ lao động qua đào tạo có vai trò đặc biệt

quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Trong những năm qua, trước yêu cầu phát

triển của đất nước và dưới tác động của các quy luật kinh tế thị trường, hệ thống đào tạo

nhân lực nước ta trong đó có các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề đã có những

thay đổi đáng kể mà nổi bật nhất là mở rộng nhanh chóng về quy mô và đa dạng hóa các

loại hình đào tạo. Tuy nhiên, cũng nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó đáng

lo ngại nhất là chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo ở các cơ sở đào tạo và khả năng

tiếp nhận của thị trường lao động. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải

đảm bảo sức cạnh tranh của nguồn nhân lực, tạo sự cân đối giữa quy mô và chất lượng,

giữa “cung” và “cầu” về nhân lực, giữa đào tạo và sử dụng. Ngay những ngày đầu xây

dựng hệ thống giáo dục, nước ta đã đặt ra chủ trương liên kết các cơ sở đào tạo và đơn

vị sử dụng lao động, tận dụng các cơ hội để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn

lực hiện có để phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực quý

hiếm này; tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai liên kết giữa trường và doanh nghiệp lại

xảy ra chậm chạp, không thực chất, thiếu đồng bộ và thiếu hiệu quả.

Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ có dân số đứng thứ 4 cả nước với quy

2

mô lao động lớn, tiềm năng nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế lớn trong quá trình

thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như phát triển kinh tế

xã hội trên địa bàn. Đặc biệt hiện nay ở Nghệ An có rất nhiều cơ sở giáo dục nghề

nghiệp (GDNN) đang thực hiện đào tạo ở quy mô lớn, cơ cấu ngành nghề phong phú.

Từ năm 2014-2019, mỗi năm Nghệ An đào tạo nghề cho hơn 75000 lao động, trong đó

hệ cao đẳng và trung cấp khoảng 14000 người. Số lao động chủ yếu làm việc trong các

khu công nghiệp, khu kinh tế ở địa phương với mức thu nhập bình quân từ 5-9 triệu

đồng/tháng. Các lao động học xong sơ cấp và dạy nghề cũng đã tìm được việc làm,

chuyển đổi việc làm và xuất khẩu lao động đạt kết quả cao, góp phần thay đổi diện mạo

kinh tế của tỉnh. Để đạt được kết quả này, một phần nguyên nhân là đã có sự liên kết

giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong đào tạo,

sử dụng lao động.

Tuy nhiên, hoạt động liên kết đào tạo và sử dụng lao động giữa nhà trường với

doanh nghiệp đã được khởi động song còn mang tính hình thức. Theo số liệu điều tra

của Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Nghệ An năm 2019, hình

thức liên kết chủ yếu là doanh nghiệp tiếp nhận, hướng dẫn học viên thực tập chiếm

65,45%, còn doanh nghiệp gửi lao động đến học tại cơ sở đào tạo chiếm 17,4%;

nhưng chỉ có 24,8% doanh nghiệp có liên kết với cơ sở Giáo dục nghề nghiệp để đào

tạo cho người lao động trong quá trình sử dụng… Qua đó, hiệu quả liên kết giữa

trường và doanh nghiệp thể hiện chưa cao, chưa thực sự gắn kết và còn mang tính

"thời vụ". Vì vậy, một trong những nguyên nhân quan trọng là sự thiếu liên kết hiệu

quả và chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề.

Điều này dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp, năng suất lao động

không cao, mất cân đối cung - cầu đào tạo cả về quy mô, cơ cấu và gây ra lãng phí

lớn cho xã hội, nền kinh tế. Cụ thể năm 2019, tỉnh vẫn còn đến 77,4% lực lượng lao

động không có chuyên môn kỹ thuật và không bằng cấp; tỷ lệ lao động có bằng đại

học trở lên nhưng lại làm nghề chuyên môn kỹ thuật bậc trung trở xuống chiếm

22,45% (nguồn Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nghệ An). Vì vậy, sự chênh

lệch cung - cầu về nhân lực đang có xu hướng gia tăng với nghịch lý “vừa thiếu, vừa

thừa” ở tất cả các trình độ đặc biệt là đào tạo nghề. Có thể nói liên kết giữa đào tạo

và sử dụng lao động ở Nghệ An còn những hạn chế cả về nội dung, hình thức, mức

độ liên kết cũng như hệ môi trường sinh thái cho liên kết.

Trước thực tế này đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu tìm hiểu rõ về thực trạng

liên kết đào tạo và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ đó góp phần làm rõ

những nguyên nhân của hạn chế đã nêu và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường mối

quan hệ hợp tác giữa hai bên. Cho đến nay, có rất ít các nghiên cứu mang tính hệ thống,

cập nhật và toàn diện về liên kết đào tạo và sử dụng lao động giữa cơ sở giáo dục nghề

3

nghiệp và doanh nghiệp ở Nghệ An.

Vì vậy, việc nghiên cứu luận án “Liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh

Nghệ An” là rất cần thiết, thật sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nhằm đáp ứng được

yêu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An

trong giai đoạn phát triển mới.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

+ Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan

đến liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến

nghị nhằm tăng cường liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An để phát

triển nguồn nhân lực, đem lại lợi ích cho cả cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, đồng thời góp

phần đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

Để đạt được mục đích này, luận án hướng đến việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

1. Hoạt động liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động có các hình thức, nội

dung, cấp độ nào? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động liên kết đó?

2. Tiêu chí nào đánh giá được liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động?

3. Cần có những giải pháp nào để tăng cường liên kết giữa đào tạo và sử dụng

lao động ở Nghệ An?

Trên cơ sở xác định mục đích nghiên cứu, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ đặt ra

theo sơ đồ khung phân tích như sau:

CUNG - CẦU LAO ĐỘNG VÀ HỆ SINH THÁI CHO LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Nội dung liên kết:

Giữa trường và

doanh nghiệp trong

đào tạo và sử dụng

lao động

Hình thức liên kết:

Trao đổi, biên bản

ghi nhớ, hợp đồng

hợp tác, phân công

trách nhiệm đánh giá

Mức độ liên kết:

Mức độ 1, mức

độ 2, mức độ 3

TIÊU CHÍ ĐÁNH

GIÁ (dựa trên các lý

thuyết và mô hình

Triple Helix, mô

hình đánh giá các

nhân tố ảnh

hưởng):

1. Đánh giá từ phía

nhà trường;

2. Đánh giá từ phía

doanh nghiệp;

3. Đánh giá từ phía

sinh viên;

4. Đánh giá từ phía

cựu sinh viên.

NỘI DUNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(dựa trên lý thuyết vốn con người, mô hình Triple Helix, lý thuyết

thị trường LĐ và trường phái kinh tế học thể chế)

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ

DỤNG LAO ĐỘNG

(dựa trên lý thuyết vốn con người, lý thuyết thị trường LĐ và

trường phái kinh tế học thể chế, mô hình đánh giá các yếu tố

ảnh hưởng đến liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động)

Động cơ thúc đẩy liên kết Rào cản hạn chế liên kết

+ Nhiệm vụ nghiên cứu:

4

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước và rút ra

khoảng trống nghiên cứu;

- Làm rõ cơ sở lý luận về liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động; Nội dung,

hình thức, cấp độ liên kết; Vai trò, lợi ích của các chủ thể khi tham gia quá trình liên kết

đó; Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động.

- Xem xét kinh nghiệm một số quốc gia và một số địa phương trong nước về liên

kết giữa đào tạo và sử dụng lao động, từ đó rút ra bài học cho tỉnh Nghệ An.

- Đánh giá thực trạng liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh

Nghệ An trong thời gian qua, các thành tựu và hạn chế về liên kết giữa đào tạo và sử

dụng lao động, đồng thời phân tích rõ các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó.

- Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh phát triển mới, quan điểm, phương hướng và

mục tiêu tăng cường liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở Việt Nam nói chung

và Nghệ An nói riêng trong thời gian tới, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng

cường liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động Nghệ An đến năm 2025.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo

giữa cơ sở Giáo dục nghề nghiệp và Doanh nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi về nội dung:

Về thực trạng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến liên kết

giữa đào tạo và sử dụng lao động của các Cơ sở GDNN là trường (không bao gồm các

trung tâm dạy nghề và các trường đại học) có học viên tốt nghiệp làm tại các DN trên

địa bàn tỉnh - với tư cách bên đào tạo và DN (không bao gồm các cơ quan, tổ chức hay

hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình) trên địa bàn tỉnh Nghệ An có sử dụng LĐ được đào tạo

tại các cơ sở GDNN của tỉnh - với tư cách bên sử dụng LĐ. Mặc dù di chuyển LĐ qua

đào tạo hiện nay không bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, nhưng đối với tỉnh Nghệ An -

các dòng di chuyển LĐ nội tỉnh vẫn chiếm đa số, tỷ lệ LĐ qua đào tạo tại các cơ sở

GDNN của tỉnh làm việc cho các DN trên địa bàn chiếm đa số - nên phạm vi nghiên cứu

này vẫn cho phép phân tích những vấn đề đặt ra và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu để

đạt được mục tiêu đặt ra.

Có một số mô hình liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động (mô hình hợp tác

giữa trường và DN, mô hình trường thuộc DN, mô hình DN trong trường, mô hình hợp

tác giữa các DN...), luận án tập trung nghiên cứu mô hình phổ biến hiện nay về liên kết

giữa một bên là trường (chủ thể độc lập) và một bên là DN (chủ thể độc lập khác) - hai

5

bên chủ động, tự nguyện liên kết vì nhu cầu lợi ích theo quy luật khách quan của kinh

tế thị trường.

 Phạm vi về không gian:

Luận án chỉ nghiên cứu liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động trên địa bàn

tỉnh Nghệ An.

 Phạm vi thời gian:

Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2014 - 2019.

4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ của chuyên ngành Kinh tế học:

- Tiếp cận hệ thống theo quan điểm thị trường: thu hút và sử dụng các nguồn lực quý

hiếm một cách hiệu quả, thực hiện liên kết tự nguyện giữa các chủ thể chủ yếu trên thị

trường LĐ (trường và DN) nhằm đạt được các lợi ích mục tiêu - với tư cách là một nhu cầu

khách quan; quan hệ cung - cầu LĐ trên thị trường LĐ được phân tích xuyên suốt trong các

nội dung cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp liên kết; sử dụng kinh tế

lượng trong đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN; phân

tích một số mô hình liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động.

- Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN;

- Cơ sở pháp lý, bối cảnh thực tế và những định hướng, mục tiêu, chiến lược phát

triển, đổi mới GDNN tại Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.

4.2. Phương pháp luận của luận án

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để

nghiên cứu. Phương pháp duy vật lịch sử được thể hiện thông qua việc luận án kế thừa

những kết quả nghiên cứu trước về liên kết đào tạo và sử dụng lao động như các số liệu,

nhận định, các giải pháp thúc đẩy liên kết từ phía nhà trường và doanh nghiệp và hệ sinh

thái cho liên kết ở từng giai đoạn. Các kết quả này là cơ sở nghiên cứu của luận án theo

mục tiêu đã đề ra. Phương pháp duy vật biện chứng được thể hiện trong luận án thông

qua việc đánh giá ảnh hưởng của nhóm nhân tố động cơ lợi ích thúc đẩy liên kết và

nhóm rào cản liên kết. Phương pháp luận duy vật biện chứng cũng được thể hiện qua

khung lý thuyết nghiên cứu của luận án; khung lý thuyết này sẽ được kiểm chứng bằng

việc phân tích nội dung, hình thức, cấp độ liên kết, do các quy luật khách quan chi phối

(quy luật cung- cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị...), nghiên cứu kinh nghiệm

thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết giữa trường đào tạo và doanh nghiệp, làm cơ sở

đưa ra các kết luận và khoảng trống trong nghiên cứu liên kết đào tạo và sử dụng lao

động.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!