Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử pháp luật chống bán phá giá trong thương mại quốc tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 11/2009 35
ThS. Vò ThÞ Ph−¬ng Lan *
án phá giá là khái niệm trong kinh tế
học hiện đại dùng để chỉ hiện tượng
gắn liền với quá trình công nghiệp hoá ngày
càng rộng rãi và cuộc cách mạng về giao
thông vận tải của chủ nghĩa tư bản.
(1) Các
công trình nghiên cứu về lịch sử thương mại
quốc tế đã cho thấy ngay từ cuối thế kỉ XVI,
các nhà sản xuất giấy ở Anh đã phàn nàn về
hiện tượng những người nước ngoài đem bán
giấy với mức giá chịu lỗ nhằm bóp nghẹt
nền công nghiệp giấy của Anh. Đến thế kỉ
XVII, các thương nhân Hà Lan cũng tiến
hành những hoạt động bán hàng hoá với
mức giá rất thấp nhằm xoá sổ các thương
nhân Pháp ra khỏi vùng Baltic. Vào cuối thế
kỉ XVIII, thậm chí các nhà sản xuất Anh
quốc còn bị khiếu nại về việc bán giá sản
phẩm quá thấp nhằm vùi dập nền công
nghiệp sản xuất ở Mỹ.
(2)
Dưới góc độ kinh tế, bán phá giá là “việc
bán hàng hoá ở những mức giá khác nhau ở
các thị trường quốc gia” hay nói cách khác
là “phân biệt về giá giữa các thị trường quốc
gia”.(3) Dưới góc độ pháp lí, bán phá giá là
khái niệm để chỉ những hành vi bán phá giá
bị pháp luật các nước hoặc pháp luật thương
mại quốc tế cấm.
Cùng với xu thế toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế, hiện tượng bán phá giá
đã ngày càng trở thành phổ biến trong quan
hệ kinh tế quốc tế. Cùng với xu hướng đó,
pháp luật về chống bán phá giá ở phạm vi
quốc gia, khu vực và quốc tế cũng ngày càng
được sử dụng như một trong những biện
pháp phổ biến nhất để bảo hộ sản xuất trong
nước và ngày càng trở thành mối quan tâm
hàng đầu đối với các nước có nền kinh tế
hướng vào xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
1. Sự ra đời của pháp luật chống bán
phá giá đầu tiên ở các quốc gia
Bán phá giá bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ
XVII tại châu Âu và sau đó nhanh chóng trở
thành hiện tượng phổ biến của thế giới. Ngay
từ khi xuất hiện bán phá giá đã được xem
như mối đe doạ đối với nền kinh tế của nước
nhập khẩu. Vì vậy, không chỉ các doanh
nghiệp của nước nhập khẩu trực tiếp bị ảnh
hưởng bày tỏ sự quan ngại đối với thực tiễn
này mà ngay cả chính phủ các nước nhập
khẩu cũng có chung mối quan ngại đó. Các
nước nhập khẩu ngay lập tức đã có những
hình thức can thiệp nhằm ngăn chặn bán phá
giá và giảm thiểu tác động của bán phá giá
lên các đối thủ cạnh tranh nội địa. Biện pháp
mà các quốc gia thường sử dụng để đối phó
với bán phá giá trong thời gian đầu và kéo
dài cho tới tận thế kỉ XIX là tăng cao mức
thuế nhập khẩu hoặc cấm nhập khẩu đối với
sản phẩm bán phá giá.
Tới đầu thế kỉ XX, khi việc sử dụng thuế
nhập khẩu để ngăn chặn hàng hoá bán phá
B
* Giảng viên Khoa luật quốc tế
Trường Đại học Luật Hà Nội