Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ thuật mô phỏng và ứng dụng trong đào tạo, nghiên cứu viễn thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Héi nghÞ khoa häc lÇn thø IX
Kû niÖm 10 n¨m thµnh lËp Häc viÖn c«ng nghÖ b−u chÝnh viÔn th«ng 194
KỸ THUẬT MÔ PHỎNG VÀ
ỨNG DỤNG TRONG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU VIỄN THÔNG
Simulation and Applications in Reseaching and Training Telecommunicatons
ThS Nguyễn Xuân Hoàng, Khoa Viễn Thông 1,
Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, trên 50% các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí
viễn thông là kết quả của mô phỏng. Điều đó nói lên tầm quan trọng và mức độ ứng dụng
rộng rãi của mô phỏng trong nghiên cứu về viễn thông. Mô phỏng cho phép đánh giá được
hiệu năng của một hệ thống mạng với các điều kiện, cấu hình khác nhau trong trường hợp
các phương pháp đánh giá trực tiếp trên các hệ thống thật hoặc qua phân tích tính toán bằng
toán học không khả thi. Đặc biệt, trong môi trường đào tạo hiện nay, mô phỏng là một lựa
chọn tốt cho quá trình tìm hiểu hoạt động của các hệ thống cũng như nghiên cứu thử nghiệm
các hệ thống, các giao thức mạng mới. Tuy nhiên, để có thể thực hiện mô phỏng hiệu quả,
chính xác và đáng tin cậy là điều không hề dễ dàng. Bài báo này sẽ trình bày tổng quan về kỹ
thuật mô phỏng, các vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện mô phỏng. Sau đó các phần mềm
mô phỏng thông dụng sẽ được xem xét và đánh giá ứng dụng của chúng trong nghiên cứu,
đào tạo về viễn thông.
1. Giới thiệu chung
Trong quá trình nghiên cứu, thiết kế một
mạng viễn thông, hoặc đánh giá hiệu quả của
việc áp dụng một giao thức, một công nghệ
mới trên mạng viễn thông sẵn có, có thể sử
dụng phương pháp phân tích bằng các mô
hình toán học, hoặc thử nghiệm trực tiếp trên
hệ thống thực. Tuy nhiên, đối với các hệ
thống phức tạp, việc phân tích bằng các mô
hình toán nhiều khi không khả thi. Việc thử
nghiệm trực tiếp trên các hệ thống thực cũng
rất khó, hoặc là do đang trong quá trình thiết
kế, chưa tồn tại hệ thống thật, hoặc các hệ
thống đang hoạt động trên mạng lưới, việc
thử nghiệm có thể gây nên những hiệu quả
không lường trước được cho toàn mạng.
Trong các trường hợp đó, sử dụng kỹ thuật
mô phỏng là một giải pháp thích hợp nhất.
Mô phỏng (simulation), nói một cách tổng
quát là quá trình thiết kế một mô hình của
một hệ thống thật, và thực hiện các thử
nghiệm trên mô hình đó nhằm mục đích hiểu
được hoạt động và/hoặc đánh giá các cấu
hình, tham số khác nhau của hệ thống [1].
Mô hình được sử dụng cho mô phỏng được
xây dựng bằng phần mềm, là mô hình động,
có nghĩa là có bao gồm các tham số ngẫu
nhiên thay đổi theo thời gian. Nó khác với
mô hình tĩnh là mô hình được mô tả bằng các
công thức toán học, không có biến thay đổi
theo thời gian.
Đối với mạng viễn thông, mô phỏng được sử
dụng rất rộng rãi, từ tính toán tắc nghẽn cho
các hệ thống tổng đài chuyển mạch kênh, tối
ưu về sử dụng tài nguyên cho các mạng gói,
đánh giá hiệu quả của một giao thức mới,
hoặc so sánh hiệu quả của các phương pháp
mã hóa kênh trên một môi trường kênh vô
tuyến. Đặc biệt trong môi trường đào tạo,
thông qua mô phỏng, người học sẽ hiểu được
rất sâu về hoạt động của một hệ thống cũng
như sự liên kết hoạt động của các phần tử,
các giao thức trong một hệ thống.
Bài báo này sẽ có cấu trúc như sau. Phần 2
sẽ trình bày về các bước trong mô phỏng một
hệ thống và các vấn đề cần quan tâm. Phần 3
sẽ đánh giá các công cụ mô phỏng được sử
dụng phổ biển cho viễn thông hiện nay. Phần
4 sẽ là kết luận.
2. Tổng quan về ký thuật mô phỏng
Như đã đề cập ở trên, mục đích cuối cùng
của mô phỏng là giúp đánh giá hiệu năng của
một hệ thống thông qua một mô hình của hệ
thống đó. Trước hết, ta xem xét mối liên
quan giữa các khái niệm hệ thống (system),
mô hình (model) và mô phỏng.
2.1 Hệ thống, mô hình và mô phỏng