Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lạm phát và giảm phát là những vấn đề phức tạp cả về nhận thức lý luận và xử lý thực tiễn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TIỂU LUẬN:
Lạm phát và giảm phát là những
vấn đề phức tạp cả về nhận thức
lý luận và xử lý thực tiễn
Lời nói đầu
Lạm phát là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỷ 20, là
hiện tượng vốn có của các nền kinh tế sử dụng tiền tệ và là một hiện tượng phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới . Nó tồn tại ở cả những nước phát triển và chậm phát triển , cả
trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng , suy thoái lẫn trong thời kỳ hưng thịnh .Lạm phát ở
một mức độ nhất định có thể là một biện pháp phát triển kinh tế , làm tăng nhu cầu ,
thúc đẩy các hướng đầu tư có lợi. Song khhi lạm phát vượt qua một thời hạn nhất định
thì nó trở thành một căn bệnh gây nhiều tai hại cho phát triển kinh tế xã hội . Suy thoái
kinh tế , thất nghiệp và lạm phát là những hiện tượng xuất hiện thường xuyên trong
nền kinh tế toàn cầu . Và do vậy kiềm chế lạm phát , ngăn chặn suy thoái , thất nghiệp
luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học cũng như trong thực tiễn điều
hành quản lý vĩ mô của mọi chính phủ .
Trong khi thế kỷ 19 được đánh dấu là không có lạm phát bởi giá cả tương đối
ổn định thì những năm sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là quá trình gia tăng
lạm phát với qui mô lớn . Việt Nam đã trải qua thời kỳ lạm phát cao kéo dài với những
ảnh hưởng nặng nề suốt thập kỷ 80 , được coi là hậu quả tất yếu của cơ chế quản lý
kinh tế thiếu hiệu quả và tình trạng bao cấp tràn lan của thời kỳ chiến tranh . Mặc dù
lạm phát đã được kiềm chế ở mức một con số trong những năm 90 nhưng sự bất ổn
của nó cùng với tình trạng giảm phát liên tục trong những năm gần đây đang đặt ra
những vấn đề cho các nhà làm chính sách .
Lạm phát và giảm phát là những vấn đề hết sức phức tạp cả về nhận thức lý
luận và xử lý thực tiễn . Những vấn đề mà đề án đề cập đến sẽ không tránh khỏi những
vướng mắc sai sót . Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy để hoàn thiện
thêm đề án của mình .
Chương i
Những vấn đề cơ bản về lạm phát
I . Khái niệm và cách phân loại lạm phát
1. Khái niệm
Lạm phát là hiện tượng vốn có của một nền kinh tế sử dụng tiền tệ , và là một
hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới . Nó tồn tại ở cả những nước
phát triển và chậm phát triển , cả trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng , suy thoái hay
hưng thịnh . Các định nghĩa lạm phát đưa ra thường được tiếp cận từ hai khía cạnh chủ
yếu : Thứ nhất là các định nghĩa xuất phát từ việc xem xét các nguyên nhân của lạm
phát , chẳng hạn như : “lạm phát là tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn năng suất
lao động “. Với định nghĩa này thì chủ yếu là giải thích về nguyên nhân của lạm phát
hơn là một định nghĩa về lạm phát . Cách tiếp cận thứ hai khá phổ biến hiện nay là ,
tập trung vào những ảnh hưởng của lạm phát :Lạm phát là mức giá cả chung tăng lên .
Sự tăng lên của mức giá làm giảm giá trị tiền tệ được đo bằng sức mua đối nội của nó .
Mức biến động giá cả khác nhau giữa các nước sẽ chuyền ảnh hưởng đến tỉ giá ngoại
tệ và làm giamr sức mua đối ngoại của đồng tiền . Đối nghịch với lạm phát là giảm
phát ,đó là khi giá cả chung có xu hướng giảm xuống . Cả hai hiện tượng đều có thể
gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế , xã hội .
Sự tăng giá mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của lạm phát . Bản chất của
lạm phát được thể hiện ở tính chất của sự tăng giá đó là sự tăng giá với tốc độ cao và
kéo dài hay chỉ là tạm thôi . Một sự tăng giá tạm thời có thể xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau , nhưng chỉ có sự tăng lên của tiền tệ mới dẫn đén sự tăng giá kéo dài
và với tốc độ cao . Như vậy tỉ lệ lạm phát thực sự phản ánh tình hình tăng tiền trong
lưu thông .
2. xác định lạm phát
Đã đành lạm phát là sự tăng giá hàng hoá ở mọi mặt hàng . Thế nhưng có ba
điều kiện cơ bản để xác định nó một cách chính thức :
Để biết được tình trạng tăng giá , người ta phải so sánh giá cả hàng hoá giữa thời
điểm này với thời điểm khác làm mốc. Nếu trong khoảng giữa hai thời điểm , giá
mà tăng thì đó là lạm phát . Nếu gọi P1 ,P0 lần lượt là giá cả của hàng hoá ở thời
điểm t1, t0 thì phần tăng giá sẽ bằng : P1-P0.
Trong một nền kinh tế có nhiều loại hàng hoá khác nhau , sự thay đổi giá cả cũng
không đều nhau ,có một số mặt hàng tăng nhanh , một số khác tăng chậm , thậm
chí có mặt hàng giảm giá ,nên để đo lường sự thay đổi giá , người ta buộc hải sử
dụng giá cả bình quân của cả nước . Có 3 loại chỉ số giá :
Giá cả hàng tiêu dùng bình quân –CPIGiá cả hàng sản suất bình quân –PPIGiá cả bán lẻ bình quân –RPIChỉ số giá cả hàng tiêu dùng bình quân đo lường mức giá bình quân của một nhóm
hàng hoá và dịch vụ cần cho tiêu dùng của các hộ gia đình . Vào đầu kỳ tính CPI các
số liệu được thu thập , sau đó được tính bằng cách so sánh giá trị hiện tại và giá trị gốc
của nó . Lạm phát thường được đo bằng chỉ số phần trăm
Tỉ lệ lạm phát = (p1-p0)/po*100%
3. Phân loại lạm phát
Việc nghiên cứu các loại lạm phát , giúp chúng ta hình dung rõ
những đặc điểm của từng loại lạm phát cũng như ảnh hưởng tiềm năng của chúng từ
đó có các giải pháp kiềm chế lạm phát thích hợp .
Lạm phát vừa phải : Xảy ra khi tốc độ tăng giá chậm , ở mức một con số. Hiện ở
phần lớn các nước phát triển , lạm phát được duy trì ở mức vừa phải , tỉ lệ cụ thể
bao nhiêu là tuỳ thuộc vào tình trạng phát triển của nền kinh tế và mục tiêu chính