Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lam vỹ của đỗ hoàng diệu từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
792.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1103

Lam vỹ của đỗ hoàng diệu từ góc nhìn phê bình văn học nữ quyền

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

TRẦN BẢO TRÂN

LAM VỸ CỦA ĐỖ HOÀNG DIỆU

TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Đà Nẵng – 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

TRẦN BẢO TRÂN

LAM VỸ CỦA ĐỖ HOÀNG DIỆU

TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỮ QUYỀN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

PGS. TS. NGÔ MINH HIỀN

Đà Nẵng – 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thật sự của cá

nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Ngô Minh Hiền.

Những kết luận được trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng

được công bố dưới bất kì hình thức nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022

Tác giả khóa luận

Trần Bảo Trân

LỜI CẢM ƠN

Đề tài Lam Vỹ của Đỗ Hoàng Diệu từ góc nhìn phê bình văn học nữ

quyền là nội dung tôi chọn nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau thời gian

theo học ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

Trong quá trình đó, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành khóa luận với sự giúp

đỡ từ rất nhiều các thầy cô giáo. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu

sắc đến PGS. TS. Ngô Minh Hiền, thuộc Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư

phạm, Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện

thuận lợi cho tôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.

Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, Trường Đại học

Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

tại trường.

Lời cuối tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè thân thiết đã bên tôi, động

viên, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận này.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022

Tác giả khóa luận

Trần Bảo Trân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 2

3.Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 5

4.1.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 5

4.2.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5

5.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5

5.1.Phương pháp phân tích - tổng hợp ....................................................................... 5

5.2.Phương pháp so sánh – đối chiếu ......................................................................... 5

5.3.Phương pháp phê bình văn học nữ quyền ............................................................ 6

5.4.Phương pháp loại hình ......................................................................................... 6

6.Bố cục khóa luận ..................................................................................................... 6

NỘI DUNG ................................................................................................................ 7

CHƯƠNG 1 LAM VỸ TRONG DÒNG Ý THỨC NỮ QUYỀN CỦA TIỂU

THUYẾT NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .............................................................. 7

1.1. Khái quát lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền ............................. 7

1.1.1. Nữ quyền và lý thuyết nữ quyền ...................................................................... 7

1.1.1.1. Nữ quyền ....................................................................................................... 7

1.1.1.2. Lý thuyết nữ quyền ....................................................................................... 8

1.1.2. Phê bình văn học nữ quyền ............................................................................ 10

1.2. Đỗ Hoàng Diệu và tiểu thuyết Lam Vỹ ............................................................. 18

1.2.1. Đỗ Hoàng Diệu – hiện tượng “nổi loạn” của Văn học Việt Nam đương đại. 18

1.2.1.1. Con đường văn chương của Đỗ Hoàng Diệu .............................................. 18

1.2.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Đỗ Hoàng Diệu ................................................ 19

1.2.2. Tiểu thuyết Lam Vỹ – cánh chim lạ trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại ..... 21

Tiểu kết .................................................................................................................... 22

CHƯƠNG 2 THIÊN TÍNH NỮ VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TIỂU

THUYẾT LAM VỸ ................................................................................................. 24

2.1. Từ thế giới người nữ đầy biến động… .............................................................. 24

2.1.1. Nhân vật nữ cùng nỗi đau thân phận .............................................................. 24

2.1.2. Nhân vật nữ với nỗi khát yêu và bi kịch tình yêu .......................................... 27

2.1.3. Nhân vật nữ và thiên chức làm mẹ ................................................................. 30

2.1.4. Nhân vật nữ cùng những ẩn ức tính dục không thể giãi bày.......................... 33

2.2. Đến ý thức nữ quyền ......................................................................................... 38

2.2.1. Sự tự nhận thức về bản thể nữ ........................................................................ 38

2.2.2. Bi kịch niềm tin đã mất .................................................................................. 42

2.2.3. Kháng cự chế độ nam quyền và xác lập vị thế nữ giới .................................. 44

Tiểu kết .................................................................................................................... 46

CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THIÊN TÍNH NỮ VÀ Ý THỨC NỮ

QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT LAM VỸ ....................................................... 48

3.1. Sự hoà kết giữa những người kể chuyện ........................................................... 48

3.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba ......................................................................... 48

3.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất ...................................................................... 53

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .......................................................................... 57

3.2.1. Khai thác thế giới tinh thần người nữ ............................................................ 57

3.2.2. Lý giải sự bất toàn của người nam ................................................................. 66

3.3. Giọng điệu nghệ thuật ....................................................................................... 69

3.3.1. Giọng yêu thương, nhẹ nhàng, tha thiết ......................................................... 69

3.3.2. Giọng xác quyết, mạnh mẽ ............................................................................ 72

3.3.3. Giọng châm biếm, giễu nhại .......................................................................... 75

3.3.4. Giọng triết lí, chiêm nghiệm .......................................................................... 78

Tiểu kết .................................................................................................................... 80

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 84

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Đến nay, tư tưởng nữ quyền và văn học nữ quyền trên toàn thế giới đã phát

triển không ngừng với nhiều giai đoạn khác nhau. Đây chính là sự nỗ lực giúp

người phụ nữ tìm lại tiếng nói và vị thế đã mất. Thông qua hệ tư tưởng ấy, người nữ

đã xác lập nên giá trị riêng, đấu tranh cho quyền bình đẳng và khẳng định quyền lợi

của giới mình. Từ việc được xem là yếu tố ngoại biên, văn học nữ quyền đã xây

dựng được vị thế vững chắc, trở thành một trong những vấn đề trung tâm, có sức

ảnh hưởng to lớn trong nền văn học thế giới. Cùng với văn học nữ quyền, phê bình

văn học nữ quyền cùng được hình thành nhằm tiếp cận thế giới do người nữ tạo nên

và khám phá vấn đề của nhân loại. Điều này đã góp phần mang lại thế cân bằng

giữa nam và nữ trong lĩnh vực phê bình văn học nói riêng và văn học nói chung.

1.2. Tiểu thuyết nữ Việt Nam từ sau Đổi mới 1986 đến nay đã có những bước tiến

vững chắc, nhận được sự ủng hộ, công nhận của giới nghiên cứu và độc giả. Đặc

biệt, trong dòng chảy văn học nữ quyền, tiểu thuyết nữ là một dòng riêng mang đậm

cảm thức nữ giới với các cây bút nổi bật như: Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Phạm Thị

Hoài, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê, … Tiểu

thuyết nữ đã xác lập nên một lối viết nữ, diện mạo riêng đậm bản sắc phái tính.

Kháng cự lại tình trạng mất tiếng nói, tiểu thuyết nữ với ý thức nữ quyền đã mang

đến những quan niệm về con người và cuộc đời từ góc nhìn người nữ, khiến văn

học Việt thực sự “mang gương mặt nữ” (chữ dùng của Bùi Việt Thắng).

1.3. Đỗ Hoàng Diệu là cái tên không thể thiếu khi nhắc đến văn học nữ quyền Việt

Nam nói chung và tiểu thuyết nữ quyền Việt Nam nói riêng. Bằng giọng văn mạnh

mẽ, quyết liệt cùng ngôn ngữ mới mẻ, sáng tác của nhà văn này đã trở thành một

hiện tượng lạ trong làng văn Việt. Người phụ nữ trong văn Đỗ Hoàng Diệu luôn

mang thân phận bị ghìm chặt bởi hai tiếng “đàn bà”. Viết về giới mình, nhà văn đã

thể hiện thái độ xót thương, trân trọng, đồng thời luôn khẳng định giá trị và sự bình

đẳng của người nữ trong thế tương quan với người nam. Trang viết của Đỗ Hoàng

Diệu vì thế thấm đẫm tư tưởng nhân văn và ý thức nữ quyền.

1.4. Năm 2016, Đỗ Hoàng Diệu trở lại văn đàn Việt với tiểu thuyết đầy ma mị -

Lam Vỹ. Trong thế giới tăm tối, Lam Vỹ là cánh chim cô độc với vết thương không

2

ngừng rỉ máu nhưng cũng rất mạnh mẽ, độc lập giữa bầu trời giông bão. Màu sắc nữ

quyền trong tác phẩm này cũng được nhà văn sử dụng khéo léo, hợp lí cùng lối viết

nữ độc đáo. Có thể khẳng định, Lam Vỹ chính là tác phẩm khẳng định sự tự hoàn

thiện của Đỗ Hoàng Diệu cả về bút lực lẫn tư tưởng nghệ thuật.

Chọn đề tài Lam Vỹ của Đỗ Hoàng Diệu từ góc nhìn phê bình văn học nữ

quyền, chúng tôi mong muốn góp phần nghiên cứu và vận dụng tri thức về phê bình

văn học nữ quyền vào tiếp nhận tác phẩm văn học, đặc biệt là tiểu thuyết. Trên nền

tảng của những người đi trước, chúng tôi mong muốn tiếp cận tiểu thuyết Lam Vỹ

thông qua phê bình văn học nữ quyền nhằm phát hiện giá trị, đặc điểm nữ quyền

trong tác phẩm này cũng như khẳng định tài năng cùng lối viết nữ riêng biệt của Đỗ

Hoàng Diệu. Từ đó khẳng định đóng góp của Đỗ Hoàng Diệu và tiểu thuyết Lam Vỹ

đối với văn học nữ quyền nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Đồng thời,

khóa luận này cũng trang bị thêm kiến thức về nữ quyền, văn học nữ quyền, phê

bình văn học nữ quyền và rèn luyện, củng cố kỹ năng nghiên cứu khoa học để

chúng tôi hướng đến những nghiên cứu trong tương lai.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Tuy không sáng tác nên nhiều tác phẩm nhưng Đỗ Hoàng Diệu vẫn nhận được

sự quan tâm nồng nhiệt của giới nghiên cứu và bạn đọc Việt Nam. Đặc biệt, vào

năm 2005, Đỗ Hoàng Diệu cho ra mắt truyện ngắn Bóng đè – một hiện tượng mới lạ

trong văn học Việt Nam đương đại. Cái tên Đỗ Hoàng Diệu từ đấy cũng được nhắc

đến nhiều hơn và đứng trong hàng ngũ những cây bút nữ Việt Nam đương đại nổi

bật. Đến năm 2016, Đỗ Hoàng Diệu, sau khoảng thời gian vắng bóng trên văn đàn,

đã trở lại với Lam Vỹ. Tiểu thuyết này cũng nhận được sự quan tâm của giới chuyên

môn và ít nhiều ý kiến trái chiều từ người đọc.

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến dành sự đánh giá cao cho tiểu thuyết Lam Vỹ khi

khẳng định rằng tiểu thuyết này cho thấy sự phát triển trong phong cách Đỗ Hoàng

Diệu sau hơn mười năm. Với ông, ngôn ngữ trong tác phẩm này tràn ra từ vô thức,

“bóng tối trong tâm hồn, tâm thức… không chỉ của tác giả mà của cả một thời đại”

[Dẫn theo 47]. Phạm Ngọc Tiến cũng đưa ra những cảm nhận về tiểu thuyết: “Quá

nhiều vấn đề trong cuốn sách tưởng chỉ là những quẫy đạp đi tìm hạnh phúc của

một người phụ nữ thông qua những cuộc tình. Đó là cuộc chiến của đạo đức, giáo

lý, tôn giáo là lối sống đủ mọi khía cạnh của thời hiện đại” [Dẫn theo 47]. Nhà văn

3

cho rằng Đỗ Hoàng Diệu đã xây dựng nên một không gian đan xen thực và ảo bị

giới hạn bởi thời gian, đạo đức, luân lý. Đồng thời khẳng định Lam Vỹ ngập trong

nỗi buồn.

Đồng tình với đánh giá của nhà văn Phạm Ngọc Tiến, biên tập viên Diệu Thủy

nhận xét: “Lam Vỹ vẫn tiếp tục lối viết ma mị của Bóng đè. Đỗ Hoàng Diệu là

người có khả năng viết rất hay về bóng tối, có khả năng thuyết phục người đọc về

tính chất quyến rũ của bóng tối” [Dẫn theo 48]. Diệu Thủy cho rằng, chính bóng tối

trong Lam Vỹ đã đưa người đọc lần về quá khứ, khám phá văn hóa và nhận diện

chiều sâu tâm hồn con người.

Trái với quan điểm của Phạm Ngọc Tiến, Nhà văn Nguyễn Trương Quý cho

rằng tiểu thuyết này “có độ tươi tắn của một người hiểu đời, rất sinh động” [Dẫn

theo 48]. Trương Quý tìm thấy trong Lam Vỹ một giọng văn đa thanh và giễu nhại

cùng màu sắc huyền thoại thông qua hình tượng nhân vật Thơ. “Sở trường của Diệu

trong cuốn sách được bộc lộ, Diệu thực sự nhìn nhận ra xa bối cảnh văn hóa của

nhân vật gốc, nhìn thấy những điều níu kéo, giữ chân của nhân vật trong bối cảnh,

như con chim mãi không bay được, cho đến tận cái kết. Một cách thể hiện giá trị

kép của những người sống trong hai nền văn hóa như Diệu” [Dẫn theo 48]. Với

Trương Quý, Lam Vỹ là tác phẩm đưa người đọc đến với câu chuyện của người nữ,

giúp bạn đọc thấu hiểu về thân phận và giá trị của họ.

Dương Tường cho rằng sự trở lại của Lam Vỹ chính là “sự trỗi dậy bản ngã

viết văn” [Dẫn theo 48] của Đỗ Hoàng Diệu. Dịch giả khẳng định tiểu thuyết Lam

Vỹ là cuốn tiểu thuyết thành công trong đời văn của nữ nhà văn này.

Theo nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Lam Vỹ tạo nên sự nhất quán

trong các sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu. Phạm Xuân Nguyên đã chỉ ra xung đột

chính trong tiểu thuyết Lam Vỹ là xung đột của nhóm người yếu thế - những người

nữ bị mất tiếng nói và địa vị - với quyền lực số đông - người nam cùng những

khuôn phép kìm hãm sự tự do của người phụ nữ.

Đậu Thị Thương cũng đã để lại những suy nghĩ khi Đọc tiểu thuyết Lam Vỹ

của Đỗ Hoàng Diệu. Đậu Thị Thương đi vào phân tích ngôn ngữ nghệ thuật trong

tiểu thuyết và nhận xét đây là “ngôn ngữ của dòng tâm thức kì dị. Thứ ngôn ngữ của

một tâm hồn vốn thống khoái và sầu mộng của chính nhân vật Lam Vỹ đã ở vào

ngòi bút nhà văn” [64]. Tác giả đã chỉ ra những câu văn dài hơi trong Lam Vỹ bắt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!