Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lại bàn về tự do báo chí (kỳ 1)
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
486.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1455

Lại bàn về tự do báo chí (kỳ 1)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

16/8/2019 Tạp chí Cộng Sản - Lại bàn về tự do báo chí (Kỳ 1)

www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=55195&print=true 1/7

20/6/2019 6:0'

Ảnh minh họa - Nguồn: tuyengiao.vn

Lại bàn về tự do báo chí (Kỳ 1)

TCCS - Ngay từ khi báo chí ra đời, vấn đề tự do báo chí đã xuất hiện.

Và trong suốt lịch sử tồn tại, phát triển của báo chí, vấn đề tự do báo

chí luôn luôn đồng hành như hình với bóng, trở thành chủ đề trung

tâm của những cuộc tranh luận quyết liệt, không bao giờ dứt, thậm

chí là nguyên nhân của không biết bao nhiêu vụ, việc rắc rối, phức

tạp, kể cả tù đày và đổ máu.

Vậy tự do báo chí là gì? Vấn đề tự do báo chí được giải quyết như thế nào

ở thế giới và Việt Nam, trong lịch sử cũng như hiện tại? Thực chất của

những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ tình hình tự do báo chí của nước ta là gì? Trong loạt bài này, chúng tôi xin

được thêm một lần nữa trao đổi, ngõ hầu góp phần làm rõ phần nào những câu hỏi đó.

Lịch sử vấn đề tự do báo chí

Sự ra đời của báo chí là kết quả quá trình phát triển văn hóa của nhân loại, trong đó đặc biệt là những thành tựu về

kỹ thuật in ấn. Nhưng chính bối cảnh của cuộc cách mạng tư sản ở phương Tây và cùng với tiến trình công nghiệp

hóa, mở rộng thị trường mới là điều kiện, là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển và thể hiện sức mạnh của báo chí

với tính chất là một phương tiện truyền thông mới. Trong cuộc đấu tranh một mất, một còn giữa một bên là các thế

lực phong kiến, quý tộc bảo thủ và nhiều khi là cả sự sát cánh của các tăng lữ, với một bên là giai cấp tư sản đang

lên cùng với nhu cầu phát triển nền kinh tế hàng hóa, báo chí ngay lập tức trở thành một quyền lực xã hội đầy hấp

dẫn. Tuy nhiên, các nhà nước quân chủ lúc đó đã giành lấy báo chí, giữ lấy nó như một thứ vũ khí mạnh mẽ để bảo

vệ quyền lực của mình. Tự do báo chí ra đời trong bối cảnh đó và tất nhiên do chính giai cấp tư sản phát động. Ban

đầu, tự do báo chí được hiểu là quyền tự do in ấn và xuất bản các tờ báo mà giai cấp tư sản lúc đó đòi được chia sẻ

công bằng với nhà nước phong kiến bảo thủ đang nắm giữ độc quyền.

Một số nhà tư tưởng tư sản từng giải thích về tự do báo chí như tự do hàng hóa. Người ta có thể tự do sản xuất các

hàng hóa để đưa ra thị trường tiêu thụ thì cũng có thể tự do in ấn, xuất bản các tờ báo để bán cho người đọc. Người

dân đã biết chọn cho mình thứ hàng hóa tốt thì cũng có thể chọn cho mình những ý kiến hay, những tư tưởng tốt

trong báo chí tự do (Giôn Min-tơn 1608 - 1674, Giôn Xtu-át Min 1806 - 1873). Tuy nhiên, giới phong kiến quý tộc

và các nhà nước bảo thủ không hiểu như thế. Họ tìm mọi cách nắm lấy báo chí và biến báo chí thành một thứ công

cụ sắc bén, một thứ quyền lực mạnh mẽ để bảo vệ vị thế xã hội và các lợi ích của mình. Trong khi nhà nước phong

kiến sử dụng pháp luật và cả bạo lực để ngăn cản quyền tự do báo chí của giai cấp tư sản và nhân dân lao động thì

một bộ phận tôn giáo cũng đứng về phía chính quyền, hòa giọng vào “dàn đồng ca” lên án tự do báo chí, tự do

ngôn luận. Trong Thông điệp Mi-ra-ri-vốt ngày 15-8-1832, Giáo hoàng Grê-gô-ri-ô XVI đã lên án mạnh mẽ và

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!