Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lí thuyết về FDI docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1. Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là sự di chuyển
vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa
vốn vào một nước khác để đầu tư, thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh và trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công
nghệ, kinh nghiệm quản lý,…nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng
với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó,
nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ’ và các tài sản được gọi là “công ty
con” hay “chi nhánh công ty”.
Về bản chất FDI là một hình thức đầu tư nước ngoài được xét trên các khía
cạnh:
- Xét trên khía cạnh về quyền sở hữu: FDI được thực hiện với quyền sở hữu về
tài sản đầu tư của chủ đầu tư nước ngoài.
- Xét trên khía cạnh cán cân thanh toán: FDI thường được định nghĩa là phần
tăng thêm trên giá trị sổ sách của lượng đầu tư ròng ở một quốc gia được thức hiện bởi
nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời nhà đầu tư này cũng chính là chủ sở hữu chính và
nắm quyền kiểm soát quá trình đầu tư đó.
2. Đặc điểm:
Xét về bản chất, FDI có những đặc điểm:
* FDI trở thành hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài.
Xét về ưu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất lượng
trong nền kinh tế thế giới. Gắn trực tiếp với quá trình sản xuất trực tiếp, tham gia vào
sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo thành cơ sở của sự hoạt động của
các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp xuyên quốc tế
* FDI đang và sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển
Có nhiều lý do giải thích mức độ đầu tư cao giữa các nước công nghiệp phát
triển với nhau nhưng có thể thấy được hai nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất, môi trường đầu tư ở các nước phát triển có độ tương hợp cao. Môi
trường này hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả môi trường công nghệ và môi trường
pháp lý.