Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử thi cử Việt Nam – PHẦN 3 pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lịch sử thi cử Việt Nam – PHẦN 3
Phan Chu Trinh xuất thân Nho học, đỗ Tiến sĩ, mà lên án Hán học rất nặng lời :
"Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc !" (không bỏ chữ Hán thì không cứu
được nước Nam). Phương Sơn sửa lại : "Bất chấn Hán học, bất túc dĩ cứu Nam
quốc" (không chấn hưng Hán học thì không cứu được nước Nam). Khoa cử hủ bại,
chúng tôi đồng ý về điều ấy, còn Hán học đã đào tạo ra biết bao anh hùng, liệt sĩ
thì sao ta lại phế bỏ đi? (21).
Huỳnh Thúc Kháng (1876-1948) tuy kết tội Khoa cử, nhưng công nhận phần lớn
lỗi ở người học đạo không đến nơi : "Mình nhận lối học Khoa cử cùng lối học
Tống Nho làm lối học Khổng, Mạnh, chính là chỗ hư, chỗ hở của người Tầu mà
mình bắt chước ". Rõ ràng Huỳnh Thúc Kháng chỉ phê bình lối học "tầm chương,
trích cú" chứ không nói trùm lấp cả lối kén người bằng thi cử, và chính ông đã ca
tụng cái học cùng Khoa cử đời Trần, nhìn nhận nó gần chánh đạo. Lại cũng chính
ông nghiêm khắc lên án thái độ của một số người theo Tân học : Chẳng qua ngày
trước nói Khổng, Mạnh thì ngày nay thay vào Hi lạp, La mã, Mạnh đức thư cưu