Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lập mô hình với Java: Một cuốn sách bài tập về UML, Phần 1 Giới thiệu về sơ đồ tuần tự pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lập mô hình với Java: Một cuốn sách bài tập về UML, Phần 1
Giới thiệu về sơ đồ tuần tự
Granville Miller, Tác giả
Tóm tắt: Trong bài viết đầu tiên trên chuyên mục mới của mình, Granville Miller
đưa ra một trong những khối nền tảng của Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
(Unified Modeling Language): lập sơ đồ tuần tự. Các sơ đồ tuần tự được sử dụng
trong suốt quá trình thiết kế để trình bày tương tác nội bộ giữa các tác nhân và đối
tượng khi một hệ thống thi hành theo thời gian. Hãy theo Granville khi ông tạo ra
một trong những sơ đồ này, bằng cách sử dụng một ứng dụng xử lý vay nợ làm ví
dụ.
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML) là một ký pháp chuẩn để mô hình hoá
các hệ thống hướng đối tượng. Được giới thiệu với cộng đồng lập trình hướng đối
tượng trong khoảng thời gian giữa các năm 1995 đến 1997, UML đã được OMG
(Object Management Group - Tập đoàn Quản lý Đối tượng) phê duyệt vào cuối
năm 1997. Mặc dù đã có nhiều tranh cãi khi khởi đầu -- nó đã được giới thiệu giữa
một bầu không khí phản đối và phản đề nghị -- UML kể từ đó đã trở thành tiêu
chuẩn công nghiệp dành cho ký pháp hệ thống. UML hiện là phiên bản 1.4 và tiếp
tục tiến hoá để đáp ứng nhu cầu của các nhà phát triển hướng đối tượng. (Để biết
thêm chi tiết về lịch sử của UML, xem Tài nguyên.)
UML có thể là khó học, chủ yếu do nó cố gắng đưa ra ký pháp mô hình hoá đối
với một mảng rộng lớn đến thế các tình huống. Các ký pháp mô hình hoá đều dưới
dạng sơ đồ, và hiện có chín sơ đồ trong đặc tả UML. Rất may là việc học UML có
thể là một quá trình, chia thành các giai đoạn; bạn có thể chỉ học một sơ đồ mỗi
lần, và bạn không cần phải ôm đồm toàn bộ những sự phức tạp của một sơ đồ
trong nỗ lực đầu tiên của bạn.
Trong chuyên mục này, tôi sẽ dẫn dắt bạn qua quá trình thiết kế và ký pháp UML
để phát triển ứng dụng dựa trên Java. Tôi sẽ giới thiệu những điểm cốt yếu về
khung công tác UML và các công nghệ mô hình hoá khác theo một cách lôgic (và
hy vọng là thú vị), và bạn sẽ học được các kinh nghiệm thực hành bằng các ví dụ
mô hình hoá từ thế giới thực. Trong bài viết đầu tiên này, chúng ta sẽ bắt đầu với
việc lập sơ đồ tuần tự, bằng cách sử dụng một ứng dụng xử lý vay nợ làm ví dụ.
Xin lưu ý rằng tôi giả thiết bạn đã quen với ngôn ngữ Java và có một kiến thức cơ
bản về các phương pháp và thuật ngữ phát triển hướng đối tượng. Các khái niệm
hướng đối tượng sẽ được giải thích ngắn gọn, những thảo luận sâu hơn nằm ngoài
phạm vi chuyên mục này.