Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1997 – 2005
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 29 - 33
29
LÀM RÕ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN
VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1997 – 2005
Nguyễn Minh Tuấn*
, Lê Văn Hiếu
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản cho xã hội mà không ngành kinh
tế nào có thể thay thế được. Do vậy, sự ổn định và phát triển của nông nghiệp là điều kiện để thực
hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nền kinh tế [1]. Trải qua 8 năm (1997 –
2005), kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều biến đổi tích cực, nó chứng tỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ.
Từ khóa: Nông nghiệp; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
MỞ ĐẦU*
Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa
vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng
đồng bằng Bắc bộ, là địa phương có nhiều
tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên
là 354.655 ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên
cả nước, trong đó đất nông nghiệp là
80.883,91 ha, chiếm 22,67% đất tự nhiên. Đất
đai ở đây rất phù hợp với trồng cây công
nghiệp nhất là cây chè, cộng với khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nguồn tài nguyên nước phong
phú từ sông Cầu, sông Công [6,tr.14], đó là
những điều kiện thuận lợi để kinh tế nông
nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát triển theo
hướng hiện đại.
NỘI DUNG
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, xu thế
CNH, HĐH nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết
để phát triển đất nước. Trong đó CNH, HĐH
nông nghiệp là vấn đề không thể thiếu đối với
nước ta. Vì vậy, từ sau Đại hội VI (12/1986)
Đảng luôn xác định: Bảo đảm cho nông, lâm,
ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu.
Trước khi tái lập (1997) Thái Nguyên cơ bản
vẫn là một tỉnh nông nghiệp lạc hậu. Vốn đầu
tư cho nông nghiệp thấp, dẫn tới cơ sở vật
chất chưa đồng bộ và thiếu quy hoạch, mức
độ cơ giới hóa trong nông nghiệp rất thấp, tỷ
lệ diện tích đất được làm bằng máy đạt 20%,
* Tel: 01234 865145, Email: [email protected]
trong khâu thu hoạch đạt 15%, chăn nuôi là
5%, cho nên không đáp ứng được nhu cầu
phát triển.
Đứng trước thực trạng trên, muốn đưa nông
nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa lớn thì cần phải tiến hành CNH, HĐH
nông nghiệp. Sau một thời gian dài sáp nhập
với Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, ngày
22/12/1996, Bộ Chính trị ra quyết định số
131/QĐNS/TW về việc “Kết thúc hoạt động
của Đảng bộ và Tỉnh ủy Bắc Thái, đồng thời
thành lập Đảng bộ Thái Nguyên”. Quyết định
này có hiệu lực từ ngày 1/1/1997. Từ đó, dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các
dân tộc tỉnh Thái Nguyên bước vào thời kì
mới: thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH. Trong đó
CNH, HĐH nông nghiệp là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu.
CNH, HĐH nông nghiệp hiểu một cách tổng
quát theo tinh thần của Hội nghị lần thứ năm
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX)
là: “Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị
trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa,
thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa
học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh
học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện
đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị
trường” [5, tr. 92].