Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lạm phát - nguyên nhân gây bất ổn nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
349.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1087

Lạm phát - nguyên nhân gây bất ổn nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

LẠM PHÁT - NGUYÊN NHÂN GÂY BẤT ỔN NỀN KINH TẾ VĨ MÔ

CỦA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Hằng*

, Lê Tiến Dũng

Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên,

Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Ngày nay, lạm phát đang tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt

Nam. Lạm phát được ví như “con dao hai lưỡi”, vừa có lợi lại vừa có hại. Song mặt lợi thì

rất ít, chủ yếu các nước đón nhận lạm phát với một tư thế gò bó không mong muốn. Bởi

vì lạm phát có thể làm các hoạt động kinh tế sẽ bị tê liệt. Mặt khác, nó còn gây bất ổn

nền kinh tế vĩ mô, hoạt động đầu tư bị chững lại, làm méo mó qúa trình phân bố nguồn

lực. Vì thế, lạm phát được xem như một loại thuế đánh vào nền kinh tế. Theo lẽ thông

thường thì tỉ lệ lạm phát nếu giữ được ở mức thấp hơn tỉ lệ phát triển kinh tế thì là điều

tốt. Do đó, các quốc gia đang ở giai đoạn kinh tế cất cánh thì có thể chấp nhận một tỉ lệ

lạm phát cao hơn các quốc gia đã phát triển. Tình trạng lạm phát có thể coi là căn bệnh

kinh niên kéo dài, đeo đẳng nền kinh tế nước ta. Vì vậy, kiềm chế lạm phát luôn là một

bài toán khó đặt ra cho các nhà lãnh đạo mà quá trình giải nó dài hay ngắn là tuỳ thuộc

vào trí tuệ mỗi người.

Từ khoá: Lạm phát, kinh tế vĩ mô, con dao hai lưỡi, bàn tay vô hình, bàn tay hữu hình.

Ngày nay, lạm phát không chỉ là nguy cơ

đối với Việt Nam mà còn là mối đeo

đẳng đến toàn châu Á, gây đau đầu các

cường quốc lớn như Mỹ, Nga, Trung

Quốc, Hàn Quốc… Vì vậy, nghiên cứu

lạm phát để tìm cách kiềm chế nó trong

tầm kiểm soát là bài toán nan giải của

nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Khái niệm về lạm phát

Trước hết, lạm phát là sự tăng lên theo

thời gian mức giá trung bình của hàng

hóa và dịch vụ so với thời điểm trước đó.

Tình trạng lạm phát được đánh giá bằng

cách so sánh giá cả của một loại hàng

hóa vào hai thời điểm khác nhau với giả

thiết chất lượng không thay đổi. Khi hàng

hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với

 Nguyễn Thị Hằng, Tel: 0987 118 623,

Eemail: [email protected]

sức mua của đồng tiền giảm đi, và cùng

một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể

mua được số lượng hàng hóa ít hơn so

với năm trước. Khi xác định nền kinh tế

có lạm phát hay không, người ta quan

tâm đến sự tăng giá chung chứ không

phải sự giao động đột ngột của mức giá

chung. Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ

số giá chung của giá cả, đó là chỉ số giá

tiêu dùng CPI.

Chỉ số lạm phát của một thời kỳ được tính

bằng:

Chỉ số CPI sẽ thể hiện sự biến động của

chi phí sinh hoạt, sự thay đổi của mức

giá chính là lạm phát.

Tình hình lạm phát ở Việt Nam

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!