Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ thuật ELISA trong chẩn đoán nhanh bệnh virus hại cây có múi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
I- GIỚI THIỆU BỆNH VÀNG LÁ GREENING (VLG) VÀ MỘT SỐ BỆNH
VIRUS HẠI CÂY CÓ MÚI
1- Bệnh vàng lá greening (VLG)
Triệu chứng bệnh:
Khi bị nhiễm bệnh lá bắt đầu chuyển sang màu vàng ở gân lá và vùng lân cận
rồi cả phiến lá có màu vàng hoặc khảm vàng, đôi khi gân lá bị biến hoá, lá bệnh trở
nên ròn, mép lá uốn cong ra ngoài và thường bị rụng sớm. Các lá non ra sau nhỏ và
biến vàng tương tự như hiện tượng thiếu kẽm. Các cành nhánh bị khô, rễ tơ và rễ
nhánh bị huỷ hoại khiến cây bị suy thoái và chết. Cây bệnh thường ra hoa trái vụ và
có thể vẫn cho quả. Quả sinh ra từ cây bệnh thường bị biến dạng, tâm quả bị vẹo và có
nhiều hạt lép, phẩm chất kém. Bị bệnh sớm cây thường bị tàn lụi ngay trong 1 - 2 năm
sau khi trồng.
Nguồn gây bệnh:
Là vi khuẩn Liberobacter asiaticum. Vi khuẩn hình gậy, kích thước 350 - 550 x 600 -
1.500 nm với vỏ hai lớp, dày 20 - 25 nm. Tuy nhiên vi khuẩn mang tính đa hình nên
có thể gặp dưới dạng que dài hoặc tròn với đường kính 700 - 800 nm. Vi khuẩn sống
trong mạch libe của cây.
Bệnh VLG lây lan qua cành chiết, mắt ghép và côn trùng môi giới - rầy chổng cánh
Diaphorina citri.
2- Bệnh Tristeza (tàn lụi):
Triệu chứng:
Thể hiện chung của bệnh là bộ lá biến vàng nhanh, cây suy thoái và tàn lụi. Ở Việt
Nam hiện nay mới chỉ phát hiện các biểu hiện nhẹ như lá biến vàng và gân nhỏ bị
trong từng đoạn ngắn (ở lá chanh Eureca), đôi khi gặp dạng lõm thân (cam ngọt miền
Nam).
Nguồn bệnh:
Là vi khuẩn Closterovirus dạng sợi thẳng hoặc cong, kích thước 12 x 2000 nm.
Bệnh lây lan qua mắt ghép và cành chiết và côn trùng môi giới là rệp cam, rệp bông
(Toxoptera citricida, Aphis gossypii, Aphis aurantii).
Ngoài hai bệnh trên, trên cây có múi ở nước ta còn gặp ở mức độ chưa phổ biến một
số bệnh virus và tương tự virus Exocortis, Cristacortis...
Biện pháp chính phòng bệnh vàng lá greening, tristeza các bệnh virus khác:
1- Vệ sinh môi trường: trước khi trồng mới, những cây cam quýt trong vùng phải
được kiểm tra và chặt bỏ hết các cây bị bệnh.
2- Chỉ sử dụng cây giống sạch bệnh để trồng.
3- Phòng trừ môi giới truyền bệnh và thâm canh tăng sức chống chịu bệnh cho cây.
4- Kiểm tra bệnh thường xuyên để loại trừ cây bệnh kịp thời.
II- KỸ THUẬT TUYỂN CHỌN GIỐNG CÂY CÓ MÚI NHÂN GIỐNG CÂY
CÓ MÚI SẠCH BỆNH
Chương trình nhân giống cây có múi sạch bệnh tập trung vào một số giống cam quýt
đặc sản. Những giống này được bình tuyển qua các Hội thi và tuyển chọn cây cho quả
ngon của các địa phương và Cục Khuyến nông Khuyến lâm. Các tiêu chuẩn cơ bản
tuyển chọn bao gồm:
- Đặc điểm nông học: Phải là cây đại diện
cho giống
+ Về hình thái:
* Chiều cao cây, chiều rộng tán lá, kiểu
phân cành...
* Dạng lá, màu sắc lá, chiều dài, chiều
rộng của lá...
+ Về năng suất, phẩm chất:
* Dạng quả, màu sắc vỏ, màu sắc ruột, khối lượng quả, số hạt, độ chua, độ đường...
- Khả năng chống chịu sâu bệnh:
* Kháng được những sâu bệnh gì ?
* Chống chịu được những sâu bệnh gì ?
* Dễ nhiễm những sâu bệnh gì ?
* Chịu được úng ngập, khô hạn, mặn, chua phèn ... ?
Những cây có đầy đủ các đặc điểm của giống và được Hội đồng tuyển chọn cho điểm
cao sẽ được chọn là cây đầu dòng ưu tú. Những cây này được cấp chứng chỉ và được
cơ quan chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc để lưu giữ nguồn gen. Từ những
cây này, các cành chiết hoặc cành ghép sẽ được đưa về Viện nghiên cứu để lấy đỉnh
sinh trưởng sử dụng kỹ thuật vi ghép tạo cây đầu dòng sạch bệnh (ký hiệu So) phục vụ
cho công tác nhân giống sạch bệnh sau này.
Một số giống cây có múi đặc sản ở miền Bắc Việt Nam: