Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Làm thế nào để triển khai quá trình tự đánh giá một cách hiệu quả - một số kinh nghiệm từ Đại học Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phạm Văn Hùng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 3 - 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 3
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRIỂN KHAI QUÁ TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ MỘT CÁCH HIỆU
QUẢ - MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Phạm Văn Hùng*
, Nguyễn Thị Thu Hương
Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Từ năm 2004 trở lại đây, hoạt động tự đánh giá trong nhà trường được triển khai hết sức rộng rãi
tại các trường đại học, cao đẳng và trung học trong cả nước. Tại Đại học Thái Nguyên, hoạt động
này đã được thực hiện ở tất cả các đơn vị thành viên và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Bài viết này xin đưa ra một số kinh nghiệm của Đại học Thái Nguyên trong quá trình triển khai
công tác tự đánh giá để hoạt động này được tổ chức một cách hiệu quả.
Từ khóa: tự đánh giá, kiểm định chất lượng, đảm bảo chất lượng.
MỞ ĐẦU
Tự đánh giá (TĐG) là một khâu quan trọng
trong kiểm định chất lượng trường đại học
hay kiểm định chương trình đào tạo. Đó là
quá trình cơ sở đào tạo căn cứ vào các tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng để tiến hành tự
xem xét, phân tích và đánh giá thực trạng chất
lượng và hiệu quả các hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học, quản lý v.v… của mình
từ đó có các biện pháp để điều chỉnh các
nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt
được các mục tiêu đề ra và hoàn thành chức
năng và nhiệm vụ của cơ sở đối với xã hội và
cộng đồng (Nguyễn Đức Chính, Nguyễn
Phương Nga, Lê Đức Ngọc, 2002) [6]. Tại
Việt Nam, từ năm 2004 khi Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Bộ tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng tạm thời [1] (Bộ tiêu chuẩn
KĐCL) trường đại học gồm 10 tiêu chuẩn và
53 tiêu chí đánh giá về thực trạng chất lượng
và hiệu quả các hoạt động của trường bao
gồm công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu
khoa học, kế hoạch tài chính, tổ chức cán bộ,
quan hệ quốc tế, công tác sinh viên và các
công tác liên quan khác và đến năm 2007 Bộ
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại
học gồm 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí [2], các
trường đại học đã triển khai công tác tự đánh
giá tại đơn vị mình. Đại học Thái Nguyên là
một trong 14 đại học trọng điểm của cả nước.
Tel: 0912 549 099, Email: [email protected]
Từ năm 2004 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT, Đại học Thái Nguyên đã triển khai
công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục.
Hoạt động tự đánh giá; viết báo cáo tự đánh
giá và triển khai các hoạt động cải thiện chất
lượng sau đánh giá ở Đại học Thái Nguyên từ
năm 2005 đến nay đã có những hiệu quả nhất
định nhằm đánh giá một cách khách quan
thực trạng chất lượng giáo dục, làm cơ sở cho
sự đánh giá của các cơ quan chức năng cấp
trên và tìm phương hướng, giải pháp để nâng
cao chất lượng giáo dục ở Đại học Thái
Nguyên thời gian tới. Bài viết này đề cập một
số kinh nghiệm rút ra từ quá trình triển khai
công tác TĐG tại Đại học với mục đích giúp
các đơn vị chuẩn bị tự đánh giá có thể thực
hiện hoạt động này một cách hiệu quả thông
qua sáu bước từ giai đoạn ý tưởng, xác định
mục tiêu, thiết kế, chuẩn bị, triển khai và các
hoạt động sau TĐG.
KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
Giai đoạn 1: Các ý tưởng
Trong giai đoạn này, nhà trường cần xác định
các yếu tố chính sau :
(1) Xác định người chịu trách nhiệm về quá
trình tự đánh giá và những người tham gia
triển khai quá trình này. Thông thường, hiệu
trưởng nhà trường hoặc trưởng khoa là những
người sẽ ký chịu trách nhiệm về toàn bộ quá
trình tự đánh giá – việc này được thể hiện qua