Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ thuật hiển vi huỳnh quang docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Kĩ thuật hiển vi huỳnh quang | Trang 1/5
Kĩ thuật hiển vi huỳnh quang
Khi các mẫu vật, sống hay không sống, hữu cơ hoặc vô cơ, hấp thụ rồi tái
phát xạ ánh sáng, quá trình được gọi là hiện tượng phát sáng quang hóa. Nếu sự
phát xạ ánh sáng vẫn kéo dài tới vài giây sau khi năng lượng (ánh sáng) kích thích
thôi tác dụng, thì hiện tượng được gọi là lân quang. Còn hiện tượng huỳnh quang
mô tả sự phát xạ ánh sáng chỉ tiếp tục diễn ra khi đang hấp thụ ánh sáng kích thích.
Khoảng thời gian giữa lúc hấp thụ ánh sáng kích thích và lúc tái phát xạ ánh sáng
trong hiện tượng huỳnh quang là cực kì ngắn, thường dưới một phần triệu giây.
Hình 1. Quan sát của Stoke
Hiện tượng huỳnh quang được biết đến vào giữa thế kỉ 19. Nhà khoa học
người Anh George G. Stoke lần đầu tiên quan sát thấy khoáng vật fluorite biểu hiện
huỳnh quang khi được rọi bằng ánh sáng tử ngoại, và ông đã đặt ra từ “huỳnh
quang”. Stoke nhận thấy ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn ánh sáng kích
thích, một hiện tượng trở nên nổi tiếng dưới cái tên sự lệch Stoke. Trong hình 1,
một photon bức xạ tử ngoại (màu tím) va chạm với một electron trong một nguyên
tử, kích thích và đưa electron lên mức năng lượng cao hơn. Sau đó, electron kích
thích rơi xuống mức thấp hơn và phát ra ánh sáng dưới dạng một photon năng lượng
thấp hơn (màu đỏ) trong vùng ánh sáng khả kiến. Hình 2 là biểu đồ biểu diễn vùng
ánh sáng khả kiến của bức xạ điện từ, với bước sóng trải rộng từ xấp xỉ 400 đến 700
nanomét. Bao quanh vùng khả kiến là ánh sáng tử ngoại có năng lượng cao hơn và
ánh sáng hồng ngoại có năng lượng thấp hơn.
Hình 2. Phổ ánh sáng “trắng”
Hiển vi huỳnh quang là một phương pháp tiên tiến để nghiên cứu vật chất có
thể làm cho phát huỳnh quang, hoặc dưới dạng tự nhiên (gọi là sự tự phát huỳnh
quang, hoặc huỳnh quang sơ cấp), hoặc sau khi xử lí với các hóa chất có khả năng
huỳnh quang (gọi là huỳnh quang thứ cấp). Hiển vi huỳnh quang là sáng chế vào
đầu thế kỉ 19 của August Kor, Carl Reichert, và Heinrich Lehmann, và nhiều người
khác. Tuy nhiên, tiềm năng của thiết bị này không được nhận ra trong nhiều thập kỉ,
và kính hiển vi huỳnh quang hiện nay là một công cụ quan trọng (có lẽ là không thể
thiếu) trong ngành sinh học tế bào.