Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền theo bộ luật dân sự Việt Nam
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
962.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
836

Lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền theo bộ luật dân sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN XUÂN HÒA

LÃI CHẬM TRẢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN

THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÃI CHẬM TRẢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN

THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

Học viên: Đoàn Xuân Hòa

Lớp: Cao học Luật, khóa 1, Kon Tum

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của

cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Nguyễn Thị Bích

Ngọc. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là

trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.Tôi xin chịu trách

nhiệm về nghiên cứu của mình.

TÁC GIẢ

Đoàn Xuân Hòa

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

01 BLDS Bộ luật Dân sự

02 NHNN Ngân hàng Nhà nước

03 TAND Tòa án nhân dân

04 VKSND Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. LÃI CHẬM TRẢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN KHÔNG

CÓ LÃI THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM..................................................8

1.1. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền không có lãi........8

1.1.1. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền không có lãi và có

kỳ hạn....................................................................................................................8

1.1.2. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền không có lãi và

không có kỳ hạn..................................................................................................12

1.2. Mức lãi suất chậm trả...................................................................................13

1.2.1. Mức lãi suất chậm trả theo thỏa thuận ....................................................14

1.2.2. Mức lãi chậm trả theo luật định...............................................................16

1.3. Thời điểm tính lãi chậm trả .........................................................................18

1.3.1. Thời điểm bắt đầu tính lãi chậm trả.........................................................18

1.3.2. Thời điểm kết thúc tính lãi chậm trả ........................................................19

1.4. Khoản tiền dùng để tính lãi chậm trả .........................................................20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................23

CHƯƠNG 2. LÃI CHẬM TRẢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN CÓ LÃI

THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM...............................................................24

2.1. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền có lãi .................24

2.1.1. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền có lãi và có kỳ hạn ....

............................................................................................................................24

2.1.2. Căn cứ phát sinh lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền có lãi và không có

kỳ hạn..................................................................................................................32

2.2. Mức lãi suất chậm trả...................................................................................34

2.2.1. Mức lãi chậm trả theo thỏa thuận ............................................................34

2.2.2. Mức lãi chậm trả theo luật định...............................................................34

2.3. Thời điểm tính lãi chậm trả .........................................................................37

2.3.1. Thời điểm bắt đầu tính lãi chậm trả.........................................................37

2.3.2. Thời điểm kết thúc tính lãi chậm trả ........................................................38

2.4. Khoản tiền dùng để tính lãi chậm trả .........................................................39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................40

KẾT LUẬN..............................................................................................................41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao

tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả thì bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản

cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc

pháp luật có quy định1

. Nếu bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn2

.

Trong đời sống xã hội, nhu cầu cho vay tiền không thông qua tổ chức mà

pháp luật bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh cho vay tiền tệ (như Các tổ chức tín

dụng, Qũy tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính) diễn ra khá phổ biến, bỡi vì cách

thức vay tiền được thực hiện dễ dàng, chủ yếu dựa trên cơ sở tin tưởng, ít bị ràng

buộc về nghĩa vụ bảo đảm tài sản khi cho vay. Mục đích các bên trong quan hệ vay

tiền chủ yếu là để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, phục vụ nhu cầu tiêu dùng,

bên cạnh đó một số ít cho vay tiền để kiếm lời thông qua việc trả lãi để tăng thêm

giá trị đồng tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng vay tiền,

khi một hoặc các bên không thực hiện đúng các thỏa thuận đã giao kết nên xảy ra

tranh chấp. Để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng vay tiền thì Tòa án căn cứ vào

các quy định tại Điều 463, Điều 465, Điều 466, Điều 467, Điều 468, Điều 469, Điều

470 của Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết. Tùy thuộc vào loại hợp đồng vay

tiền không có lãi hoặc hợp đồng vay tiền có lãi mà khi bên vay tiền vi phạm nghĩa

vụ trả nợ thì bên vay phải trả nợ cho bên cho vay các khoản nợ sau: Trả nợ gốc và

trả nợ lãi chậm trả (đối với hợp đồng vay tiền không có lãi theo quy định tại khoản

4 Điều 466 BLDS năm 2015); trả nợ gốc, trả nợ lãi trong hạn, trả nợ lãi chậm trả và

trả nợ lãi quá hạn (đối với hợp đồng vay tiền có lãi theo quy định tại điểm a, b

khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015).

Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền

theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, nên tác giả chỉ nghiên cứu những nội dung liên quan

đến lãi chậm trả, còn các loại lãi khác (lãi trong hạn, lãi quá hạn) tác giả không

nghiên cứu. Mặc dù, Bộ luật Dân sự năm 2015 có những quy định mới so với các

Bộ luật Dân sự trước đây về nghĩa vụ trả lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền,

nhưng tác giả nhận thấy các quy định liên quan đến nội dung lãi chậm trả trong hợp

đồng vay tiền như: Căn cứ phát sinh, mức lãi suất, thời điểm tính lãi, số tiền dùng

1 Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015.

2 Khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015.

2

để tính lãi chậm trả chưa rõ ràng, còn nhiều bất cập, dẫn đến nhận thức và áp dụng

pháp luật không thống nhất. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả thấy rằng việc

nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về lãi chậm trả trong hợp

đồng vay tiền theo Bộ luật Dân sự Việt Nam là cần thiết, qua đó tìm ra những giải

pháp để kiến nghị sửa đổi, đề xuất, góp phần nhằm hoàn thiện pháp luật, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của các bên vay tiền và đảm bảo sự công bằng của xã

hội. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài:“Lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền theo

Bộ luật Dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học Luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền là một trong những nội dung quan

trọng trong chế định hợp đồng vay tài sản. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các

bài viết trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về quy định lãi trong hợp đồng

vay tài sản nói chung, nhưng chủ yếu phân tích, làm rõ một số khía cạnh về nghĩa

vụ trả lãi, mức lãi suất và chỉ ra các bất cập để kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

về hợp đồng vay tài sản nói chung. Trong đó có một số công trình nghiên cứu, các

bài viết có đề cập đến nghĩa vụ trả lãi trong hợp đồng vay tiền như:

Trường Đại học Luật Hà Nội, tập 2 (2009), Giáo trình luật Dân sự Việt Nam,

Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. Ở giáo trình này đã nêu được khái niệm

về hợp đồng vay tài sản, đặc điểm pháp lý, đối tượng, hình thức, quyền và nghĩa vụ

của các bên trong hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên giáo trình này chưa phân tích sâu

về các nội dung pháp lý liên quan về lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền, căn cứ

phát sinh, mức lãi suất chậm trả, chưa nêu được những bất cập của pháp luật và

vướng mắc trong thực tiễn áp dụng về lãi chậm trả. Đây là vấn đề mà học viên cần

bổ sung vào đề tài nghiên cứu của mình.

Nguyễn Xuân Quang - Lê Nết - Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự

Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh. Ở sách này các tác giả đã nêu được một số nội dung liên quan đến quyền và

nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản, hình thức của hợp đồng vay tài

sản, cách tính lãi của hợp đồng vay tài sản. Đây là những định hướng nghiên cứu

mà học viên có thể tham khảo, khai thác cho đề tài nghiên cứu của mình.

- Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận, (tập 2,

tái bản lần thứ 4),Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ở tài liệu này tác giả đã

sử dụng các bản án của Tòa án Việt Nam để bình luận, đối chiếu với các văn bản

3

quy phạm pháp luật, quan điểm của các tác giả và so sánh với các quy định của luật

nước ngoài về nội dung quy định nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dân sự, hợp đồng

thương mại để đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để sửa đổi pháp luật Việt Nam

cho phù hợp. Đây là những định hướng rất quan trọng để học viên khai thác, sử

dụng trong đề tài nghiên cứu của mình.

Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự

năm 2015, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội. Ở công trình

này, tác giả đã sử dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 để bình luận làm rõ những điểm

mới quy định về mức lãi suất, nghĩa vụ trả lãi do vi phạm nghĩa vụ trả nợ trong hợp

đồng vay tài sản so với Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích, làm

rõ những nội dung về nghĩa vụ trả lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền, tại sao Bộ

luật Dân sự năm 2015 có quy định nghĩa vụ trả lãi chậm trả trong hợp đồng vay tiền

có lãi nhưng Bộ luật Dân sự năm 2005 không có quy định. Đây là công trình có

nhiều điểm mới mà học viên có thể tham khảo để vận dụng và hoàn thiện cho đề tài

nghiên cứu của mình.

Trương Minh Tuấn (2009), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự, Nhà xuất bản

Lao động, Hà Nội. Ở công trình bày, tác giả đã phân tích một số quy định về lãi trong

hạn, lãi quá hạn, địa điểm trả nợ đối với hợp đồng vay tài sản và so sánh với quy định

trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, tác giả phân tích, so sánh ở góc độ nội dung của

từng điều luật mà chưa chỉ ra những bất cập, chưa phân tích quy định về lãi chậm trả

của hợp đồng vay tài sản và hợp đồng tín dụng. Đây công trình quan trọng để học

viên có thể tham khảo, khai thác bổ sung trong đề tài nghiên cứu của mình.

Vũ Hoàng Linh (2012), Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng

kinh doanh, thương mại, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí

Minh. Tác giả nghiên cứu ở góc độ về lãi do chậm thanh toán trong hoạt động kinh

doanh, thương mại và có so sánh với lãi chậm thanh toán trong hợp đồng vay tài sản,

nhưng chưa nghiên cứu, phân tích cụ thể quy định về nghĩa vụ trả lãi chậm trả trong

hợp đồng vay tiền theo Bộ luật dân sự. Đây là nội dung quan trọng mà học viên sẽ

tham khảo, sử dụng để so sánh và hoàn thiện cho đề tài nghiên cứu của mình.

Đinh Văn Sơn (2015), Lãi trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc

sỹ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã nghiên cứu về những

quy định về lãi trong một số hợp đồng dân sự, trong đó có hợp đồng vay tài sản,

nhưng chưa đi sâu nhưng nghiên cứu, phân tích những quy định về nghĩa vụ trả lãi

4

chậm trả trong hợp đồng vay tiền theo Bộ luật dân sự. Đây là nội dung quan trọng

mà học viên sẽ khai thác và phát triển trong đề tài nghiên cứu của mình.

Bài viết của tác giả Đỗ Văn Đại về “Lãi suất trần cho vay: Kinh nghiệm

nước ngoài và hướng sửa đổi Bộ luật Dân sự” đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập

pháp số 15/2010, tr. 23 - 33. Tác giả đã phân tích quy định lãi suất trần của luật

nước ngoài, qua đó so sánh với quy định lãi suất trần của luật Việt Nam và nêu thực

tiễn áp dụng pháp luật, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để sửa đổi Bộ luật

dân sự 2005 liên quan đến các nội dung này. Đây là bài viết rất có giá trị để học

viên tham khảo và hoàn thiện cho đề tài nghiên cứu của mình.

Bài viết của tác giả Đoàn Đức Lương về “Vướng mắc trong áp dụng pháp

luật về lãi suất trong hợp đồng vay tiền” đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số

20/2013, tr.22 - 24. Tác giả đã nêu các căn cứ pháp lý quy định về lãi trong hợp

đồng vay tài sản và so sánh với quy định lãi trong hợp đồng tín dụng, qua đó phát

hiện những bất cập trong thực tiễn xét xử của Tòa án về quy định về lãi suất, qua đó

nêu ra một số kiến nghị để sửa đổi quy định về lãi suất cơ bản trong hợp đồng vay

tài sản của Bộ luật dân sự 2005 mức lãi suất huy động do Ngân hàng Nhà nước

công bố. Đây là vấn đề mà học viên cần tham tham khảo, bổ sung cho đề tài nghiên

cứu của mình.

Bài viết của tác giả Tưởng Duy Lượng về “Có được thỏa thuận phạt nhiều lần

về một vi phạm, thỏa thuận lãi chồng lãi trong hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín

dụng không” đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 24/2014, tr.24 - 33. Tác giả đã

phân tích thực tiễn xét xử tại các bản án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản và tranh

chấp hợp đồng tín dụng, qua đó đối chiếu với các quy định của pháp luật quy định về

nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi, từ đó đưa ra một số nhận định, kiến nghị liên quan đến

nội dung hợp đồng có được thỏa thuận phạt nhiều lần về một vi phạm, thỏa thuận lãi

chồng lãi trong hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín dụng không. Đây là bài viết rất có

có ý nghĩa mà học viên sẽ sử dụng để hoàn thiện cho đề tài nghiên cứu của mình.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết chính nêu trên của các

tác giả đã đề cập đến các khía cạnh pháp lý về lãi, mức lãi suất và các nội dung

pháp lý liên quan đến nghĩa vụ trả lãi trong hợp đồng vay tài sản nói chung. Đã nêu

lên được một số bất cập của pháp luật, những vướng mắc khi áp dụng quy định về

nghĩa vụ trả lãi vào thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi quy định pháp

luật cho phù hợp. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, các bài viết ở trên chưa đi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!