Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Làm giàu nhờ Nhím
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
23 Tạp chí chăn nuôi số 9 – 09
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Làm giàu nhờ... nhím
Mai Lan*
Từ khi sinh chỉ nặng khoảng 100 g lúc trưởng
thành mất 8-10 tháng, nhím đạt trọng lượng 8-10
kg/con. Lúc đó, chúng bắt đầu sinh sản. Nhím
mẹ sau khi đẻ 3 ngày là chịu đực và phối giống
cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Chỉ cho tôi xem
con nhím bạch, vừa được tạo giống thành công ở
trại, một loại “hàng độc” trên thị trường hiện
nay, ông Tuân hào hứng: “Vậy là có thể tách ra
nhân đàn nhím mới. Cứ theo những nguyên tắc
này thực hiện thì nuôi nhím có thể làm giàu...”.*
Hiện có rất nhiều người muốn lập chuồng nuôi
nhím. Tôi không có ý định này, nhưng sau
chuyến đi thực tế, bây giờ cứ bước vào quán thì
tôi phải kêu ngay... thịt nhím, bởi thịt của con
vật gai góc này có sức hút lạ kỳ
Chả riêng gì dân nhậu, mà hiện nay quý bà, quý
cô mỗi khi vào quán ăn cũng thường khoái khẩu
với món thịt nhím. Thịt nhím nhiều nạc, ít mỡ,
là món ăn đặc sản vừa thơm ngon vừa có giá trị
dinh dưỡng cao. Đã vậy, nếu kêu thêm một vài
xị rượu bao tử nhím uống kèm thì bảo đảm...
quên cả lối về. Hồi trước, tôi cứ ngỡ nhím được
bắt từ ở tận trong rừng nhưng hỏi lại thì hóa ra,
các chú nhím nhà ta được nuôi “vòng vòng”
trong TP.
Nuôi nhím, khó mà dễ
Một trong những trại nhím đầu tiên ở TP, là trại
của ông Phạm Ngọc Tuân, ở ấp Bến Đình, xã
Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Ông Tuân bắt đầu
nuôi nhím cách đây 16 năm. Từ hai cặp nhím
ban đầu, đến nay trại nhím của ông đã có trên 80
con cùng một đàn nhím mới nở, trị giá vài trăm
triệu đồng.
* Hội Chăn nuôi Việt Nam.
Vốn là bộ đội về hưu, vợ chồng ông Tuân về Củ
Chi lập trang trại với ý định nuôi cá, nuôi trăn,
đà điểu không hề có ý tưởng nuôi con vật có bề
ngoài “xù xì, dữ dằn” này. Cuối năm 1988, tình
cờ đọc được một tài liệu giới thiệu về phương
pháp nuôi và hiệu quả kinh tế của nhím. “Máu”
nghề nghiệp nổi lên, ông lặn lội khắp nơi “sưu
tầm” được hai cặp nhím đầu tiên của những
người đồng đội cũ đang làm việc bên ngành lâm
sản đem về nuôi thử nghiệm. Không ngờ, hai
cặp nhím nhanh chóng thích nghi được môi
trường mới và lớn nhanh như thổi. Hiện nay
trang trại của gia đình ông đã trở thành một
trong đầu mối quan trọng cung cấp nhím giống
cho toàn TP.
Tôi theo ông ra trại nhím được rào cẩn thận bằng
lưới B40. Những chú nhím đực mỏ dài, đầu
nhọn, thân hình thon dài đang đứng ve vẩy cạnh
các cô nàng nhím có mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân
hình quả trám. Ông Tuân giải thích: “Nhím đực
tính tình hung dữ, hay xù lông, vừa cắn vừa
đánh lông để tấn công đối thủ là những chàng
nhím khác. Tuy vậy, nó rất “ga lăng” với các
nàng... Nhím vốn sống trong rừng sâu, ở hang
thường ngủ ngày, ăn đêm nên ít bệnh. Người
nuôi chỉ phải đề phòng các bệnh thông thường
như bệnh ký sinh trùng ngoài da và bệnh đường
ruột. Người nuôi nhím phải bảo đảm được
nguồn thức ăn đa dạng như các loại rễ cây, mầm
cây, rau củ, quả... Đồng thời, chuồng nuôi phải
nửa sáng nửa tối, tránh mưa tạt và nắng nóng,
bảo đảm khô ráo là được.
Không kịp theo “đơn” đặt hàng
Bình quân, thịt nhím hiện nay được bán ở các
trại giá gần 150.000 đồng/kg. Nhưng do nhu cầu
nuôi và “thưởng thức” thịt nhím quá lớn mà
nguồn cung cấp lại không đủ nên nhiều trại chủ
yếu chỉ bán nhím giống chứ không bán thịt. Trại