Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử phát triển của nghành hàng không và không quân trên thế giới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU:
Lịch sử phát triển của nghành hàng không và không
quân trên thế giới.
Máy bay là loại phương tiện bay nặng hơn không khí. Có động lực
(động cơ) và có khả năng bay trong khí quyển nhờ các lực nâng khí động
học.
Có loại máy bay cánh nâng cố định, có loại máy bay cánh nâng quay
hay máy bay trên đệm khí hở, máy bay xuồng.
Sự phát triển của máy bay là đỉnh cao của trí tuệ con người. Chế tạo
máy bay và vận chuyển hàng không đang nằm trong những ngành khoa học
về công nghệ chính.
Năm 1783, khí cầu bơm bằng khí nóng đầu tiên ra đời. Mặc dù không
phải là máy bay song nó cũng cho phép con người lần đầu tiên bay lên
không trung. Đột phá căn bản trong thiết kế máy bay diều ra đời vào năm
1799, với mẫu của Cayley. Từ đó, lực nâng và lực đẩy được tách biệt hoàn
toàn. Lực đẩy do một cơ cấu động lực riêng. Năm 1804 xuất hiện máy bay
cánh cố định. Thực chất đó là một tàu lượn không người lái phóng bằng tay
được làm bằng gỗ và giấy. Tàu lượn này dài một mét, có một cánh nâng cố
định, thân và đuôi, với các cánh đuôi thẳng đứng và nằm ngang như những
máy bay ngày nay.
Song phải mãi đến năm 1891 mới ra đời tàu lượn có người lái đầu tiên
trong lịch sử. Do Gohlitwtal người Đức thiết kế và bay thử đã thành công.
Rồi sau một loạt thử nghiệm với hầm gió, năm 1902 hai anh em Wright người Mỹ đã chế tạo và cho bay thử thành công một tàu lượn. Tới ngày 17 tháng
12 năm 1903, họ đã thực hiện được chuyến bay đầu tiên bằng phương tiện
bay nặng hơn không khí có động lực và có người điều khiển. Đặc biệt họ đã
sáng tạo ra hệ thống điều khiển với các dây cáp, cần lái bàn đạp thay cho
cách điều khiển bằng thay đổi tư thế và trọng tâm người lái như với làu lượn
trước đây.
Đến cuối chiến tranh thế giới I , máy bay đã được thiết kế hợp lý một
cách đáng kể, bằng cách giảm lực cản khí động và tăng công suất động cơ để
có độ cao và vận tốc lớn hơn. Cuộc chạy đua chế tạo các máy bay có vận tốc
lớn bắt đầu từ năm 1927, ví dụ như chuyến bay xuyên Đại tây dương một
mình của Lindberg.
Từ năm 1913 đến 1931, vận tốc cực đại của máy bay đã tăng gấp hơn
5 lần, từ 74 km/h với máy bay cánh đơn (máy bay Deperdussin của Pháp)
lên tới 386 Km/h (máy bay Supermarine 5.6.B) . Cũng từ thời kỳ này máy
1
bay cánh cố định đã có dáng dấp như ngày nay. Thlân được bọc kín, kết cấu
chắc chắn, hình thuôn, ít chịu lực cản, cấu tạo cánh đơn dài. Thời kì này,
máy bay ngoài nhiệm vụ chở quân đội, vũ khí, khí tài còn chở bom và được
trang bị thêm súng máy. Đồng thời hàng loạt kiểu máy bay chiến đấu chuyên
dụng ra đời. Có loại máy bay ném bom đường dài, máy bay ném bom bổ
nhào, máy bay cường kích - chi viện trực tiếp cho lực lượng mặt đất, và máy
bay tiêm kích- chuyên để chống máy bay.
Những trận không chiến đầu tiên đã diễn ra trên bầu trời Tây Ban Nha
thời nội chiến 1936 ÷ 1939. Đến chiến tranh thế giới II đã xuất hiện các tập
đoàn không quân tập trung cho các trận đánh lớn. Tiếp đó là giai đoạn máy
bay phản lực, bắt đầu từ 8 - 1 939, mở đầu là cuộc bay thử của máy bay phản
lực He - 178 do Đức chế tạo. Do tác dụng của động cơ phản lực cộng với
những cải tiến hợp lý khác (như cánh cụp) khiến máy bay ngày càng bay
nhanh và có tốc độ tiếp cận vận tốc truyền âm.( Tới tháng 10 - 1947 máy bay
thử nghiệm Bell X-l có người lái bay nhanh hơn tiếng động. Từ những năm
1950, các máy bay chiến đấu phản lực quân sự đã bay nhanh gấp 2÷3 lần tốc
độ truyền âm (2 ÷ 3 M). Cuộc chiến tranh Triều Tiên là nơi Mỹ đã sử dụng
máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên. Máy bay phản lực siêu âm ngày càng
được nhiều nước trên thế giới sử dụng với quy mô lớn. Trong đó có loại vận
tốc cao nhất (trên 3 M) là máy bay trinh sát chiến lược SR - 71 của Mỹ.
.Trong chiến tranh ở Việt Nam lần đầu tiên máy bay tác chiến điện tử
chuyên dụng kiểu EB - 66 đã được Mỹ sử dụng.
Thời gian từ sau đại chiến thứ II đến nay được gọi là kỷ nguyên vàng của
ngành hàng không với sự phát triển tới đỉnh cao của nó. Tuy các chuyến bay
vũ trụ đã thay thế vị trí chiếm lĩnh không gian độc tôn của nó, song thực tiễn
lịch sử đã khẳng định vai trò của máy bay trong đời sống hàng ngày cũng
như trong quân sự. Thời gian gần đây các nhà thiết kế máy bay đã thử
nghiệm các dáng vật liệu và hệ thống động lực mới, tạo ra những máy bay
cánh quay (máy bay tạo lực nâng bằng cánh quay - máy bay trực thăng) và
những phương tiện có thể bay như máy bay đồng thời cho phép cất hạ cánh
thẳng đứng, hoặc cho phép chuyển hướng lưuồng phụt của động cơ (như
máy bay Harrier của Anh).
I.Vai trò,nhiệm vụ,thành phần của không quân
1.Vai trò.
a.Khái niệm về không quân.
Không quân là một thành phần trong biên chế tổ chức quân đội(của
bất kỳ quốc gia nào),là lực lượng giữ vai trò quan trọng,được tổ chức tác
2