Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lan tỏa suất sinh lợi và độ biến thiên giữa các thị trường chứng khoán
PREMIUM
Số trang
177
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1205

Lan tỏa suất sinh lợi và độ biến thiên giữa các thị trường chứng khoán

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ ĐÌNH NGHI

LAN TỎA SUẤT SINH LỢI VÀ ĐỘ BIẾN THIÊN

GIỮA CÁC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Mã số chuyên ngành : 62 34 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN MINH KIỀU

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ ĐÌNH NGHI

LAN TỎA SUẤT SINH LỢI VÀ ĐỘ BIẾN THIÊN

GIỮA CÁC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỘI ĐỒNG CHẤM VÀ PHẢN BIỆN CẤP TRƯỜNG

Chủ tịch : PGS.TS. Nguyễn Minh Hà – Trường Đại học Mở TP. HCM

Ủy viên phản biện 1 : PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao - Trường Đại học Ngân hàng

Ủy viên phản biện 2 : PGS. TS. Trầm Thị Xuân Hương - Trường Đại học Kinh tế TP. HCM

Ủy viên phản biện 3 : TS. Nguyễn Thu Hiền - Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM

Ủy viên 1 : PGS.TS Hồ Thủy Tiên - Trường Đại học Tài chính - Marketing

Ủy viên 2 : TS. Nguyễn Trần Phúc - Trường Đại học Ngân hàng

Ủy viên thư ký : TS. Phạm Đình Long - Trường Đại học Mở TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: LÊ ĐÌNH NGHI.

Ngày sinh: 13/12/1982 Nơi sinh: Bình Thuận

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã học viên: 14A3401020006.

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền

cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở

Thành phố Hồ Chí Minh được kết nối toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp vào

hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

Lê Đình Nghi

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận án “Lan tỏa suất sinh lợi và độ biến thiên giữa các

thị trường chứng khoán” là bài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận

án này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường

đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

LÊ ĐÌNH NGHI

ii

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giảng dạy tại trường Đại học Mở thành

phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo, cung cấp các kiến thức bổ ích trong suốt thời

gian em học tiến sĩ tại đây. Đặc biệt, xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Kiều đã tận tình

hướng dẫn, đưa ra những góp ý có giá trị, giúp em hoàn thành luận án Tiến sĩ này.

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, chia sẻ và động

viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận án này.

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019

Lê Đình Nghi

iii

TÓM TẮT

Một trong những yếu tố then chốt trong quản trị doanh nghiệp là quản trị tài

chính, trong đó có các quyết định đầu tư. Thị trường chứng khoán (TTCK) là một

kênh đầu tư phổ biến của các doanh nghiệp và cá nhân. Vì vậy, TTCK là một thành

phần quan trọng của thị trường tài chính và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

Suất sinh lợi và rủi ro là những thành tố quan trọng cần quan tâm đối với các nhà đầu

tư (NĐT) trên TTCK.

Suất sinh lợi (SSL) có thể được đo lường thông qua sự biến đổi của giá cổ

phiếu. Rủi ro có thể được định lượng thông qua độ biến thiên (volatility) của SSL, đo

bằng độ lệch chuẩn có điều kiện của chuỗi SSL. GARCH (Bollerslev, 1986) là mô

hình có thể được sử dụng để ước lượng độ biến thiên.

Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, các hệ thống tài chính tại các quốc gia

trên thế giới sẽ có sự phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau. Lan tỏa (spillover) là

khái niệm được sử dụng để đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Sự

phụ thuộc lẫn nhau (interdependence) này có nghĩa là các các sự kiện hay các biến

động dù là của toàn cầu hay từng quốc gia, có thể lan truyền sang các nước khác bởi

vì các nền kinh tế thường có các mối quan hệ về tài chính với nhau. Vì vậy, nghiên

cứu về lan tỏa SSL và độ biến thiên giữa các TTCK sẽ giúp NĐT có thêm thông tin

để dự báo SSL và rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư cũng như có được chiến lược đa

dạng hóa danh mục đầu tư (porfolio diversification) phù hợp.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu kiểm định tác động lan tỏa SSL và độ biến

thiên tại nhiều TTCK khác nhau trên thế giới, nhưng theo tìm hiểu của tác giả thì vẫn

chưa có nghiên cứu nào kiểm định tác động này tại TTCK Việt Nam. Việc nghiên

cứu tác động lan tỏa từ các TTCK thế giới và khu vực lên TTCK Việt Nam là cần

iv

thiết, giúp NĐT cũng như nhà quản lý có thêm thông tin để ra quyết định. Vì vậy,

nghiên cứu sẽ phân tích lan tỏa SSL và độ biến thiên tại TTCK Mỹ, Nhật và Hàn

Quốc lên TTCK Việt Nam.

Trong thực tế, các NĐT ngắn hạn và dài hạn có thể có các mục tiêu đầu tư

khác nhau. Các NĐT ngắn hạn (short-horizon investors) sẽ tập trung quan tâm vào

sự tương quan của SSL các cổ phiếu khác nhau ở các tần số cao (high frequencies),

nghĩa là các biến thiên ngắn hạn (chu kỳ của chuỗi dữ liệu nhỏ), trong khi NĐT dài

hạn (long horizon investors) sẽ tập trung quan tâm vào sự tương quan của SSL các

cổ phiếu khác nhau ở các tần số thấp (low frequencies), nghĩa là các biến thiên dài

hạn (chu kỳ của chuỗi dữ liệu là lớn) (Gradojevic, 2013). Như vậy việc phân tích sự

tương quan của độ biến thiên giữa các thị trường trong ngắn hạn và dài hạn một cách

độc lập sẽ rất cần thiết cho các NĐT ngắn hạn và dài hạn có thêm cơ sở để phân tích

tốt hơn trong việc quản trị rủi ro và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Việc phân tích

tương quan giữa các chuỗi dữ liệu trong ngắn hạn và dài hạn có thể được thực hiện

thông qua kỹ thuật phân tích dữ liệu trong miền tần số (frequency domain).

Mặc dù đã có từ rất lâu và đóng góp vai trò quan trọng trong việc phân tích dữ

liệu, tuy nhiên các nghiên cứu về phân tích dữ liệu trong miền tần số vẫn còn tương

đối ít gặp trong các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến kinh tế, tài

chính (Gradojevic, 2013). Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân

tích trong miền tần số để đánh giá tác động lan tỏa giữa các TTCK. Cho đến nay, tác

giả chỉ tìm thấy Gradojevic (2013) sử dụng kỹ thuật phân tích nhân quả trong miền

tần số để phân tích lan tỏa SSL giữa năm thị trường khu vực bao gồm Serbia, Croatia,

Slovenia, Hungary và Đức. Như vậy, theo tìm hiểu của tác giả thì chưa có nghiên cứu

nào đánh giá lan tỏa độ biến thiên (volatility spillover) giữa các TTCK, dựa trên phân

tích nhân quả trên miền tần số. Vì vậy, luận án sẽ mở rộng các kết quả nghiên cứu

lan tỏa SSL và độ biến thiên từ TTCK Mỹ, Nhật và Hàn Quốc sang TTCK Việt Nam

bằng phân tích trong miền tần số.

v

Luận án được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Cụ thể hơn, với số liệu

thứ cấp là các chỉ số chứng khoán tại các TTCK Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Việt Nam,

nghiên cứu thực hiện tính toán SSL, ước lượng độ biến thiên bằng mô hình GARCH

(Bollerslev, 1986), phân tích lan tỏa SSL và độ biến thiên bằng bằng kiểm định nhân

quả Granger (Granger, 1969) và mở rộng tác động này sang miền tần số bằng phương

pháp kiểm định nhân quả trong miền tần số (Breitung & Candelon, 2006).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên biến

thiên từ TTCK Mỹ sang TTCK Việt Nam ở tất cả tần số khác nhau. Ngoài ra, ở mức

ý nghĩa 10%, tác động lan tỏa SSL từ TTCK Nhật sang TTCK Việt Nam chỉ có ý

nghĩa ở các thành phần tần số cao (chu kỳ đầu tư dưới 3 ngày), và chưa có bằng chứng

về tác động lan tỏa độ biến thiên từ TTCK Nhật sang TTCK Việt Nam. Cuối cùng,

luận án cũng chỉ ra ở mức ý nghĩa 5%, tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên từ TTCK

Hàn Quốc sang TTCK Việt Nam chỉ có ý nghĩa ở các thành phần tần số cao, cụ thể

là các thành phần có chu kỳ từ 4 ngày trở xuống với trường hợp lan tỏa SSL và 9

ngày trở xuống với trường hợp lan tỏa độ biến thiên. Như vậy, so với các thị trường

Nhật và Hàn Quốc, thị trường TTCK Mỹ có tác động lan tỏa lên TTCK Việt Nam rõ

ràng hơn, và các NĐT và các nhà hoạnh định chính sách nên chú trọng vào các thông

tin từ TTCK Mỹ để có thông tin hỗ trợ việc ra quyết định. Ngoài ra, các NĐT ngắn

hạn và các nhà quản lý cũng có thể dựa vào các thay đổi ngắn hạn trên TTCK Nhật

và Hàn Quốc để bổ sung thông tin cho các quyết định đầu tư và quản lý của mình.

vi

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................1

1.1. Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài ........................................................1

1.1.1. Nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................1

1.1.2. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................11

1.1.3. Lý do nghiên cứu .....................................................................................17

1.2. Vấn đề nghiên cứu..........................................................................................19

1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................................20

1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................20

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................20

1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................22

1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ..............................................................22

1.6. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................23

1.6.1. Đóng góp về khoa học .............................................................................23

1.6.2. Đóng góp về thực tiễn..............................................................................24

1.7. Kết cấu của đề tài ...........................................................................................25

vii

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................27

2.1. Giới thiệu........................................................................................................27

2.2. Suất sinh lợi ....................................................................................................27

2.3. Độ biến thiên (volatility) ................................................................................29

2.3.1. Khái niệm về độ biến thiên......................................................................29

2.3.2. Độ biến thiên không đổi và thay đổi theo thời gian ................................30

2.3.3. Mô hình hóa độ biến thiên. ......................................................................33

2.3.4. Mô hình ARCH (AutoRegressive Conditional Heteroscedasticity)........34

2.3.5. Mô hình GARCH.....................................................................................36

2.4. Lan tỏa (spillover). .........................................................................................38

2.4.1. Lý thuyết định giá chênh lệch APT .........................................................39

2.4.2. Lý thuyết hành vi bầy đàn .......................................................................40

2.4.3. Các cơ chế khác giải thích tác động lan tỏa.............................................41

2.5. Các nghiên cứu trước về độ biến thiên và lan tỏa SSL và độ biến thiên........45

2.6. Miền thời gian và miền tần số ........................................................................50

2.6.1. Giới thiệu .................................................................................................50

2.6.2. Biểu diễn dữ liệu trong miền tần số.........................................................54

2.6.3. Biến đổi Fourier.......................................................................................55

viii

2.7. Phân tích dữ liệu trong miền tần số ................................................................59

2.8. Các nghiên cứu dựa trên phân tích trong miền tần số trong lĩnh vực kinh tế -

tài chính .................................................................................................................59

2.9. Tóm tắt chương 2 ...........................................................................................63

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................64

3.1. Giới thiệu........................................................................................................64

3.2. Mô hình nghiên cứu........................................................................................64

3.3. Thu thập dữ liệu..............................................................................................72

3.4. Phân tích tác động lan tỏa SSL giữa các thị trường .......................................73

3.4.1. Kiểm định nhân quả Granger...................................................................73

3.4.2. Phân tích tác động lan tỏa bằng kiểm định nhân quả Granger ................74

3.5. Phân tích tác động lan tỏa độ biến thiên giữa các thị trường .........................74

3.5.1. Ước lượng độ biến thiên bằng mô hình GARCH....................................74

3.5.2. Phân tích tác động lan tỏa độ biến thiên giữa các thị trường ..................76

3.6. Phân tích tác động lan tỏa SSL và độ biến thiên trong miền tần số ...............76

3.6.1. Phân tích nhân quả trong miền tần số......................................................76

3.6.2. Phân tích lan tỏa SSL trong miền tần số..................................................79

3.6.3. Phân tích lan tỏa độ biến thiên trong miền tần số....................................79

3.7. Tóm tắt chương 3 ...........................................................................................80

ix

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................81

4.1. Giới thiệu........................................................................................................81

4.2. Các chỉ số thị trường trong thời kì nghiên cứu...............................................81

4.3. SSL tại các thị trường và thống kê mô tả .......................................................84

4.4. Kiểm định tác động lan tỏa SSL giữa các TTCK...........................................87

4.4.1. Kiểm định tính dừng................................................................................87

4.4.2. Kiểm định lan tỏa SSL giữa các TTCK...................................................88

4.5. Kiểm định lan tỏa độ biến thiên giữa các TTCK ...........................................92

4.5.1. Kết quả ước lượng GARCH tại các thị trường........................................92

4.5.2. Kiểm định lan tỏa độ biến thiên giữa các TTCK.....................................99

4.6. Lan tỏa SSL trong miền tần số .....................................................................104

4.7. Lan tỏa độ biến thiên trong miền tần số. ......................................................110

4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................116

4.9. Tóm tắt chương 4 .........................................................................................123

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN.......................................................................................126

5.1. Kết quả nghiên cứu chính của đề tài ............................................................126

5.2. Đóng góp về khoa học của đề tài .................................................................127

5.3. Hàm ý quản trị..............................................................................................129

x

5.4. Đóng góp mới của luận án............................................................................131

5.5. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................132

5.5.1. Hạn chế của đề tài..................................................................................132

5.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................134

xi

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Danh mục hình

Hình 1.1: Chuỗi dữ liệu với các thành phần tần số khác nhau..................................14

Hình 2.1: Hai hàm mật độ xác suất với độ biến thiên khác nhau .............................29

Hình 2.2: Giả định về độ biến thiên: (a) không đổi và (b) thay đổi theo thời gian...31

Hình 2.3: Tầm quan trọng của trung bình có điều kiện ............................................32

Hình 2.4: Hai chuỗi dữ liệu với các tần số khác nhau ..............................................50

Hình 2.5: Chuỗi dữ liệu với hai thành phần tần số ...................................................51

Hình 2.6: Thành phần tần số cao trong chuỗi dữ liệu ban đầu .................................52

Hình 2.7: Thành phần tần số thấp trong chuỗi dữ liệu ban đầu ................................52

Hình 2.8: Chuỗi thời gian và phổ tương ứng của dữ liệu x(t) là hằng số .................54

Hình 2.9: Chuỗi thời gian và phổ tương ứng của dữ liệu x(t) dạng hình sine ..........55

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................71

Hình 4.1: Hàm phản ứng xung của SSL VN-Index với S&P500 .............................90

Hình 4.2: Hàm phản ứng xung của SSL VN-Index với Nikkei 225 .........................91

Hình 4.3: Hàm phản ứng xung của SSL VN-Index với KOSPI ...............................91

xii

Hình 4.4. Hàm ACF và PACF của bình phương SSL của S&P 500 ........................93

Hình 4.5. Hàm ACF và PACF của bình phương SSL của Nikkei 225 .....................94

Hình 4.6. Hàm ACF và PACF của bình phương SSL của KOSPI ...........................95

Hình 4.7. Hàm ACF và PACF của bình phương SSL của VN-Index.......................96

Hình 4.8: Hàm phản ứng xung của độ biến thiên VN-Index với S&P 500 ............102

Hình 4.9: Hàm phản ứng xung của độ biến thiên VN-Index với KOSPI ...............103

Danh mục đồ thị

Đồ thị 1.1: GDP của Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2016.....................................2

Đồ thị 1.2: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1986 – 2016................................3

Đồ thị 1.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 1986 – 20164

Đồ thị 1.4: Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2016 .............................5

Đồ thị 1.5: Nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2016 ............................6

Đồ thị 1.6: Chỉ số VN-Index theo năm giai đoạn 2001 - 2016...................................7

Đồ thị 1.7: Chỉ số S&P 500 theo năm giai đoạn 2001 - 2016.....................................8

Đồ thị 1.8: Chỉ số Nikkei 225 theo năm giai đoạn 2001 - 2016 .................................9

Đồ thị 1.9: Chỉ số KOSPI theo năm giai đoạn 2001 - 2016......................................10

Đồ thị 4.1: Đồ thị chỉ số S&P 500 giai đoạn 2012 -2015 .........................................82

Đồ thị 4.2: Đồ thị chỉ số Nikkei 225 giai đoạn 2012 -2015......................................82

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!