Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử Việt Nam 1954 - 2000
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG IV:
VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975
BÀI 21
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC.
ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN
SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (19 54 - 1965)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản:
+ Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ
+ Nhiệm vụ cách mạng hai miền trong giai đoạn 1954 - 1965
- Miền Bắc: tiến hành cách mạng XHCN
- Miền Nam: Tiếp tục cách mạng dân chủ nhân dân - chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài
Gòn
- Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam bảo vệ hoà bình và giữ gìn lực lượng cách
mạng những năm 1954-1959 tiến tới Đồng khởi 1959 - 1960.
- Công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc 1961 - 1965.
- Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong thực hiện “Chiến tranh đặc biệt”. Quân dân miền Nam
chiến đấu chống “ Chiến tranh đặc biệt “ 1961-1965 những thắng lợi của quân dân miền Nam trên
các mặt trận : quân sự, chính trị, chống bình định…
2. Tư tưởng : Bồi dưỡng tình cảm ruột thịt Bắc - Nam. Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng và tiền đồ của cách mạng
3. Kỹ năng : Phân tích, đánh giá, nắm được các khái niệm “Cách mạng dân chủ nhân dân”, cách
mạng xã hội chủ nghĩa”.
II. Thiết bị và tài liệu dạy - học
- Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975
- Bản đồ “Phong trào đồng khởi”
- Văn thơ thời kì 1954 - 1965 (Miền Bắc xây dựng CNXH).
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra tiết trước kiểm tra học kỳ I.
3. Nội dung bài mới :
Do âm mưu của Mỹ và Ngô Đình Diệm, nước ta bị chia cắt. Miền Bắc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền
Nam tiến hành cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai.
Hoạt động dạy học Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 : Phát vấn
- Âm mưu của Mỹ ở miền Nam là gì ?
+ Chia cắt lâu dài nước ta
+ Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ
quân sự của Mỹ
Vì sao sau hiệp định Jernever nước ta bị chia cắt thành
hai miền ?
HS dựa vào sgk trả lời.
I. Tình hình nước ta sau hội nghị Giơ-ne-vơ
về Đông Dương.
- Ta thực hiện nghiêm túc việc thi hành hiệp
định Giơ-ne-vơ
1/ Ở miền Bắc : 10/ 10/ 1954 quân ta tiếp quản
thủ đô Hà Nội. Quân ta và Pháp hoàn thành việc
tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực
sau 300 ngày.
- - 1
Vì sao nhiệm vụ cách mạng ở mỗi miền khác nhau nhưng
lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau?
GV giải thích: 2 miền đều thực hiện nhiệm vụ chung là
đánh Mỹ và tay sai giải phóng MN thống nhất nước nhà:
MB xây dựng CNXH (vai trò hậu phương lớn) MN trực
tiếp đương đầu với Mỹ và tay sai (tiền tuyến lớn) vì vậy
c/m 2 miền phải tiến hành đồng thời và quan hệ hữu cơ
với nhau.
Hoạt động 2 : Cả lớp-cá nhân
- Cải cách ruộng đất được tiến hành từ khi nào ? Vì sao
Đảng ta chủ trương cải cách ruộng đất. Kết quả và ý
nghĩa của cải cách ruộng đất
+ Thực hiện yêu cầu “người cày có ruộng”, giải phóng
lực lượng sản xuất to lớn là nông dân. Củng cố khối liên
minh công – nông, xoá bỏ tàn dư của chế độ phong kiến
- Vì sao khôi phục kinh tế là nhiệm vụ tất yếu của thời kì
sau chiến tranh ?
- Công cuộc khôi phục kinh tế được diễn ra trong các
ngành nào, ý nghĩa của những thành tựu khôi phục kinh
- Cải tạo quan hệ sản xuất là gì ?
- Cải tạo quan hệ sản xuất theo CNXH là thực hiện
nhiệm vụ của cách mạng XHCN về quan hệ sản xuất tức
là sửa chữa và sắp xếp lại nền kinh tế nước ta tiến lên
kinh tế XHCN.
- Kết quả, ý nghĩa và hạn chế của việc cải tạo quan hệ
sản xuất ?
HS học sgk
- Phân tích tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh của
nhân dân miền Nam thời kỳ sau hiệp định Jernever 1954
- Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam thời kỳ
1954 – 1959 diễn ra
thế nào ?
- Phong trào miền Nam từ 1958 – 1959 có sự thay đổi
gì ? vì sao có sự thay đổi ấy ?
- Thay đổi về mục tiêu và hính thức đấu tranh do sự tàn
bạo của kẻ thù nên không thể duy trì hình thức cũ.
Hoạt động 1 : Phát vấn
- Hoàn cảnh nổ ra phong trào “Đồng Khởi” ?
- Học sinh dựa vào sgk để trả lời
- Giáo viên phân tích sâu 2 ý :
+ Hoàn cảnh của phong trào đồng khởi
+ Chủ trương của Đảng
16/ 5/ 1955: Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi
đảo Cát bà, miền Bắc hoàn toàn được giải
phóng.
2/ Ở miền Nam : Mỹ từng bước thay thế vị trí
của Pháp ở miền Nam dựng nên chính quyền
tay sai Ngô Đình Diệm, từ chối hiệp thương
tổng tuyển cử hai miền Bắc – Nam.
Tóm lại : Sau hiệp định Jernever 1954 nước ta
bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính
trị – xã hội khác nhau. Do âm mưu và hành
động vi phạm hiệp định của Pháp – Mỹ và
chính quyền Sài Gòn (Ngô Đình Diệm) .
3/ Nhiệm vụ cách mạng của hai miền là :
+ Miền Bắc : tiến lên xây dựng XHCN.
+ Miền Nam : Tiếp tục cách mạng DCND.
ÚThực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà.
Cách mạng hai miền phải tiến hành đồng thời
và quan hệ hữu cơ với nhau.
II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất,
khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất
(1954 – 1960).
1/ Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục
kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
(1954 – 1957)
a/ Hoàn thành cải cách ruộng đất
+ Trong hơn 2 năm (1954 – 1956), miền Bắc
tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu
hiệu “Người cày có ruộng” tuy có phạm một số
sai lầm nhưng Đảng và chính phủ đã kịp thời
sửa chữa, ý nghĩa của cải cách ruộng đất rất to
lớn
- Làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc
- Củng cố khối liên minh công nông
b/ Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương
chiến tranh (1955 – 1957)
- Là nhiệm vụ tất yếu của thời kì đầu sau chiến
tranhÚKỳ họp thứ tư của quốc hội khoá I.
Công cuộc khôi phục kinh tế được triển khai
trong tất cả các ngành.
+ Nông nghiệp+ Công nghiệp+ Thủ công
nghiệp, thương nghiệp
+ Giao thông vận tải+ Văn hoá, giáo dục, y tế
Ý nghĩa : + Nền kinh tế miền Bắc cơ bản được
phục hồi, tạo điều kiện để phát triển kinh tế
- - 2
-GV giải thích: “đồng khởi”là đồng loạt khởi nghĩa từ
k/n từng phần ở nông thôn kết hợp với k/n của quần
chúng với chiến tranh cách mạng.
- Giáo viên sử dụng bản đồ phong trào để giải thích và
trình này, học sinh nêu nhận xét và trả lời câu hỏi.
- Bà Nguyễn Thị Định (Ba Định) là người lãnh đạo trận
cướp đồn giặc ở Mỏ cày mở đầu cho cao trào Đồng khởi
ở Bến tre.
- Diễn biến phong trào đồng khởi 1959 – 1960. Vì sao
nói đồng khởi là biến cố cách mạng quan trọng đầu tiên
của cách mạng miền Nam ?
- Đồng khởi đánh dấu sự thất bại của “chiến tranh đơn
phương” của tổng thống Mỹ Aixenhao.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện từng bước
+ Góp phần củng cố miền Bắc và cổ vũ cho
cách mạng miền Nam tiếp tục.
2/ Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát
triển kinh tế – xã hội (1958 – 1960)
- Trong 3 năm miền Bắc đã tiến hành cải tạo
trong tất cả các ngành kinh tế trong đó khâu
chính là hợp tác hoá nông nghiệp (đưa nhân dân
vào làm ăn tập thể). Thợ thủ công, thương nhân,
tư sản được đưa vào các hợp tác xã và quốc
doanh.
Kết quả – ý nghĩa : Cải tạo quan hệ sản xuất
cơ bản xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thúc
đẩy sản xuất phát triển trong điều kiện chiến
tranh
- Đảm bảo đời sống vật chất – tinh thần cho
một bộ phận chiến đấu và phục vụ chiến đấu
- Đồng thời với cải tạo quan hệ sản xuất, là xây
dựng và phát triển kinh tế – xã hội, trọng tâm là
phát triển thành phần kinh tế quốc
doanhÚNhững tiến bộ về kinh tế tạo điều kiện
cho các mặt giáo dục, văn hoá, y tế phát triển.
III. Miền Nam chống chế độ Mỹ – Diệm.
Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng,
tiến tới “Đồng khởi” (1954 – 1960).
1/ Đấu tranh chống chế độ Mỹ – Diệm, giữ
gìn vầ phát triển lực lượng cách mạng (1954
– 1959).
- Từ giữa 1954 cách mạng miền Nam chuyển từ
đấu tranh vũ
trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị
chống Mỹ – Diệm.
- Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Jernever, đòi
hiệp thương tổng tuyển cử, chống khủng bố,
chống chính sách tố cộng – diệt cộng của Mỹ –
Diệm.
- Phong trào hoà bình bị Mỹ – Diệm đàn áp –
khủng bố nhưng vẫn tiếp tục và dâng cao.
- Từ 1958 – 1959 có thay đổi về mục tiêu và
hình thức đấu tranh (từ đấu tranh hoà bình –
chính trị sang kết hợp chính trị và vũ trang).
2/ Phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960
a/ Hoàn cảnh.
- Do sự tàn bạo của chính quyền Mỹ – Diệm,
- - 3