Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Làng Chánh Thành từ năm 1715 đến năm 1932
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1130

Làng Chánh Thành từ năm 1715 đến năm 1932

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HOÀNG BÌNH

LÀNG CHÁNH THÀNH

TỪ NĂM 1715 ĐẾN NĂM 1932

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Bình Định – Năm 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HOÀNG BÌNH

LÀNG CHÁNH THÀNH

TỪ NĂM 1715 ĐẾN NĂM 1932

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số : 8.22.90.13

Người hướng dẫn: TS. PHAN VĂN CẢNH

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................ 1

2. Tổng quan đề tài nghiên cứu............................................................. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 4

5. Nguồn tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .................... 5

6. Đóng góp của luận văn .................................................................... 5

7. Bố cục của luận văn ........................................................................ 6

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT BÌNH ĐỊNH VÀ LÀNG

CHÁNH THÀNH ........................................................................................ 7

1.1. Quá trình hình thành vùng đất Bình Định................................... 7

1.1.1 . Điều kiện tự nhiên................................................................... 7

1.1.2 . Điều kiện lịch sử, kinh tế........................................................ 11

1.1.3 . Tổ chức xã hội ....................................................................... 17

1.2.Quá trình hình thành làng Chánh Thành, Thành phố Qui Nhơn,

Bình Định.................................................................................................... 30

1.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên làng Chánh Thành .................. 30

1.2.2. Biến đổi địa danh, tổ chức hành chính làng Chánh Thành...... 35

1.2.3. Quá trình tụ cư người Việt, người Hoa ở làng Chánh Thành.. 51

Tiểu kết chương 1............................................................................ 58

Chương 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở LÀNG CHÁNH THÀNH.. 60

2.1. Ngư nghiệp và thủ công nghiệp.................................................. 60

2.1.1. Khai thác thủy sản .................................................................. 60

2.1.2. Nghề làm mắm ....................................................................... 64

2.1.3. Nghề đan lưới ........................................................................ 65

2.1.4. Nghề đóng thuyền ................................................................... 66

2.2. Hoạt động buôn bán, thương mại các chợ truyền thống ở làng

Chánh Thành.............................................................................................. 69

2.2.1. Chợ Lớn (Chợ Qui Nhơn) ..................................................... 70

2.2.2. Chợ Ma ................................................................................. 73

2.2.3. Chợ Cháo .............................................................................. 74

2.3. Hoạt động ngoại thương .............................................................. 74

2.3.1. Cửa Thi Nại (Cửa Giã) - Cảng Qui Nhơn .............................. 74

2.3.2. Ngoại thương (Cảng Thi Nại) từ năm 1715 - 1876: ................ 75

2.3.3. Ngoại thương (Cảng Qui Nhơn) từ năm 1876 - 1932 .............. 78

Tiểu kết chương 2 ............................................................................... 83

Chương 3: LÀNG CHÁNH THÀNH: DI TÍCH LỊCH SỬ; SINH

HOẠT VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG; KHOA CỬ, GIÁO DỤC VÀ ĐỊNH

HƯỚNG BẢO TỒN. ................................................................................. 84

3.1. Di tích lịch sử và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng ........................ 84

3.1.1. Đình làng Chánh Thành ....................................................... 84

3.1.2. Chùa Ông Nhiêu (Miếu Quan Thánh đế quân) ..................... 88

3.1.3. Lăng Ông Nam Hải( Nam Hải thần ngư) ............................. 90

3.1.4. Đảo Cù Lao Xanh (Nhơn Châu) ........................................... 92

3.2. Khoa cử, Giáo dục ...................................................................... 95

3.2.1. Dưới triều Nguyễn .............................................................. 95

3.2.2. Dưới thời Pháp thuộc ......................................................... 96

3.2.2.1.Trường tiểu học Pháp - Việt (Primaires Franco - Annamite)

– Le Collège de Quinhon ............................................................................. 97

3.2.2.2.Trường tư thục tiểu học Cẩm Bàn ..................................... 98

3.2.2.3.Trường tư thục tiểu học Đào Duy Từ .............................. 100

3.2.2.4. Trường dòng tư thục Ecole Gagelin Quinhon ................ 100

3.3. Bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa làng Chánh Thành:................ 101

3.3.1. Cơ sở về bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa ............................ 101

3.3.2.Hướng bảo tồn giá trị truyền thống làng Chánh Thành ...... 103

Tiểu kết chương 3 ............................................................................ 105

KẾT LUẬN ...................................................................................... 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................ 110

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI THẠC SĨ (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam dựng nước và giữ nước, làng xã

lúc nào cũng nổi lên ở một vị trí hết sức quan trọng, đóng góp ở nhiều thành

tố trên tất cả các lĩnh vực, kết cấu sinh động đời sống xã hội trong bất kì hình

thái xã hội nào. Không vì thế khi Gia Long năm 1804 cùng với việc chính

thức đặt tên quốc hiệu Việt Nam, vị vua mở đầu cho vương triều Nguyễn đã

đặt vị trí, vai trò làng xã trong mối tương quan xây dựng đất nước “Nước là

họp các làng mà thành. Từ làng đến nước, dạy dân nên tục, vương chính lấy

làng làm trước”.

Trong quá trình phát triển, làng xã là sản phẩm của lịch sử và luôn nhận

vào nó những dấu ấn lịch sử; các nhà nghiên cứu cho rằng làng xã về “thực

chất là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên một nền tảng xóm

làng bền chặt và một cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai”. Từ yếu tố “bền

chặt” ấy mà ngay từ đầu tổ chức làng xã Việt Nam đã mang tính cộng đồng

sâu sắc và bền vững trên nhiều phương diện kinh tế, văn hóa – xã hội, hình

thái tín ngưỡng phong phú. Làng xã còn là nơi sinh ra, trưởng thành, là nơi

mỗi người dân Việt Nam gắn bó cả cuộc đời. Vì vậy mỗi người dân Việt Nam

dù đi đâu về đâu vẫn luôn hướng về làng quê của mình:

“ Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”

Tại mỗi vùng miền làng xã đều mang dấu ấn đặc thù riêng biệt, phong

phú song không thể tách rời, đứng bên lề quá trình phát triển tự nhiên của các

hình thái xã hội Việt Nam. Vũ Đình Hòe luật gia, Bộ trưởng tư pháp nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giải thích rõ: “Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành

dân tộc Việt Nam thì phải tìm hiểu cộng đồng làng xã và muốn xây dựng lại

2

đất nước Việt Nam thì cũng phải bắt đầu từ việc xây dựng lại cộng đồng làng

xã, vì không có làng xã Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam”.

Do đó việc nghiên cứu lịch sử làng xã luôn giữ một việc rất quan trọng

cho tất cả các nhà nước, vương triều trong hoạch định các chiến lược xây

dựng và phát triển đất nước.

Với ý nghĩa, tầm quan trọng của quá trình hình thành và phát triển làng

xã trong hành trình Nam tiến của dân tộc, với mong muốn có một nguồn tài

liệu trung thực, phục dựng lại bức tranh một cách đầy đủ, hệ thống về sự hình

thành làng Chánh Thành, Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định cho đến

những năm đầu thế kỉ XX với những đóng góp mang tính bước ngoặt, nền

tảng buổi đầu cho sự ra đời tất yếu của đô thị Qui Nhơn bên đầm Thị Nại.

Từ những nhận thức trên tôi đã chọn đề tài “Làng Chánh Thành từ năm

1715 đến năm 1932” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử.

2. Tổng quan đề tài nghiên cứu.

Nghiên cứu về Làng Chánh Thành, Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình

Định, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu, song mang tính tổng

quát về Thành phố Qui Nhơn, nhưng chưa đi sâu phân tích và hệ thống hóa

lịch sử một làng xã cụ thể buổi đầu cho việc hình thành Thành phố Qui Nhơn

sau này; một số công trình như:

2.1. Một số sách xuất bản có đề cập đến làng Chánh Thành

(TP.Qui Nhơn).

1- PTS.Đỗ Bang, PTS.Nguyễn Tấn Hiểu (chủ biên),1998, Lịch sử

Thành phố Quy Nhơn, NXB Thuận Hóa. Khái quát thời gian, không gian hình

thành phát triển toàn diện nhiều mặt lịch sử thành phố Qui Nhơn trên phương

diện xã hội, tổ chức quản lý nhà nước, kết cấu hạ tầng diện mạo đô thị, di tích

lịch sử văn hóa qua các thời kì lịch sử.

2- Nguyễn Đình Đầu(1997), Địa bạ triều Nguyễn, 03 tập .- NXB.

3

TP.HCM. Nội dung trình bày danh mục hành chính Hán Việt tỉnh Bình Định,

địa bạ tỉnh Bình Định. Địa bạ ngoài giá trị thống kê về đất đai còn phản ánh

rất nhiều khía cạnh của đời sống xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều

Nguyễn như lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ… Qua tài liệu địa bạ,

các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu được rất nhiều thông tin như lịch sử các

vùng đất; những biến đổi về địa danh, địa giới qua thời gian; biến động về đất

đai, về dân số qua các thời kỳ; chế độ quản lý ruộng đất của từng giai đoạn

lịch sử; chế độ sở hữu ruộng đất giữa các giai tầng dòng họ, chế độ trưng thu

thuế khoá, chế độ sử dụng ruộng đất và những vấn đề về làng xã Việt Nam…

4- Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang(2000), Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn,

NXB. Thuận Hóa. Khảo cứu một số đô thị cảng hình thành phát triển trong

các thế kỉ XVII – XVIII, giai đoạn chuyển giao giữa đô thị cổ Phương Đông

của Việt Nam sang đô thị hiện đại kiểu phương Tây trong đó có đô thị Qui

Nhơn.

5- Bùi Văn Lăng(1935), Địa dư mông học, NXB. Imprime Qui Nhơn. Về

cơ bản đây là cuốn sách giáo khoa được dùng ở cấp Tiểu học các trường trong

tỉnh Bình Định, viết về hình thái sông ngòi, khí hậu, cơ cấu hành chính, xã

hội, chính trị,… trên địa bàn tỉnh Bình Định.

6- Quách Tấn (2004), Nước non Bình Định, NXB Thanh Niên. Nội dung

bao quát và chia thành các phần: Lịch sử, địa lý, thắng cảnh cổ tích, dân số,

kinh tế, phong hóa, phong tục… vùng đất Bình Định mang đậm phong cách

viết văn học sử song không kém phần giản dị, mạch lạc

Các tác phẩm, bài viết trên đã khái quát được một số nội dung về quá

trình hình thành làng Chánh Thành. Kết quả nghiên cứu của các công trình

trên là nguồn tư liệu vô cùng quý giá. Đó sẽ là cơ sở lí luận khoa học, thực

tiễn để tôi kế thừa, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ lịch sử của

mình.

4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1. Mục đích nghiên cứu

- Luận văn tập trung phục dựng quá trình hình thành và phát triển của

Làng Chánh Thành Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định từ năm 1715 đến

năm 1932.

- Những đóng góp về mặt lịch sử của Làng Chánh Thành, Thành phố Qui

Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Luận văn có các nhiệm vụ sau:

- Về quá trình hình thành và phát triển của làng Chánh Thành từ năm

1715 đến năm 1932, làm rõ nội dung hoạt động, đặc trưng, chức năng, nhiệm

vụ của làng Chánh Thành.

- Làm rõ những đóng góp lịch sử của làng Chánh Thành, Thành phố Qui

Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay.

- Nêu một số nhận xét, về mặt khoa học và thực tiễn, về giáo dục, về bảo

tồn di sản văn hóa dân tộc và phát triển du lịch.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu làng Chánh Thành từ

năm 1715 đến năm 1932.

4.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Về nội dung: Làm rõ các hoạt động của Làng Chánh Thành buổi đầu

thành lập đến những năm đầu thế kỷ XX, gồm quá trình lập làng tụ cư buổi

đầu, cơ cấu tổ chức làng xã, thay đổi tên gọi làng xã qua từng giai đoạn phát

triển của lịch sử.

- Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động của làng Chánh

Thành tại Thành phố Qui Nhơn

5

- Về mặt thời gian: Làng Chánh Thành từ năm 1715 đến năm 1932.

5. Nguồn tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

5.1. Nguồn tài liệu.

Nguồn tài liệu chủ yếu được khai thác phục vụ cho đề tài bao gồm:

Tài liệu gốc:

- Tài liệu lưu trữ :

+ Lưu trữ tại Cục lưu trữ tỉnh Bình Định.

+ Lưu trữ tại Thư viện tỉnh Bình Định.

- Các công trình chuyên khảo, các bài viết, bài báo của các tác giả có

liên quan đến đề tài đăng trên các tạp chí, các trang web…

- Tài liệu điền dã: sưu tầm tài liệu cá nhân

5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp luận: Quán triệt phương pháp luận sử học Mác xít, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghiên

cứu lịch sử.

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử nên

việc kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lo-gic được coi là phương

pháp chủ đạo trong nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng các

phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng

hợp, so sánh, thống kê, phương pháp điền dã, để giải quyết những yêu cầu đặt

ra của luận văn.

6. Đóng góp của luận văn.

Một là, với mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về

sự hình thành và phát triển của làng Chánh Thành, Thành phố Qui Nhơn, tỉnh

Bình Định từ năm 1715 đến năm 1932.

Hai là, khôi phục lại bức tranh về quá trình tụ cư và phát triển của làng

Chánh Thành, Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Qua đó làm rõ những

6

đóng góp của làng Chánh Thành, Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định đối

với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Vì vậy, sau khi

hoàn thành, luận văn sẽ là một nguồn tài liệu hữu ích cho những người quan

tâm đến vấn đề này.

Từ đó, có thể thấy được tính đúng đắn về đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

7. Bố cục của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về vùng đất Bình Định và làng Chánh Thành.

Chương 2: Hoạt động kinh tế ở làng Chánh Thành.

Chương 3:Làng Chánh Thành: di tích lịch sử; sinh hoạt văn hóa tín

ngưỡng; khoa cử, giáo dục và định hướng bảo tồn.

7

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT BÌNH ĐỊNH

VÀ LÀNG CHÁNH THÀNH

1.1. Quá trình hình thành vùng đất Bình Định.

1.1.1. Điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý, Bình Định là một tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ của

Việt Nam trãi dài theo hướng Bắc – Nam với diện tích tự nhiên toàn tỉnh

6.025 km2

.

Phía Bắc giáp tỉnh Quãng Ngãi, có điểm tọa độ: 140 42’ Bắc, 1080 56’

Đông, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, có điểm tọa độ: 130 31’ Bắc, 1080 57’

Đông, phía Tây giáp Tây giáp tỉnh Gia Lai, có điểm tọa độ 140 27’ Bắc, 1080

27’ Đông, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 134 km, có điểm

cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh), có điểm tọa độ: 130 36’ Bắc, 1090

21’ Đông. Trung tâm tỉnh Bình Định cách Hà Nội 1.065 km đường bộ về phía

Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 648 km đường bộ về phía Nam theo tuyến

quốc lộ 1A. Tỉnh Bình Định có 11 đơn vị hành chính: 9 đơn vị hành chính cấp

huyện, nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36' đến 13°54' vĩ Bắc, từ 109°06' đến

109°22' kinh Đông, dân số 1.543.767 người [9, tr.68], diện tích tự nhiên 216

km2

.

Về hình thế Bình Định “Phía Đông giáp biển, phía Tây tiếp Sơn-động.

Đèo Thạch Tân (Bến Đá) chận phía Bắc, núi Cù- mông ngăn phía nam. Danh

sơn có núi Phước-an, núi Chân-chàng làm nơi hiểm địa ngự địch; đại-xuyên

thì có sông Tam-huyện, sông Lại Dương hình như vạc áo che thân; dọc theo

miền núi thì có các đồn bảo Trà -vân, Phương-kiệu đủ củng cố biên phòng;

dọc theo miền biển thì có các tấn-thủ Thi -nại, Kim-bồng để trấn an hải đạo,

ấy hiểm địa kim- thành thang trì vậy. Còn như ruộng đất thì ở vào hàng Tam

thuộc (tức Thời-hòa, Thời-đôn và Thời-tú) phì nhiêu béo tốt, xưa gọi là

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!