Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ Thuật Sinh Học Môi Trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018
PGS.TS. BÙI XUÂN DŨNG
THS. KIỀU THỊ DƯƠNG
Kü THUËT
SINH HäC M¤I TR¦êNG
1
PGS.TS. BÙI XUÂN DŨNG, THS. KIỀU THỊ DƯƠNG
BÀI GIẢNG
KỸ THUẬT SINH HỌC MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018
2
3
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, con người
đã không ngừng nâng cao điều kiện sống về vật chất cũng như những tiện nghi
phục vụ cuộc sống của mình. Tuy nhiên, đi cùng với những thành tựu đó lại là sự
xuống cấp ngày càng nghiêm trọng về chất lượng môi trường sống. Những chức
năng cơ bản của môi trường không ngừng suy giảm. Chất lượng không gian sống
tiếp tục suy giảm mạnh thể hiện ở đất đai ngày càng bạc màu, xói mòn, sa mạc hoá,
mặn hoá, phèn hoá, sự thất thường của dòng chảy kéo theo là hạn hán, lũ lụt, sự gia
tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ… Bên cạnh đó sự tuyệt chủng
của các loài ngày càng gia tăng, nhiều nguồn tài nguyên đang có nguy cơ cạn kiệt
hoặc không có khả năng phục hồi. Các chức năng chứa đựng và đồng hóa chất thải
biểu hiện ở sự mất cần bằng về thành phần không khí, CO2 ngày càng tăng, sự ô
nhiễm bụi, tiếng ồn và những chất khí độc hại ngày càng nghiêm trọng cùng với nó
là hiện tượng hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon đang đe doạ trực tiếp đến đời
sống của con người.
Nhận thức được sự nghiêm trọng đó, con người đã có rất nhiều giải pháp khác
nhau nhằm thay đổi thực tế tồi tệ này. Nhiều giải pháp quản lý, giải pháp công nghệ
và giải pháp xã hội được thực hiện đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường. Trong những giải pháp đó, giải pháp sử dụng sinh vật và hệ sinh thái để bảo
vệ và cải biến môi trường đang thể hiện những tính ưu việt hơn hẳn.
Là một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân khoa học môi
trường, trường đại học Lâm nghiệp, môn học “Kỹ thuật sinh học môi trường”
nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về vai trò của sinh vật và hệ sinh thái với
môi trường thông qua đó đưa ra được những giải pháp trong việc bảo vệ và cải
thiện môi trường. Với mục đích đó, bài giảng Kỹ thuật sinh học Môi trường
được thiết lập. Bài giảng bao gồm các nội dung chính như sau: Kỹ thuật sinh
học bảo vệ môi trường đất; Kỹ thuật sinh học bảo vệ môi trường nước; Kỹ thuật
sinh học bảo vệ môi trường không khí; Kỹ thuật xử lý chất thải hữu cơ; Kỹ thuật
sinh học xử lý nước thải.
Tài liệu biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học và bạn
bè đồng nghiệp để sửa chữa, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung nhằm đáp ứng
ngày càng tốt hơn yêu cầu của quá trình đào tạo.
Nhóm tác giả
4
5
Chương 1
KỸ THUẬT SINH HỌC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1.1. Kỹ thuật sinh học bảo vệ đất chống xói mòn
1.1.1. Khái niệm đất và quá trình hình thành
Con người được sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ vào đất và khi
chết lại trở về với đất. Tuy nhiên, không ít người lại có thái độ thờ ơ với thiên
nhiên và môi trường nên không biết đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Đất quý giá
thế nào? Và vì sao chúng ta cần bảo vệ nguồn tài nguyên đất?
Cho tới nay, có rất nhiều khái niệm về Đất. Tuy nhiên, khái niệm được sử
dụng phổ biến về đất đó là: “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do
kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất: đá, sinh
vật, khí hậu, địa hình và thời gian” (Docutraiep, 1789). Đây là một khái niệm đầu
tiên khá hoàn chỉnh về đất. Các loại đá cấu tạo nên vỏ trái đất dưới tác động của
khí hậu, sinh vật và địa hình trải qua một thời gian nhất định dần dần bị phá hủy,
vụn nát ra rồi sinh ra đất. Sau này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần bổ sung
thêm một số yếu tố khác đặc biệt là vai trò của con người. Chính con người khi
tác động vào đất đã làm thay đổi khá nhiều tính chất đất và nhiều khi đã tạo ra
một loại đất mới chưa hề có trong tự nhiên, thí dụ: Đất trồng lúa nước.
Nếu biểu thị khái niệm này dưới dạng công thức toán học thì ta có thể coi
đất là hàm của một số yếu tố hình thành theo thời gian:
Đ = f (Đa, SV, KH, Đh, Nc, Ng)t
Trong đó:
Đ: Đất; Đh: Địa hình;
Đa: Đá; Nc: Nước của đất và nước ngầm;
SV: Sinh vật; Ng: Hoạt động của con người;
KH: Khí hậu; t: Thời gian.
Mỗi yếu tố đều đóng vai trò nhất định trong quá trình hình thành đất. Đá (1)
là nền móng của đất. Chính đá đã bị phá hủy và vỡ vụn ra tạo thành các phần
khoáng chiếm tới gần 95% trọng lượng khô của trái đất. Bởi vậy, thành phần
khoáng vật và hóa học của đá có ảnh hưởng đến thành phần của đất. Ví dụ: Nếu
đá chứa nhiều cát thì đất cũng nhiều cát, nếu đá chứa nhiều kali thì thường đất
cũng giàu kali… Nếu đá dễ phá hủy thì tầng đất dày, nếu đá khó phá hủy thì tầng
đất mỏng… Tuy nhiên, nếu chưa có sinh vật (2) thì đá vụn vẫn chưa được gọi là
đất. Những sinh vật đầu tiên sống trên đá nhờ vào nước và một ít chất dinh dưỡng,
6
khi chết đi chúng để lại xác hữu cơ trong đất dưới dạng chất hữu cơ màu đen gọi
là mùn. Có sinh vật, có mùn thì đó mới là đất. Chính nhờ chất mùn này mà thế hệ
thực vật sống tiếp theo lại lấy chất dinh dưỡng từ đất để lớn lên rồi khi chết đi lại
phân giải và tạo nên chất mùn của đất hình thành chu trình kín giữa đất và cây.
Khí hậu (3) ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và sự phá hủy của đá. Nhờ năng
lượng ở dạng nhiệt nước, sinh vật mới sinh trưởng phát triển và đá mới phá hủy
được. Như vậy, có thể thấy các yếu tố nhiệt ẩm ảnh hưởng lớn đến sự hình thành
đất. Ở đới khí hậu cận cực, vào mùa băng giá toàn bộ các quá trình sinh vật đều
ngừng lại, thậm chí nhiều quá trình sinh lý hóa ở trong đất cũng hạn chế vì nhiệt
quá thấp, ngược lại ở đới khí hậu nóng ẩm quanh năm, các quá trình sinh vật, lý
hóa xảy ra mạnh mẽ nên quá trình hình thành đất rất mạnh mẽ, đất rất dày, cây cối
mọc tốt. Nước (4) trong đất và nước ngầm có ảnh hưởng đến sự hình thành đất.
Nước là môi trường hòa tan nhiều chất hóa học, nếu đó là chất có hại cho cây như
NaCl thì đất mặn và cây chết. Nếu đó là các chất dinh dưỡng tốt cho cây thì đây
lại là nguồn thức ăn, nếu các chất dinh dưỡng này bị di chuyển ra khỏi đất thì
nước đã làm cho đất mất chất dinh dưỡng, đất có thể chua và nghèo đi… Nếu
nước quá nhiều thì đất úng, thiếu không khí, các sinh vật trong đất và cây sẽ chết.
Địa hình (5) đóng vai trò tái phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung
cấp cho mặt đất. Trên cùng một khu vực, nhiệt lượng mặt trời nhận được là như
nhau nhưng ở trên núi cao thì lạnh, có khi băng tuyết bao phủ, ở dưới thấp thì
nóng, có khi nóng như vùng hoang mạc. Cùng một lượng mưa như nhau nhưng
nơi thấp thì úng nước, nơi cao vẫn hạn hán. Chính vì vậy, đất trũng khác đất cao,
đất đồng bằng khác đất miền núi. Thời gian (6) là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố
ngoại cảnh muốn tác động vào đất, mọi quá trình xảy ra trong đất đều đòi hỏi một
thời gian nhất định. Vả lại chính bản thân chúng cũng biến đổi theo thời gian, khí
hậu thời kỳ này nóng, thời kỳ sau lạnh, thời kỳ này là rừng nhiệt đới, thời kỳ sau
trơ trụi như hoang mạc, vì vậy đất cũng biến đổi tiến hóa theo thời gian. Vai trò
của con người (7) khác hẳn các yếu tố trên. Qua hoạt động sống, nhờ các thành
tựu kỳ diệu của khoa học, con người đã tác động vào thiên nhiên nói chung và đất
đai nói riêng một cách mạnh mẽ. Tác động này có thể là tốt, vừa đem lại lợi ích
cho con người vừa phù hợp với quy luật của tự nhiên như tưới nước cho đất khô,
tiêu nước cho đất úng, bón phân cho đất xấu, trồng rừng trên đất trọc… Cũng có
khi là tác động xấu làm ô nhiễm đất bằng chất độc hóa học hoặc bụi phóng xạ,
phá rừng làm đất trơ trụi, xói mòn…
7
Quá trình hình thành đất thường diễn ra theo 4 giai đoạn (hình 1.1): Phá vỡ
kết cấu của đá thông qua quá trình phong hóa, theo quá trình này đá sẽ bị phá vỡ
kết cấu và hình thành nên các khe hở. Các khe hở này sẽ là khoảng trống để các
chất hữu cơ thâm nhập. Chất hữu cơ xâm nhập sẽ tạo môi trường cho thực vật
phát triển và bắt đầu hình thành các tầng đất. Tầng đất hình thành sẽ giúp cho
thực vật phát triển tốt hơn.
Hình 1.1. Các giai đoạn hình thành đất (Karu, Abuja, 2013)
Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào là quan trọng nhất, đó là một câu hỏi
rất khó có câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, theo mối quan hệ của đất với người,
có thể coi con người và sinh vật là quan trọng nhất. Sự tác động của con người
vào sinh vật thường thông qua hoạt động làm thay đổi các loại hình sử dụng đất
sẽ thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình hình thành đất. Nếu tác động trong phạm vi
hình thành đất sẽ giúp đất cân bằng không bị suy thoái. Ngược lại, nếu tác động
quá lớn sẽ dẫn đến quá trình suy thoái đất đai và sa mạc hóa. Một trong những
nguy cơ lớn nhất làm gia tăng quá trình suy thoái đất đó là hiện tượng xói mòn.
1.1.2. Đặc điểm và bản chất của xói mòn
1.1.2.1. Khái niệm về xói mòn
Xói mòn là hiện tượng phá hủy và cuốn trôi đất theo nước (hình 1.2), gió
hoặc trọng lực. Như vậy, đối tượng của xói mòn là lớp đất mặt và động lực gây
ra xói mòn chính là sự lôi cuốn của gió, của dòng nước và của trọng lực.
Đá bắt đầu bị
phân hủy
Xâm nhập
chất hữu cơ
Hình thành
tầng đất
Đất được hình thành
giúp tv phát triển
8
Trong các loại xói mòn thì xói mòn do nước xảy ra trên các lưu vực sông là
quan trọng nhất, gây tác hại nghiêm trọng nhất. Đó cũng là địa bàn hoạt động
trọng tâm của công tác phòng chống xói mòn. Mặc dù chúng ta cũng đều biết
nếu quá trình bào mòn vận chuyển làm mất đi lớp đất mặt màu mỡ trên diện tích
rất lớn thì quá trình bồi tụ lại hình thành những đồng bằng phù sa châu thổ đất
phì nhiêu như đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ ở nước ta. Nhưng trên thực
tế lợi ích đó không thể bù đắp được những thiệt hại ghê gớm do xói mòn gây ra.
Hình 1.2. Các giai đoạn của quá trình xói mòn do nước gây ra
1.1.2.2. Bản chất vật lý của xói mòn do nước và quy luật lực học của xói mòn
Ở bất cứ 1 điểm nào trên mặt đất khi bị một lực tác dụng của nước nó sẽ
sinh ra một phản lực. Khi lực tác động của nước lớn hơn lực đề kháng của đất
thì phát sinh ra xói mòn. Vì vậy, bản chất vật lý của xói mòn đất là quá trình
động lực học của nước bao gồm tác dụng công phá của giọt nước mưa và tác
dụng đẩy, cuốn trôi của dòng chảy (Hình 1.2). Tất cả đều là quá trình biến từ thế
năng thành động năng. Nước chảy là một loại vận động của thể lỏng cho nên có
thể nghiên cứu nó theo phương pháp động lực học.
+ Tác dụng bào mòn của giọt nước mưa (pha bào mòn - bắn phá): Khi
mưa to các giọt nước mưa đập mạnh xuống mặt đất có thể sinh ra một động
năng rất lớn làm tan rã các hạt đất và bắn tung lên rồi toé ra xung quanh, ở nơi
bằng có thể bắn ngang xa tới 1 - 1,5 m, ở đất dốc những hạt đất bị vỡ đó thường
tung xuống phía dưới sườn dốc xa hơn và nhiều hơn phía bên trên sườn dốc. Với
độ dốc trên 100 những hạt đất chịu lực xung kích của giọt mưa bắn tung lên và di
động xuống phía dưới dốc tới 3/4, còn 1/4 di động lên phía trên. Do sự khác
Bắn phá
Cuốn trôi
Bồi tụ
9
nhau đó làm cho đất qua nhiều lần vỡ ra và bắn lên có thể di động xuống chân
dốc. Quá trình bắn phá này nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào đường kính của giọt
mưa, cường độ mưa và thời gian kéo dài trận mưa.
Lực xung kích của giọt mưa thường tác động đều trên toàn bộ mặt dốc, những
hạt bị vỡ vụn sẽ lấp kín những lỗ hổng trên mặt đất làm cho lượng nước thấm
xuống đất giảm đi và tăng lượng nước chảy xói trên mặt do đó tác dụng xói mòn
càng tăng lên. Khi bàn tới tác dụng bào mòn của giọt nước mưa cần phải phân biệt
đất bị bào mòn và đất bị cuốn trôi. Nếu trên sườn dốc chúng ta có những ruộng bậc
thang, đào mương đắp bờ theo đường đồng mức thì chúng ta có thể giảm thấp được
tác dụng của dòng chảy, khống chế được đất bị cuốn trôi. Nhưng trường hợp đó
vẫn không ngăn cản được những hạt đất bị lực xung kích của giọt nước bắn tung
lên và di chuyển từ bậc thang này xuống bậc thang khác, hoặc bắn tung qua bờ, qua
mương và như vậy đất vẫn bị bào mòn. Vì thế đồng thời cải tạo địa hình chúng ta
phải tăng cường che phủ thực bì trên mặt đất. Nếu trên mặt đất có thực bì che phủ
thì trước khi giọt mưa rơi xuống nó sẽ tiếp xúc với tầng che phủ, động năng của hạt
mưa và tốc độ của các hạt mưa giảm xuống. Một số trường hợp nơi có rừng che
phủ các hạt nước mưa hoàn toàn bị thảm thực vật giữ lại .
+ Tác dụng cuốn trôi của dòng nước (pha cuốn trôi): Khi mưa lớn lượng
nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ phân phối như sau: Một phần bốc hơi vào khí
quyển, một phần thấm xuống đất và một phần hình thành dòng chảy mặt (nếu là
đất dốc). Thường thường bốc hơi là không đáng kể cho nên nếu lượng nước
thấm càng giảm đi thì dòng chảy trên mặt đất càng được tăng cường. Dòng chảy
trên mặt có thể phân chia làm hai loại: Dòng nước mặt và dòng nước khe. Dòng
nước mặt là một lớp nước mỏng vận chuyển trên toàn bộ mặt đất rộng, dòng
nước khe thì tập trung di động trong lòng các khe rãnh.
Điểm khác nhau giữa tác dụng bào mòn của giọt mưa và của dòng chảy
là ở hậu quả của chúng. Sự khác nhau đó là do sự phân bố năng lượng của hai
loại bào mòn không giống nhau. Trên toàn bộ mặt đất năng lượng của lực
xung kích của giọt mưa đều lớn như nhau. Nhưng năng lượng của dòng chảy
thì tăng dần từ đoạn trên xuống đoạn dưới của dốc. Khi dòng chảy hoạt động
nó sẽ gây ra một động năng rất lớn lôi cuốn các hạt đất trôi theo dòng nước,
mặt khác bản thân nước chảy và các vật chất chứa trong dòng nước chảy gây
ra một lực ma sát rất lớn trên mặt tiếp xúc giữa dòng nước và mặt đất nên gây
ra bào mòn cũng mạnh hơn.
10
Hạt đất bị bắn tung lên theo hạt mưa và lượng đất bào mòn do dòng chảy
sẽ được vận chuyển và bồi tụ (pha bồi tụ) lại trên hành trình ra sông suối, ao hồ
hoặc các bộ phận tích nước khác. Hạt đất xói mòn có thể được bồi tụ trên sườn
dốc (chỗ trũng) hoặc vận chuyển ra các bộ phận chứa nước. Vì vậy, lượng đất
xói mòn trên sườn dốc thường không được vận chuyển toàn bộ ra sông suối hay
bộ phận tích nước.
1.1.2.3. Phân loại xói mòn
Có nhiều cách phân loại xói mòn khác nhau như:
- Dựa vào động lực gây ra xói mòn:
Gồm hai loại: Xói mòn do gió và xói mòn do nước. Ở những nơi lớp đất
mặt rời rạc thảm thực vật che phủ kém, khi trời hanh, có gió thổi mạnh, lớp đất
mặt bị gió cuốn bay lên thành những đám bụi rất lớn và di chuyển đi. Xói mòn
do gió tác động rất nghiêm trọng ở những vùng thảo nguyên khô hạn, những
vùng đất cát rời rạc. Ở nước ta vùng cát bay Quảng Bình chính là do tác động
của xói mòn do gió. Xói mòn do nước phổ biến ở nước ta và có tác hại nghiêm
trọng hơn, nó phát sinh chủ yếu ở nơi đất dốc, ít thực vật che phủ, khi mưa lớn
tạo thành những dòng chảy ở trên mặt làm cuốn trôi đi lớp đất mặt màu mỡ gây
ra tổn thất rất nghiêm trọng.
- Dựa vào mức độ bào mòn:
Bao gồm xói mòn bình thường và xói mòn gia tốc. Đất luôn luôn tồn tại hai
quá trình song song: Quá trình phát sinh, hình thành đất và quá trình bào mòn
rửa trôi. Khi quá trình bào mòn rất chậm, chậm hơn quá trình hình thành đất khi
đó gọi là xói mòn bình thường. Xói mòn bình thường không gây tác hại đối với
đất. Còn xói mòn gia tốc là khi tốc độ bào mòn lớn hơn tốc độ hình thành đất.
Mức độ, quy mô của xói mòn gia tốc ngày càng mãnh liệt và gây tác hại rất
nghiêm trọng cho đất dốc.
- Dựa vào lịch sử phát sinh:
Bao gồm xói mòn cổ đại và xói mòn hiện đại. Xói mòn cổ đại là chỉ các
quá trình xói mòn xảy ra trước khi có những hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động
nông nghiệp của con người. Nguyên nhân gây ra xói mòn cổ đại là do tác động
đơn thuần của tự nhiên. Xói mòn cổ đại phát huy tác dụng trên cơ sở địa hình đã
được cấu tạo do vận động tạo sơn, băng hà rồi bào mòn, trầm tích lại để tạo ra
quy mô của địa hình và hình thành địa mạo xói mòn ngày nay. Trên cơ sở địa
hình địa mạo do xói mòn cổ đại tạo thành đó, do tác động sản xuất của con
11
người đã dẫn đến sự xuất hiện xói mòn gia tốc hiện đại, vì thế nó có liên quan
mật thiết với xói mòn hiện đại. Sau khi con người xuất hiện đã khai thác lợi
dụng đất, phá hoại mạnh mẽ thảm thực vật trên mặt đất làm cho quy mô và tốc
độ xói mòn ngày càng tăng lên, hạn chế trở lại hoạt động sản xuất của con người.
Xói mòn gia tốc hiện đại thường chỉ trong một năm hoặc chỉ vài ngày, vài giờ đã
có thể cuốn đi một lớp đất mà trong thiên nhiên phải hình thành hàng trăm nghìn
năm, đó là một hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
- Dựa vào hình thức bào mòn: Bao gồm xói mòn mặt, xói khe, lũ đá, sụt, lở
và trượt đất.
+ Xói mòn mặt: Là hiện tượng cuốn trôi đi một lớp đất mặt màu mỡ trên
đất dốc sau mỗi trận mưa. Khi mưa rơi nước chảy theo sườn dốc được dàn mỏng
đều trên mặt đất dưới hình thức một màng lưới dày đặc của vô số dòng nhỏ. Sự
hoạt động của dòng chảy trong trường hợp này không mạnh lắm và gần như tác
động bằng nhau trên toàn bộ mặt dốc. Hình thức xói mòn này xảy ra tương đối
chậm, đó là quá trình mài rũa và di chuyển không ngừng các sản phẩm phong
hoá xuống dưới thấp. Lớp nước chảy tràn trên sườn dốc bằng vô số dòng nhỏ ấy,
khi thì xuất hiện, khi thì mất đi trong quá trình vận chuyển cho nên trên mặt dốc
có xen kẽ các khu bào mòn và bồi tụ vật chất một cách phức tạp. Ngoài dạng xói
mòn mặt theo rãnh nhỏ còn có dạng xói mòn mặt theo tầng và theo hình vẩy cá.
Ở nước ta hình thức xói mòn mặt rất phổ biến và gây tổn thất khá lớn. Nhưng vì
lượng đất cuốn đi phân bổ đều và xảy ra dần dần nên khó nhận thấy vì thế loại
xói mòn này rất ít được chú ý. Thực ra hình thức xói mòn mặt đã và đang gây
tổn thất rất lớn, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì độ phì nhiêu của đất sẽ
giảm đi nhanh và tạo điều kiện cho xói mòn khe phát triển.
+ Xói mòn khe: Nói chung xói mòn mặt chỉ phát sinh một cách điển hình ở
những sườn dốc phẳng. Ở những nơi mặt dốc gồ ghề thì sau khi dòng nước mặt
tập trung đến một lượng nhất định do sự tăng lên của lưu lượng và lưu tốc, do sự
tăng lên của sức bào mòn mà mặt đất bị xẻ thành khe rãnh. Khi bắt đầu rãnh rất
nhỏ, về sau miệng rãnh tiến dần lên phía trước, đồng thời chiều sâu và bề rộng
rãnh ngày càng phát triển sâu rộng ra. Như vậy, xói mòn khe là hình thức xói
mòn mà trên mặt đất hình thành các rãnh với kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Ngoài hai hình thức xói mòn mặt và xói mòn khe kể trên còn có:
+ Lũ đá: Ở những nơi cao dốc mạnh, thực bì che phủ kém. Khi mưa to đá
đất bị cuốn theo dòng nước rất mạnh đưa xuống có khi vùi lấp cả ruộng đồng ở
12
khu vực lân cận và gây ra tác hại rất lớn, rất nguy hiểm.
+ Sụt hang: Là do trong đất có hang hốc không thể đỡ được khối lượng đất
nặng ở trên nên sụt xuống thành hầm hố. Do trong đất có nhiều đá vôi (CaCO3)
có khả năng tan mạnh sau khi bị tác động của nước mưa đá vôi tan ra và bị thấm
xuống dưới sâu hoặc bị lôi cuốn đi hình thành những hang hốc rất lớn trong lòng
đất (hiện tượng Karst). Ở nước ta hiện tượng hang hốc, suối cụt, suối ngầm…
thường gặp phổ biến trên những vùng núi đá vôi.
+ Lở đất: Là do tác động của sức ly tâm dòng nước uốn cong hoặc sóng vỗ
bào mòn ven bờ thành hàm ếch, dưới tác dụng của trọng lực đất sẽ lở xuống. Lở
đất gây tác hại rất lớn ở bờ sông bờ hồ và bờ suối. Nhất là ở các sông độ dốc lớn,
lưu tốc mạnh. Ở nước ta lở đất dọc hai bên bờ sông Hồng… đã gây ra tác hại rất
lớn cho nhân dân và hàng năm Nhà nước phải chi một số tiền lớn để thả kè
chống xói lở bảo vệ đê.
+ Trượt đất: Là hiện tượng trôi trượt cả hệ thống sườn dốc xuống dưới thấp
trong những điều kiện địa chất thuỷ văn nhất định và theo quy mô lớn. Khi nước
mưa ngấm vào bề dầy lớp đất hoặc đá nằm ở sườn dốc đã làm trọng lượng của
nó tăng lên, mặt khác trong quá trình thấm nước đã tạo ra một lớp trơn nằm giữa
lớp đất (hoặc đá) không thấm nước với lớp thấm nước bên trên và phá hoại sự
liên kết giữa hai lớp đó mà phát sinh ra hiện tượng trượt đất. Trượt đất dễ xảy ra
nơi có độ dốc lớn và hướng các vỉa đá mẹ xếp theo hướng dốc. Hiện tượng này
có thể xảy ra từ từ và cũng có thể xảy ra tức khắc. Ở nước ta về mùa mưa hiện
tượng trượt đất lở núi lấp cả đường giao thông ở miền núi cũng thường xảy ra.
1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới xói mòn do nước
Xói mòn đất chỉ xảy ra khi sức phá hoại của giọt mưa và dòng chảy lớn
hơn sức đề kháng của đất. Vì vậy, các nhân tố ảnh hưởng tới xói mòn đất chính
là các nhân tố ảnh hưởng tới sức phá hoại của giọt mưa, sức cuốn trôi của dòng
chảy và sức kháng xói mòn của đất. Nói cách khác, quá trình xói mòn có phát
sinh phát triển được hay không, quy mô và cường độ của nó được mở rộng và
mạnh yếu tới mức độ nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
của vùng đó.
* Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới xói mòn đất bao gồm: khí hậu, địa
hình, địa chất, đất và thảm thực vật che phủ trên mặt đất.
- Điều kiện khí hậu: Quan hệ giữa điều kiện khí hậu với tình hình xói mòn
đất hết sức mật thiết và cũng là quan hệ rất phức tạp. Trong các yếu tố của khí
13
hậu thì mưa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, còn các yếu tố khác chỉ ảnh hưởng
gián tiếp tới xói mòn đất. Về mưa, cần phải xét tới: lượng mưa bình quân hàng
năm, tình hình phân bố mưa trong năm, cường độ mưa… Nơi có lượng mưa
bình quân hàng năm lớn, tập trung, cường độ mạnh thì xói mòn cao hơn những
nơi có lượng mưa bình quân hàng năm ít, phân bố đều, cường độ nhỏ. Nơi có
cường độ mưa lớn lượng mưa nhiều làm cho sức công phá của hạt mưa mạnh,
phá vỡ các đoàn lạp đất, làm cho độ xốp của đất giảm đi nhanh nên sức thấm
nước giảm và nhanh chóng hình thành dòng chảy mặt gây xói mòn.
Ở nước ta lượng mưa hàng năm rất lớn, trung bình từ 1364,1 mm (Sơn La)
đến 2859,8 mm (Móng Cái) trong đó 80% lượng mưa tập trung vào mùa hè. Đó
là điều kiện rất thuận lợi làm tăng nguy cơ xói mòn của nước ta.
- Điều kiện địa hình: Địa hình là cơ sở của xói mòn đất là điều kiện gây ra
dòng chảy, làm cho thế năng của nước trên mặt đất biến thành động năng.
Những nhân tố địa hình ảnh hưởng tới xói mòn đất là: độ cao, độ dốc, chiều dài
sườn dốc, hình dạng mặt dốc và hướng dốc.
Độ dốc càng lớn thì tốc độ chảy của dòng nước càng mạnh do đó lực bào
mòn đất sẽ tăng lên và sự cuốn trôi đất cũng càng nhiều. Dốc càng dài thì càng
về phía chân dốc lớp nước chảy càng dày lưu lượng càng lớn, tốc độ chảy càng
nhanh và sức công phá cũng càng mạnh.
Hình dạng mặt dốc cũng ảnh hưởng lớn tới xói mòn đất vì có quan hệ tới
độ dốc cục bộ và có quan hệ với đường đi của dòng chảy. Ở mặt dốc thẳng độ
dốc không thay đổi, cường độ xói mòn thay đổi tuỳ theo chiều dài dốc, xói mòn
mạnh nhất ở phần cuối của dốc. Ở mặt dốc lồi càng xa đỉnh độ dốc càng tăng
nhất là phần cuối của dốc, nhưng từ giữa dốc trở xuống thì tăng rất nhanh nên
xói mạnh ở phần cuối dốc. Ở mặt dốc lõm thì càng xa đỉnh, dốc càng thoải dần,
cho nên tốc độ dòng chảy thay đổi không rõ. Nói chung ở gần đỉnh xói mòn
mạnh, càng xuống dưới xói mòn càng nhẹ dần, phần cuối dốc có khi hình thành
một lớp bồi tụ. Dốc phức tạp là sự xen kẽ giữa những đoạn dốc thẳng, dốc lồi,
dốc lõm và những đoạn thẳng. Vì thế, độ dài dốc bị cắt gián đoạn. Độ dốc của
phần dốc có lớn nhưng ngắn và xen kẽ, cho nên tăng cơ hội thấm nước và do đó
dòng chảy bị giảm yếu. Mặt dốc hình phễu hoặc hình lòng máng là các loại địa
hình tập trung dòng chảy rất mạnh nên nguy cơ xói mòn cao.
Ở những hướng dốc khác nhau thì điều kiện tiểu khí hậu cũng khác nhau vì
điều kiện chiếu sáng, ẩm độ, gió đều rất khác nhau. Thành phần thực bì, tình
hình sinh trưởng của cây khác nhau, nên mức độ che phủ cũng khác nhau. Trên
14
những hướng dốc khác nhau thì tình hình đất cũng khác nhau, cường độ phân
giải thảm mục cũng không giống nhau. Chính là do sự khác nhau ở trên mà tốc
độ và góc độ rơi của giọt mưa, lưu lượng và tốc độ dòng chảy, sức công phá của
giọt mưa và của dòng chảy đều có khác nhau. Do đó, dẫn đến sự xói mòn khác
nhau trên những hướng dốc khác nhau.
Tóm lại địa hình là cơ sở của xói mòn đất, đồng thời cũng là cơ sở của hoạt
động sản xuất của con người. Cho nên khi sử dụng đất đai cần chú ý tới những
điều kiện có tính chất quy luật nói trên để khống chế dòng chảy hạn chế xói mòn
đất, nhằm giữ nước, giữ màu cải tạo đất để sản xuất lâu dài.
- Điều kiện địa chất và đất: Đất là đối tượng của xói mòn. Như trên đã nói
lực đề kháng của đất với động năng của hạt nước sẽ quyết định đến mức độ xói
mòn. Trong khi đó mức đề kháng lớn hay nhỏ là do tính chất của đá mẹ và loại
đất quyết định.
Như chúng ta đã biết, sự phong hoá trên mỗi loại đá mẹ khác nhau sẽ hình
thành các loại đất với tính chất khác nhau, do đó tính chất và cường độ xói mòn
ở mỗi loại đất cũng không giống nhau.
Ở các loại đất phát triển trên đá thô như: granit, sa thạch… có sức liên kết
kém, hoặc trên phiến thạch sét sức thấm nước thấp đều dẫn tới cường độ xói
mòn rất mạnh. Loại đá mẹ còn là yếu tố quyết định hình thức của xói mòn.
Thí dụ: Đất trên phiến thạch sét sức thấm nước kém, thường có xói khe. Ở
vùng đá vôi thì hiện tượng hang hốc (Karst) hố sụt lại là chủ yếu. Còn trên đất sa
thạch, granit thì hình thức xói mòn mặt là phổ biến.
Hình thức xếp lớp của đá mẹ có ảnh hưởng tới chế độ thuỷ văn của lớp đất
mặt. Do đó tính chất và cường độ xói mòn cũng khác nhau. Thí dụ: Khi đá mẹ
xếp lớp nằm ngang thì sức chứa nước kém, lượng nước chảy trên mặt nhiều xói
mòn mặt sẽ nghiêm trọng, nhưng ít bị sụt lở. Khi hướng của tầng đá mẹ xếp lớp
ngược chiều với hướng dốc thì nước ngấm dễ hơn, nhiều hơn, nước chảy trên
mặt ít, xói mặt không lớn nhưng khi sườn dốc không ổn định dễ bị sụt lở
nghiêm trọng.
Hình thức xếp lớp của đá mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hình dạng của
mặt dốc.
Đất là đối tượng cho sự phá hoại của dòng nước mặt, cho nên tình hình và
tính chất của đất ảnh hưởng quan trọng tới xói mòn. Suy cho cùng khi nghiên
cứu quan hệ giữa đất và xói mòn thì vấn đề cần phải xét tới là sức đề kháng của
đất với động năng của các hạt nước. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng chi phối