Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lịch sử Đội TNTP.HCM - Chương 2
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG II
TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ, THI ĐUA HỌC VÀ HÀNH THAM GIA
KHÁNG CHIẾN GIÀNH THẮNG LỢI VẺ VANG (1946 - 1954)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, thiếu niên, nhi đồng trong cả nước
theo lời dạy của Bác Hồ "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ" đã góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo
vệ, củng cố Nhà nước dân chủ nhân dân, xây dựng chế độ mới và tích cực chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ của dân tộc từ sau cuộc Cách mạng Tháng Tám năm
1945, Hệ thống tổ chức Đoàn, Đội phát triển rộng khắp từ Bắc đến Nam, ngay cả trong các
vùng bị thực dân Pháp tạm chiếm đóng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Những ngày cuối năm 1946, tình hình trở nên hết sức khẩn trương trước dã tâm xâm
lược nước ta lần nữa của thực dân Pháp. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng được
triệu tập khẩn cấp trong hai ngày 18 và 19-12-1946 đi tới quyết định phát động toàn dân
đứng lên cầm vũ khí chống quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa mới giành được.
Đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người dạy: ..."Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải
nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng
quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!... Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu
Tổ quốc!"...
Tại Thủ đô Hà Nội cũng như ở các thành phố, thị xã như Hải Phòng, Hải Dương,
Vinh, Huế, Đà Nẵng... tiếng súng giết giặc của quân dân ta từ già đến trẻ rền vang. Với lực
lượng lớn, vũ khí hiện đại, giặc Pháp tưởng như sẽ dễ dàng đè bẹp quân dân Hà Nội.
Nhưng điều ngược lại là chúng càng đánh càng chịu những thất bại nặng nề. Tuổi trẻ và
nhân dân Thủ đô đã nêu cao tinh thần "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" và thề "Sống chết
với Thủ đô". Tại Bắc Bộ Phủ, nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một đại đội vệ quốc
quân và 20 thanh niên tự vệ đã nêu quyết tâm chiến đấu đến cùng: "Chúng tôi còn, Bắc Bộ
Phủ còn". Chiều ngày 20-12-1946, sau bao lần tấn công thất bại, giặc Pháp huy động 300
lính và 18 xe tăng mở trận đánh lớn vào Bắc Bộ Phủ. Các chiến sĩ ta chiến đấu hết sức
ngoan cường, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của giặc, tiêu diệt tại chỗ hơn 150 tên, bắn
cháy 4 xe tăng. Theo lệnh cấp trên, chính trị viên trẻ tuổi Lê Gia Định cho bộ đội và thanh
niên tự vệ rút quân để bảo toàn lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Lê Gia Định tình
nguyện ở lại chặn địch. Anh đã dùng bom tiêu diệt xe tăng địch và hy sinh anh dũng. Tổ
quốc ghi công truy tặng anh danh hiệu vẻ vang: "Cảm tử quân số 1" của Thủ đô.
Cùng với Vệ quốc quân và thanh niên tự vệ, hàng trăm thiếu niên anh dũng khắp
các phố phường Hà Nội đã tham gia làm liên lạc viên, trinh sát viên cho bộ đội và dân
quân, tự vệ. Nhiều Đội thiếu nhi có tổ chức chặt chẽ như Đội thiếu nhi Mai Hắc Đế, thiếu
nhi Hoàng Cường, Đội thiếu nhi tình báo Bát Sắt... được thành lập và hoạt động mạnh
trong lòng Thủ đô. Các thiếu niên gan dạ này được bộ đội đặt cho cái tên rất trìu mến, đó
là "Vệ út". Vệ út có mặt khắp nơi, len lỏi giữa các đường phố ngổn ngang hào luỹ, chướng
ngại vật dưới làn đạn của quân thù. Trong số các Vệ út của Hà Nội năm ấy, nổi lên nhiều
tấm gương sáng như út Lai, liên lạc viên 12 tuổi của Trung đoàn Thủ đô. Lai thuộc lòng
các ngõ ngách của mặt trận Liên khu I, nhiều lần leo ống máng, vượt mái nhà, luồn qua
giao thông hào... dẫn đường cho bộ đội, truyền các mệnh lệnh của cấp trên cho các đơn vị
thuộc trung đoàn. Có lần, trong một trận giáp chiến với giặc, bộ đội ta hết đạn nhưng ai
cũng quyết tâm giữ vững trận địa, út Lai lao nhanh trước họng súng của kẻ thù liên lạc
được với đơn vị bạn đến chi viện làm cho quân địch hoảng hốt tháo chạy. út Lai được cả
đơn vị ngợi ca về tinh thần dũng cảm và trí thông minh.
Xuân Đinh Hợi (1947), đúng lúc cuộc chiến đấu giữa lòng Hà Nội đang diễn ra
quyết liệt. Trên các chiến hào, hàng chục nghìn chiến sĩ, tự vệ, dân quân Thủ đô sạm đen
khói súng sung sướng, xúc động đến nghẹn ngào đọc thư thăm hỏi, động viên của Bác Hồ.
Bác viết: "Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại
biểu cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật
cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám truyền lại cho các em. Nay các em gan góc
tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó để truyền lại nòi giống Việt Nam muôn đời về sau... Các
em hăng hái tiến lên, lòng Già Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở
bên cạnh các em".
Sau gần hai tháng "Sống chết với Thủ đô" quân dân ta, trong đó có không ít các
"Vệ út" đã góp phần đắc lực tiêu diệt trên 2000 tên địch, phá hủy và thu được nhiều vũ khí,
đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của kẻ thù, bảo vệ thành công các cơ quan đầu
não của Nhà nước cách mạng. Đêm 17-2-1947, thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Bộ chỉ huy ta ra lệnh cho Trung đoàn Thủ đô rút khỏi thành phố do đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao nay đã đến lúc phải trở về hậu phương xây dựng lực lượng
lớn mạnh hơn nữa. Các đại đội dân quân tự vệ trong đó có đại đội tự vệ Thăng Long cùng
được trở về các căn cứ ở ngoại thành tiếp tục tác chiến theo kế hoạch mới.
Rạng sáng hôm sau, phát hiện ra hàng nghìn chiến sĩ cảm tử Thủ đô không cánh
mà bay, địch cho nhiều đơn vị tỏa ra đuổi theo quân ta trong đó có một lực lượng khá
mạnh tiến về phía bãi ven sông Hồng theo hướng Bắc mà địch phỏng đoán là đường rút
thần tình của Trung đoàn Thủ đô. Các cánh quân này đã bị đội du kích Hồng Hà do
Nguyễn Ngọc Nại chỉ huy gồm 15 chiến sĩ rất trẻ tuổi chặn đánh kịch liệt và hy sinh anh
dũng đến người cuối cùng. Cuộc hành quân đuổi theo Trung đoàn Thủ đô của địch thất bại
hoàn toàn với hàng chục tên giặc đền mạng.
Các đại đội tự vệ thành rút ra ngoài bố trí lực lượng tiếp tục đánh địch trên các
tuyến Hà Nội - Văn Điển, Hà Nội - Sơn Tây... Đại đội tự vệ Thăng Long cũng thực hiện kế
hoạch phân tán đánh du kích như các đại đội khác trên tuyến Hà Nội - Hà Đông. Dương
Văn Nội là liên lạc viên tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã từng tham gia nhiều trận đánh trong
lòng Hà Nội nay cùng theo đơn vị phân tán đóng quân ở làng Giá. Quê Nội ở Duy Tiên
(Hà Nam), Nội gia nhập Đội tự vệ Thăng Long ngay từ đầu. Cả đại đội ai cũng yêu mến
Nội vì lòng dũng cảm, ý thức tổ chức kỷ luật của em.
Sáng hôm ấy, lính địch có xe tăng yểm trợ đột ngột càn vào làng. Cả tiểu đội của
Nội theo lệnh anh tiểu đội trưởng ra bố trí ven đê chờ địch, lựu đạn chất đầy trong các rọ
tre để bên cạnh... ngoài súng và lựu đạn còn có cả dao, kiếm, mã tấu.
Tham gia trận chống càn này, cả đại đội tự vệ Thăng Long rải quân suốt dọc đê
sông Đáy từ làng Giá ra đến Phùng. Dương Văn Nội cùng anh Lộc và bạn Đức trong cùng
một tổ. Anh Lộc là chỉ huy có ba quả lựu đạn và cây súng tuyn; Đức có hai lựu đạn, 1 dao
cán dài; Nội chỉ có cây súng trường. Đang ngồi dưới hào, không hiểu sốt ruột thế nào, anh
Lộc nhổm người lên nhìn quanh quất, bỗng anh tháo khẩu tuyn đang quàng và hô lớn:
- Chúng nó kia rồi, chuẩn bị... đánh!
Nội thấy không phải một mà đến hai toán giặc đi vàng cả bờ ao bên kia. Nội kê súng