Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân thành phố Trà Vinh 1945-2015
PREMIUM
Số trang
413
Kích thước
11.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
930

Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân thành phố Trà Vinh 1945-2015

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

THÀNH ỦY TRÀ VINH

ĐẢNG ỦY QUÂN Sự

LỊCH SỬ

Lực LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ TRÀ VINH

1945 - 2015

2 0 1 6

THẢNH UY TRA VINH

ĐẢNG ỦY QUÂN Sự

LỊCH sử

Lực LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

THÀNH PHÔ TRÀ VINH

1945 - 2015

2016

L Ờ I G IỚ I T H IỆ U

N hân dân thị xã Trà Vinh (nay là thành p h ố

Trà Vinh) có truyền thống đấu tranh kiên cường,

bất khuất trong suốt quá trình lịch sử dựng nước

và giữ nước. Truyền thống đó được tiếp nối từ thế

hệ này sang th ế hệ khác, kết đọng lại thành biểu

trưng, đoàn kết 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Lực

lượng vũ trang thị xã Trà Vinh ra đời từ ngay

những ngày đầu kháng chiến 29/8/1945. Trong

hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

xâm lược, thị xã Trà Vinh thực hiện tốt chủ trương

của Đảng bộ tỉnh "kìm chân địch tại Tỉnh lỵ" đ ể

cho các huyện củng cố và xây dựng phong trào

trong việc thực hiện chống các chiến lược chiến

tranh của địch, tạo sức m ạnh tổng hợp tiến công

địch. Thắng lợi đó có sự đóng góp to lớn của các

lực lượng vủ trang địa phương, bộ phận nòng cốt

góp phần tạo nên sức m ạnh tổng hợp của cuộc

chiến tranh nhân dân rộng lớn đánh thắng mọi kể

thù.

5

Lực lượng vũ trang thành p h ố được Đảng bộ

thành p h ố và Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

tổ chức, lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện, nuôi dưỡng

từ khi còn non trẻ cho tới lúc trưởng thành, ngày

càng lớn mạnh. Lực lượng vủ trang thành p h ố

cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân viết nến

trang sử hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng

chiến chống kè thù xâm lược, giành độc lập, tự do

cho T ổ quốcỉ giành ấm no, hạnh phúc cho nhân

dân. Trong thời kỳ xây dựng và p h át triển, Đảng

bộ thành p h ố luôn coi sự nghiệp cách mạng là sự

nghiệp của quần chúng đ ể xây dựng nền quốc

phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng -

quân sự địa phương, xây dựng quân đội cách mạng

chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Đ ể đánh giả toàn diện, khách quan và khoa

học chặng đường 70 năm (1945 - 2015) xây dựng

lực lượng vủ trang thành p h ố Trà Vinh dưới sự

lãnh đạo của Đảng, rút ra những bài học kinh

nghiệm trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường

lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng. Ban

Thường vụ Thành ủy tổ chức nghiên cứu, biến

soạn Lịch sử Lực lượng ƯŨ trang thành p h ố Trà

Vinh theo K ế hoạch số 354-KH / BH, ngày

14/3/2014 của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Trà

Vinh. Nội dung cuốn sách tập trung làm nổi bật

tinh thần chiến đấu, ý chí cách mạng kiên cường,

6

những thắng lợi vẻ vang của lực lượng vủ trang

trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp

và đ ế quốc Mỹ xâm lược; Trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ T ổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa, Lực lượng vủ trang thành p h ố Trà Vinh

tiếp tục p h át huy truyền thống anh hùng trong

kháng chiến, ra sức phấn đấu, khắc phục khó

khăn, thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả sau

chiến tranh; làm công tác huấn luyện, xây dựng

lực lượng và đưa thanh niên tòng quân. Vượt qua

bao khó khăn, nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc

phòng, quân sự đ ịa phương, thực hiện vai trò tham

mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong nhiệm

vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, th ế trận

chiến tranh nhân dân địa phương và xây dựng khu

vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn thành p h ố

Trà Vinh, thực hiện đường lối chiến lược của

Đảng, kết hợp p h át triển kinh té - xã hội với tăng

cường quốc phòng - an ninh, thực hiện bảo vệ vững

chắc T ổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa

xã hội. Lực lượng vủ trang thành p h ố Trà Vinh

anh hùng trong kháng chiến, ngày nay củng có thể

anh hùng trong xây dựng, nếu người lãnh đạo biết

dựa vào dân khơi dậy sức dân đ ể xây dựng thế

trận lòng dân trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và

p h át triển.

7

Biên soạn Lịch sử Lực lượng vũ trang thành

p h ố Trà Vinh là việc làm hết sức cần thiết, không

chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà quan trọng hơn là ý

nghĩa thực tiễn trong xây dựng lực lượng vũ trang

nhân dân, quân đội nhân dân "cách mạng, chính

quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại", đáp ứng yếu

cầu xây dựng và bảo vệ T ổ quốc trong thời kỳ mới.

Với tinh thần đó, Ban Thường vụ Thành ủy xin

trân trọng giới thiệu tập Lịch sử Lực lượng vủ

trang nhân dân thành p h ố Trà Vinh (1945 - 2015)

cùng bạn đọc gần xa.

TM. BAN THƯỜNG v ụ THÀNH ỦY TRÀ VINH

BÍ THƯ THÀNH ỦY

NGUYỄN TRƯNG DŨNG

8

LỜ I NÓI ĐẦU

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được sự đùm bọc nuôi

dưỡng của nhân dân, Lực lượng vũ trang nhân

dân thành p h ố Trà Vinh từ những tổ chức vũ

trang quần chúng như: Thanh niên Tiền phong,

Quốc gia Tự vệ cuộc được hình thành trong Cách

mạng Tháng Tám. Ngày 2 9/8/1945, Lực lượng vủ

trang thành p h ố chính thức thành lập đ ể bảo vệ

Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ, lực lượng vũ trang thành p h ố (trước gọi là thị

xã) đã vượt qua nhiều gian k h ổ hy sinh, từng bước

xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, góp phần

cùng cả nước lập nên những chiến công oanh liệt,

giải phóng quê hương, giải phóng miền Nam,

thống nhất đất nước. Trong xây dựng và phát

triển, lực lượng vủ trang thị xã có những tấm

gương chiến đấu, hy sinh dũng cảm của các Anh

hùng Lực lượng vũ trang N hân dân như: Trần

Văn Ăn, Nguyễn Văn Lợi, Kiên Thị Nhẫn... Đó mãi

là tấm gương sáng đ ể các th ế hệ trẻ học tập và noi

theo. Lịch sử 70 năm chiến đấu và trưởng thành

của Lực lượng vủ trang nhân dân thành p h ố Trà

Vinh được bắt nguồn và gắn liền với sự lãnh đạo

của Đảng, trực tiếp là Thị ủy rồi Thành ủy dã

không ngừng củng cố và p h át huy bản chất anh

hùng, lập nên trang sử vẻ vang của quân đội ta:

9

một quân đội từ nhân dân mà ra kiên cường, quyết

chiến, quyết thắng nhiệm vụ nào củng hoàn thành,

khó khăn nào củng vượt qua, kể thù nào củng

đánh thắng.

Xuất bản cuốn sách “Lịch sử Lực lượng vủ trang

thành p h ố Trà Vinh (1945 - 2015)”, chúng tôi hy

vọng làm rõ hơn tiến trình lịch sử và giả trị thực

tiễn của công tác xây dựng lực lượng vũ trang thời

kỳ kháng chiến cứu nước củng như thời kỳ xây

dựng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc SƯ U

tầm, nghiến cứu, biên soạn nhưng cuốn sách không

tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong

đồng bào, đồng chí quý bạn đọc góp ý phế bình, bổ

sung đ ể lần sau tái bản được hoàn thiện hơn.

Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận

được sự giúp đỡ tận tình của phòng K hoa học Quân

sự Quân khu; Hội đồng khoa học Quăn sự tỉnh, các

đồng chí đã giữ những cương vị lãnh đạo của tỉnh,

thành p h ố qua 02 cuộc khảng chiến và các Bộ chỉ

huy các đơn vị đã trực tiếp tham gia chiến đấu, cán

bộ, chiến sĩ và Nhãn dân đã đóng góp công sức cho

công trình quan trọng này hoàn thành.

N hân kỷ niệm ngày m iền Nam hoàn toàn giải

phóng (301411945 - 30/4/2016), Đảng ủy - Ban

Chỉ huy Quân sự thành p h ố Trà Vinh ấn hành tập

sách “Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân thành

p h ố Trà Vinh 1945 - 2015” với đồng bào, đồng chí

và bạn đọc gần xa.

ĐẢNG ỦY - BAN CHỈ HUY QUÂN s ự TP. TRÀ VINH

10

MỞ ĐẦU

VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI

THÀNH PHÔ TRÀ VINH

I. ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH

Thành phô" Trà Vinh, thuộc tỉnh Trà Vinh, được

thành lập theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 04/3/

2010 của Chính phủ, có diện tích tự nhiên

6.791,98ha với 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm

xã Long Đức và 9 phường: phường 1, phường 2,

phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7,

phường 8, phường 9. Dân số 103.847 người; dân tộc

Kinh chiếm tỷ lệ 73,62%, dân tộc Khmer chiếm tỷ

lệ 19,96%, dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ 6,22%, các dân

tộc khác chiếm tỷ lệ 0,2%; phía Bắc giáp tỉnh Bến

Tre, phía Tây Bắc giáp huyện Càng Long; các phía

khác đều giáp huyện Châu Thành.

Ở vị trí trung tâm của tỉnh Trà Vinh, thành

phô" Trà Vinh cách thành phô" Hồ Chí Minh 202

km về phía Bắc và cách thành phô" cần Thơ 100

km về phía Tây Nam, nằm trên trục giao thông,

như: Quốc lộ 53 (trong kháng chiến là Liên tỉnh lộ

70), qua ngả Vĩnh Long và nối vào Quốc lộ I. Quốc

11

lộ 54 nối Trà Vinh về Trà Cú (trước đây là Tỉnh lộ

36). Quốc lộ 60 nối 3 tỉnh Trà Vinh - Bến Tre - Sóc

Trăng (trước đây là Liên tỉnh lộ 60 và Tỉnh lộ 34).

Quốc lộ này, hiện đang mở rộng, có cầu cổ Chiên

đã thực hiện hóa ước mơ của đồng bào hai tỉnh Trà

Vinh - Bến Tre nói riêng và các tỉnh trong khu vực

nói chung từng bước phát triển nhanh, bền vững

trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hệ thống giao thông đường thủy, có sông Long

Bình từ Trà Vinh qua Tiểu cần và Vàm Mặc Bắc,

chạy qua các tỉnh Nam sông Hậu, ngược về sông

Tiền đến các tỉnh bạn và lên thành phô" Hồ Chí

Minh.

Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, ngày

20-12-1899, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer

ra nghị định đổi tên gọi Tiểu khu thành Tỉnh.

Nghị định này dược chính thức áp dụng từ ngày

01-01-1900. Từ đó đến nay, tên tỉnh Trà Vinh

(Provine de Travinh) chính thức được sử dụng. Và

trụ sở chính thức luôn đặt tại làng Minh Đức, sau

phát triển dần lên thành thị xã Trà Vinh rồi

thành phô" Trà Vinh ngày nay.

Các cơ quan hành chính của tỉnh Trà Vinh,

quận Châu Thành, tổng Trà Vinh và xã Long Đức

phân bố rải rác trên địa bàn Minh Đức. Đứng đầu

tỉnh là một Chánh tham biện, là quan chủ tỉnh

người Pháp. Các cơ quan cấp tỉnh đáng chú ý là:

12

Tòa bô" (Dinh Chủ tỉnh), Tòa án, Bưu điện, Trường

học, Bệnh viện, bót Ông Cò, Thành Cây Dương...

Đứng đầu cấp quận là một quận trưởng Hải quân

Pháp, sau đó các Đốc phủ sứ người Kinh, các xã có

một hương chức hội tề gồm 12 vị.

II. ĐỊA LÝ QUÂN s ự

Đứng chân trên thị xã Trà Vinh có cơ quan Bộ

Chỉ huy Quân sự tỉnh, các cơ quan trực thuộc Bộ

Chỉ huy quân sự và Thị Đội (nay là Thành Đội),

các phường và xã Long Đức có Ban Chỉ huy

Phường Đội và Ban Chỉ huy Xã Đội.

Thời kháng chiến, Thị xã Trà Vinh là trung

tâm Tỉnh lỵ, là cầu nối giữa miền Tây và miền

Đông Nam bộ nên khi thực hiện chiến tranh xâm

lược, thực dân, đế quốc đều lập nhiều căn cứ quân

sự tại thị xã, ngoài tiểu khu, có trung tâm hành

quân, hậu cứ của các tiểu đoàn bảo an, kể cả các

trung đoàn chủ lực... để từ đây hành quân, càn quét

vào vùng giải phóng, vùng căn cứ của ta.

Trong hai cuộc kháng chiến chông thực dân

Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, xã Long Đức là xã

căn cứ của thị xã. Bên cạnh còn có các xã vùng ven

Lương Hòa, Nguyệt Hóa, Hòa Thuận và Đại Phước

cũng làm căn cứ cho cán bộ, chiến sĩ thị xã đánh

địch.

13

III. TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH ANH

DŨNG

Gương Bùi Hữu Nghĩa sáng ngời có ảnh

hưởng đến Nhân dân địa phương, ý thức bênh

vực công lý, bênh vực người nghèo, chấp nhận hy

sinh, đấu tranh chông áp bức xuất hiện ngay từ

thời phong kiến.

Ngày 20/6/1867, quân Pháp chiếm thành Vĩnh

Long. Hôm sau, 21/6/1867, thực dân Pháp xua

quân chiếm Trà Vinh. Lỵ sở Tỉnh lỵ là Minh Đức

và các vùng phụ cận.

Quân Pháp chiếm Vĩnh Long, Trà Vinh, chính

quyền phong kiến của triều đình Nhà Nguyễn bất

lực, nằm im. Trong khi đó, Nhân dân địa phương

luôn tìm mọi cách theo các sĩ phu yêu nước đánh

Pháp. Khi quân Pháp tiến vào thị xã, Nhân dân

Minh Đức và các vùng phụ cận rời bỏ vùng giặc

chiếm, lánh đến vùng còn tự do, bất hợp tác với

giặc. Ông Phan Văn Ngãi, quan triều đình, đứng

lên chông Pháp, chúng bắt đày đi Côn Đảo và chết

tại đây1.

Khi phong trào đánh Pháp tại thị xã chùn

xuống, Nhân dân làng Minh Đức hướng về các nơi

trong tỉnh, ủng hộ tài lực cho các cuộc khởi nghĩa

1 Tại ấp Long Trị hiện nay còn mộ của vợ ông Ngãi.

14

của Phan Tôn, Phan Liêm; Lê cẩn, Nguyễn Giao;

Đề Đốc Trinh, Đề Triệu và Lý Rọt... Ta dù lực

lượng ít, trang bị vũ khí thô sơ, chưa có kinh

nghiệm chiến trường, nhưng với ý chí chiến đấu

ngoan cường, dũng cảm, đã diệt được một sô" lính

Pháp, kể cả quan đầu tỉnh2, tiến trình tái xâm lược

của Pháp phát triển ra miền Trung, miền Bắc

chậm lại.

Cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa chông

Pháp đi dần vào chỗ bế tắc, nghĩa quân ta bị

chúng đàn áp khốc liệt. Dù vậy ở Trà Vinh, trong

thời gian này xảy ra sự kiện Sáu Trọng giết vợ lấy

Tây. Và sự kiện thầy Thông Chánh diệt tên Biện

lý Trà Vinh Saboin dụ dỗ vợ thầy theo nó. Ngày

14/7/1893, lễ quốc khánh nước Pháp, nhà cầm

quyền của Pháp ở Trà Vinh tổ chức lễ tại khu vui

chơi Ao Bà Om, mời quan chức sở tại và quan chức

các tỉnh lân cận tham dự. Vào lễ, thầy Thông

Chánh bí mật đến nơi an vị của bọn Pháp, rút

súng hạ đối phương, và súng thầy bắn làm bị

thương tên Chánh Tham biện Vĩnh Long, Chánh

tòa Bạc Liêu. Thầy buộc tội tên Saboin ngang với

các kẻ cai trị: Quan chức người Pháp thực dân!

Thầy Thông Chánh bị bắt toan tự tử, nhưng không

thành. Pháp mở phiên tòa kết án tử hình. Cô Ba

2 Là Chánh Tham biện Vĩnh Long Xa-li-xét-ti.

15

(con gái thầy) dùng súng quyết trả thù cha lại bị

tước súng, cô tự tử.

Đến đầu thế kỷ XX, sách báo tiến bộ của

phương Tây về đến Trà Vinh, các tư tưởng tiến bộ

của Voltaire, Rouseau, Tôn Dật Tiên, Lương Khải

Siêu, Khang Hữu Vi, Phan Bội Châu, Phan Châu

Trinh... Những học sinh ở Trà Vinh tiến bộ như

Phạm Văn Bạch, Nguyễn Viên Kiều, Nguyễn

Thành Phương, Nguyễn Văn Thủ, Nguyễn Đạt

Xường, Từ Bá Đước, Nguyễn Văn Khỏe, Mạch

Dùng, Dương Quang Đông... Nhiều người theo tiếng

gọi của các cụ Phan Sào Nam, Phan Tây Hồ xuất

dương du học trau dồi tư tưởng, học hỏi tinh hoa

các nước, giúp ích nước nhà.

Nhiều thanh niên, học sinh có chí khí về nông

thôn mở trường dạy học và khuyến khích học chữ

quốc ngữ. Tại thị xã có ông Nguyễn Văn Chưởng

mở trường Thiện Đức để cho học sinh không được

tuyển vào trường công vào học (Trường này nay là

trường mẫu giáo phường II).

Năm 1911, tể chức Thiên địa hội được tổ chức

tại Trà Vinh. Với khẩu hiệu ‘Thản Pháp, phục

Nam”, có những hoạt động bùng lên rồi tắt dần.

Năm 1920 trở đi, chí sĩ Nguyễn An Ninh thủ

lĩnh Đảng Thanh niên Cao Vọng, chủ bút tờ báo

La Cloche Féleé (Tiếng Chuông Rè), một tờ báo

16

hướng dược dư luận, kẻ đi xâm lược tất nhiên phải

nhận hậu quả bị Nhân dân sở tại đứng lên đánh

đuổi, tư tưởng của Nguyễn An Ninh ảnh hưởng đến

các tầng lớp trí thức và học sinh sinh viên.

Người có công đầu đưa phong trào cách mạng

vô sản về tỉnh Trà Vinh nói chung và riêng thị

xã Trà Vinh là đồng chí Dung Văn Phúc, tức

Dương Quang Đông. Năm 18 tuổi ông may mắn

được quen biết đồng chí Tôn Đức Thắng3, một

thanh niên công nhân có tâm huyết với cách mạng

vô sản. Ngày 20/4/1919, sau khi làm binh biến kéo

cờ trên chiến hạm Pháp ở Hắc Hải, ủng hộ nước

Nga Xô Viết, Tôn Đức Thắng bị trục xuất về nước,

ông mang theo tâm nguyện lớn lao, tập hợp 17

thanh niên có cùng chung nhiệt huyết tại đình

Bình Đông (thuộc quận 8 thành phô" Hồ Chí Minh

ngày nay), thành lập Công hội Đỏ. Trong sô" 17

người đầu tiên đó có Dương Quang Đông.

Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt

Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Quảng

Châu, Trung Quốc. Và cử cán bộ về hoạt động ở

Việt Nam. Năm 1926, tổ chức này đã có hoạt động

gây ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Năm 1927,

Kỳ bộ Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội Nam

3 Đổng chí Tôn Đức Thắng sau này là Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam.

17

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!