Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngôn ngữ pháp lý
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
ngôn ngữ pháp lý
Các văn bản quy phạm pháp luật cần được soạn thảo với một ngôn ngữ có độ chính xác tối đa
nếu chưa thể đạt được giới hạn tuyệt đối. Các văn bản pháp luật được ban hành trước đây mắc
không ít những sai sót về kỹ thuật soạn thảo, trong đó có cả cách diễn đạt. Cũng không có ít các ý
kiến cho rằng các nhà soạn thảo văn bản pháp luật cố làm phức tạp ngôn ngữ pháp lý. Chính vì
vậy, việc soạn thảo văn bản pháp luật cần được chú ý không chỉ ở vấn đề thẩm quyền, vấn đề thủ
tục ban hành mà cả về kỹ thuật soạn thảo. Nội dung của văn bản sẽ không thể được chuyển tải
đúng nếu cách thể hiện của chúng không chính xác, không khoa học. Các kỹ năng dưới đây sẽ
giúp nhà soạn thảo có những văn bản chuẩn xác về ngôn ngữ và diễn đạt.
4.1. Sử dụng thời hiện tại, quá khứ và tương lai đúng với nội dung mà văn bản muốn thể hiện
Các hành vi của chủ thể pháp luật xẩy ra ở những thời điểm khác nhau. Các quy phạm pháp pháp
luật phần lớn chỉ áp dụng đối với các hành vi xảy ra sau khi quy phạm pháp luật được ban hành có
hiệu lực trừ rất ít những quy phạm có hiệu lực hồi tố. Vì vậy, khi diễn đạt một quy định pháp luật
thì cần chú ý đến việc xác định thời điểm hành vi mà quy định chúng ta cần soạn thảo sẽ điều
chỉnh. Điều này được thực hiện một cách chính xác nếu chúng ta sử dụng đúng các thời quá khứ,
hiện tại, tương lai. Không ít các văn bản không chú ý đến vấn đề này nên dễ dẫn đến sự hiểu sai
và áp dụng sai các quy định được ban hành.
4.2. Bảo đảm độ chính xác cao nhất về chính tả và thuật ngữ
Cách diễn đạt một quy phạm pháp luật phải bảo đảm độ chính xác về chính tả và thuật ngữ. Sai
sót chính tả có thể xử lý được dễ dàng bởi đội ngũ biên tập song, sai sót về thuật ngữ thì chỉ có
các nhà soạn thảo mới khắc phục được. Khi soạn thảo văn bản, người soạn thảo có những tư
tưởng riêng của mình nên họ biết nên dùng thuật ngữ nào cho phù hợp, phản ánh đúng nội dung
các quy định cần soạn thảo.
Một số quy tắc sau đây cần được đặc biệt chú ý để cho văn bản soạn thảo đạt độ chính xác cao.
4.2.1. Trong văn bản pháp luật mức độ thể hiện tính nghiêm khắc trong đòi hỏi của pháp luật đối
với chủ thể. Cần xác định mức độ đòi hỏi của pháp luật bằng cách thể hiện nó trong diễn đạt các
quy định pháp luật
- Khi nêu các giả định trong các quy phạm pháp luật thì nên dùng các cụm từ thể hiện khả năng
chứ không dùng các từ hoặc cụm từ biểu đạt một sự khẳng định tuyệt đối. Các từ, ngữ thích hợp
nhất và được dùng phổ biến nhất là : Nếu, Khi, Trong trường hợp, Hoặc, Hay v.v. Việc sử dụng
các từ, ngữ này cũng cần phải linh hoạt để tránh lặp lại trong một quy định.
- Khi quy định những xử sự mà chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện thì
dùng: Phải, có nghĩa vụ, cấm, không được
- Khi quy định những xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn thực hiện hay không thực hiện thì dùng:
Có quyền, được, được phép
- Khi quy định những xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn thực hiện hay không thực hiện song pháp
luật cần định hướng cho chủ thể thì dùng: nên, cần.