Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lãi suất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lãi suất: Ôn cố tri tân
Chuyên đề: Nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí số: Tạp chí Số 17 (Số 433)
Năm xuất bản: 2008
Lãi suất là một trong những công cụ tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia. Việc sử
dụng lãi suất như thế nào trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ
của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế, mà còn của cả xã hội. Để có thể phát huy tốt công cụ
quản lý này, sẽ không thừa khi nhìn lại những kinh nghiệm trong quá khứ.
Từ “Cơ chế lãi suất thỏa thuận”…
Năm 2002, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã sử dụng “cơ chế lãi suất thoả thuận”. Theo đó, mức lãi
suất huy động vốn và cho vay dựa trên nguyên tắc “thoả thuận” giữa ngân hàng và khách hàng. Lúc
bấy giờ, trong giới chuyên môn cũng có nhiều ý kiến băn khoăn về sự ra đời “sớm” của cơ chế này,
vì kinh tế - xã hội Việt Nam còn nhiều yếu tố cản trở tính hiệu quả của nó; đặc biệt là còn có sự khác
biệt không nhỏ giữa các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo
(nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao, thường bị thua lỗ...). Ngoài ra, lúc bấy giờ
kinh tế nước ta vẫn đang là một nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ do còn những bất hợp lý, thiếu
đồng bộ trong hệ thống pháp luật; sự pha trộn, đan xen giữa 2 cung cách làm ăn cũ và mới vẫn là
những trở lực rất lớn cho tính năng động sáng tạo của người lao động trong các cơ quan quản lý nhà
nước cũng như trong các doanh nghiệp.
Những băn khoăn về sự ra đời “sớm” của cơ chế lãi suất thoả thuận như đã nói trên là có cơ sở thực
tế. Đây cũng chính là nguyên nhân mà, sau khi có cơ chế lãi suất thoả thuận ra đời thì chỉ số hàng hoádịch vụ tiêu dùng liên tục tăng lên, làm cho lạm phát tiền tệ của Việt Nam ngày càng một nặng nề thêm.
Năm 1999, mức lạm phát chỉ là 0,1%; 2 năm sau đó mức lạm phát đều âm (2000: -0,6%; 2001: -0,2%);
nhưng sang năm 2002, con số này đã là 4% và đến năm 2004 là 8,4%.
Cơ chế lãi suất thoả thuận cũng đã trở thành cơ sở cho sự xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau trong
việc sử dụng lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong những năm sau
đó; đặc biệt là từ năm 2004.
Từ năm 2004, nhiều ngân hàng thương mại đã sử dụng lãi suất với tư cách là một trong những công
cụ chủ yếu để cạnh tranh, để thu hút vốn và cho vay, để nâng thị phần hoạt động, để phát triển quy mô
hoạt động của mình. Với mục đích đó, chính sách lãi suất của một số ngân hàng thương mại lúc bấy
giờ được xây dựng trên nguyên tắc “tín hiệu thị trường”. Điều này có nghĩa là, sự tăng giảm lãi suất
huy động vốn và cho vay hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của quan hệ cung - cầu trên thị trường.
Tại những nước công nghiệp hàng đầu thế giới, có hàng mấy trăm năm kinh tế thị trường, trong khi
thực hiện tự do hoá lãi suất, các nhà chức trách của đất nước vẫn có những can thiệp cần thiết khi
xuất hiện những dấu hiệu bất thường trong biến động của lãi suất có thể gây hại cho hoạt động kinh
doanh và đời sống của dân chúng. Chính vì vậy, nếu cho rằng, đã là kinh tế thị trường thì mọi hoạt
động kinh tế đều được thực hiện theo những nguyên tắc hoàn toàn tự do thì tình trạng “mạnh ai nấy
sống”, cạnh tranh theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé” sẽ là “hiểm hoạ” cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Cần nhấn mạnh rằng, sự ra đời của “cơ chế lãi suất thoả thuận” năm 2002 chính là sự khởi đầu cho
trào lưu đòi phải thực hiện tự do hoá lãi suất, tự do hoá tỷ giá hối đoái. Tự do hoá nói ở đây chính là
việc không muốn có một sự can thiệp, một sự kiểm soát nào từ phía các nhà chức trách. Tức là Nhà
nước thả nổi hoàn toàn giá cả; mọi biến động của giá cả cần phải để thị trường quyết định. Giới nhà
khoa học Việt Nam gọi đây là quan điểm của trường phái “cấp tiến”, muốn “đốt cháy” giai đoạn, “chạm