Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết hồ anh thái.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
HUỲNH KIM HẠNH
KĨ THUẬT DÒNG Ý THỨC
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng, Năm 2016
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH TRƢỜNG
Phản biện 1: TS. NGUYỄN KHẮC SÍNH
Phản biện 2: PGS.TS. HỒ THẾ HÀ
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà
Nẵng vào ngày 10 tháng 9 năm 2016
Có thể tìm luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Dòng ý thức (stream of consciousness) được xem như một trong
những bước ngoặt về sự đổi mới của tư duy nghệ thuật tự sự. Kĩ thuật
dòng ý thức đã đem lại cho văn bản nghệ thuật những lớp diễn ngôn
mở, giúp người nghệ sĩ đi sâu khám phá và trình diễn về thế giới sống
trong sâu thẳm tâm hồn con người - một thế giới sống phong phú, đa
sắc màu và đầy bí ẩn.
Là một trong những gương mặt tiêu biểu của tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại, Hồ Anh Thái đã chọn cho mình con đường đi không dễ
dàng, mang tính “đột phá”, chạm vào góc khuất của lối viết - dòng ý
thức. Bởi vậy, tiếp cận tiểu thuyết của Hồ Anh Thái từ kĩ thuật viết
này là khơi sâu vào những giá trị của yếu tính bản thể, của dòng tự
thức khát khao trong kiếm tìm bản ngã ở mỗi con người trong từng
trang viết của nhà văn.
Chọn đề tài Kĩ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
nghiên cứu, chúng tôi mong muốn khám phá cá tính độc đáo và những
trải nghiệm đầy thú vị mà nhà văn đã đóng dấu vào mặt cắt của chiều
sâu những hình thức thể hiện trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những bài viết đánh giá chung về sáng tác Hồ Anh Thái
- Bài viết Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái, Anh Chi đã
nhận diện về bút pháp mới mẻ và tự nhiên đồng thời nhấn mạnh vào
yếu tố văn hóa.
- Bài viết Nhà văn Hồ Anh Thái: Hành trình sáng tạo không
mệt mỏi tác giả Mai Phương đã nhận diện: Thế giới nhân vật trong
2
tiểu thuyết của ông đúng như người phê bình nhận định là vừa hoạt kê
vừa méo mó đã làm nên sức hấp dẫn trong tác phẩm Hồ Anh Thái.
- Trần Hải Vân đã có bài viết Một chiêm nghiệm “cõi người”
trong văn chương Hồ Anh Thái, trong đó tác giả đã chỉ ra được một
cõi người lồng lộng ở tác phẩm Hồ Anh Thái.
- Tác giả Bùi Thanh Truyền và Lê Biên Thùy trong bài viết
Những cách tân quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết
Hồ Anh Thái đã trình bày quan niệm của Hồ Anh Thái cùng với một
số nhà văn đương thời có sự tiến bộ rất rõ rệt so với thế hệ nhà văn
trước đó về vấn đề “nhân vị”.
2.2. Những bài viết đánh giá về những yếu tố liên quan đến
kĩ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
- Bài viết Hồ Anh Thái người mê chơi cấu trúc Nguyễn Đăng
Điệp đã đề cập đến tính chất người vốn tiềm tại trong mỗi nhân thể là
luôn được kết nối bởi vô số các mạch dẫn trong dòng chảy của ý thức.
- Với bài viết “Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái”, tác giả
Diệu Hương đã đề cập việc nhà văn Hồ Anh Thái vận dụng “cốt
truyện lạ đầy chất huyễn tưởng” đã tạo nên “một lối đi khác lạ, độc
đáo và có chiều sâu”.
- Tác giả Ngọc Anh trong bài viết “Nhà văn Hồ Anh Thái: sự
bứt phá trên từng con chữ” đã nói thẳng vào thứ hiện thực “dẹt”,
“phẳng” mà góc cạnh, nhiều chiều, là thứ hiện thực “phân mảnh” là
những điều có trong tác phẩm của Hồ Anh Thái.
- Bài viết Những cách tân quan niệm nghệ thuật về con người
trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Bùi Thanh Truyền và Lê Biên Thùy
đã đề cập một cách gián tiếp với một số yếu tố mang tính dấu chỉ của
kĩ thuật dòng ý thức.
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các bình diện nổi trội về
kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát ba tiểu thuyết tiêu biểu của Hồ Anh
Thái: Người đàn bà trên đảo Nxb Hội nhà văn, Hà Nội (2003); Trong
sương hồng hiện ra, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội (2003) Và Cõi người
rung chuông tận thế, Nxb Đà Nẵng (2004).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng
một số phương pháp sau:
4.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
4.3. Phương pháp cấu trúc hệ thống
4.4. Phương pháp liên ngành
5. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Khái niệm dòng ý thức và kĩ thuật dòng ý thức trong
tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986
Chương 2. Đặc điểm kĩ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Hồ
Anh Thái
Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật thể hiện kĩ thuật
dòng ý thức trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
4
CHƢƠNG 1
KHÁI NIỆM DÒNG Ý THỨC VÀ KĨ THUẬT DÒNG Ý THỨC
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1986
1.1. DÒNG Ý THỨC VÀ YẾU TỐ HÌNH THÀNH KĨ THUẬT
DÒNG Ý THỨC TRONG VĂN HỌC
1.1.1. Khái niệm dòng ý thức
- Dòng ý thức (stream of consciousness) là một khái niệm thuộc
về phạm trù tâm lí học được đề xuất đầu tiên bởi William James trong
Các nguyên lí tâm lí học.
- Theo Nguyễn Văn Dân rằng trong công trình của tác giả
M.H.Abram đã định nghĩa “dòng chảy ý thức” như là “một phương
thức tự sự đảm nhận việc nắm bắt toàn bộ phạm vi và dòng chảy tiến
trình tâm lí của một nhân vật, trong đó những cảm nhận về ý nghĩa
hòa lẫn với những suy nghĩ có ý thức và nửa ý thức, với những kỉ
niệm, tình cảm và sự liên tưởng ngẫu nhiên”.
- Tiến sĩ Ấn Độ - Arvind Nawale trong trích dẫn của Nguyễn
Văn Dân cũng định nghĩa như sau: “Bằng kĩ thuật dòng chảy ý thức,
nhà văn muốn phản ánh mọi lực lượng bên trong và bên ngoài ảnh
hưởng đến tâm lí của nhân vật tại một thời điểm”. Vẫn theo Nawale,
“Lối viết dòng chảy ý thức có mục đích nhằm đưa ra một văn bản
tương đương với dòng chảy ý thức của một nhân vật hư cấu. Nó tạo ra
một ấn tượng là độc giả đang nghe trộm dòng kinh nghiệm ý thức
trong tâm trí của nhân vật, qua đó tiếp cận được một cách thân mật với
suy nghĩ riêng tư của họ”.
- Trong Từ điển thuật ngữ văn học Việt Nam cũng đã khái quát
mang tính tóm lược khẳng định lại những ý kiến trên.
5
Tóm lại, từ những nguồn tài liệu tìm hiểu được, đưa chúng tôi đến
cách hiểu về văn học kĩ thuật dòng ý thức như là một thủ pháp được ứng
dụng cho lối viết khởi nguồn từ đề xuất của các nhà tâm lí học được
nhiều nhà nghiên cứu phê bình và sáng tác phát triển thành kĩ thuật mang
nhiều hiệu quả thẩm mĩ như một thủ pháp nghệ thuật chi phối bởi những
mạch dẫn khơi sâu vào tinh thần bản thể để bộc lộ nội tâm, số phận nhân
vật của mình trong bản mệnh văn chương nghệ thuật.
1.1.2. Những yếu tố hình thành kĩ thuật dòng ý thức trong
văn học
Yếu tố hoàn cảnh xã hội là yếu tố đầu tiên dẫn đến sự hình
thành kĩ thuật dòng ý thức trong văn học. Sự ra đời và phát triển mạnh
mẽ của khoa học kĩ thuật ở phương Tây cuối thế kỉ XIX kéo theo sự
phát triển vượt bậc nhanh chóng đã để lại những hậu quả khó lường.
Yếu tố thứ hai góp phần hình thành dòng văn học ý thức đó chính là
yếu tố văn hóa tinh thần. Sự quyết định của yếu tố lịch sử xã hội, cơ
sở vật chất như trên đã tạo nên những giá trị tinh thần đầy hoài nghi.
Con người từ chỗ là kẻ tạo ra nền văn minh trở thành đối tượng dễ bị
tổn thương nhất, trở thành những kẻ nô lệ cho chính cái mà họ đã tạo
nên. Con người trở nên hoài nghi sâu sắc về những điều họ đã có và
đang chứng kiến. Con người rơi vào trạng thái “bất tín” với hiện thực,
hoang mang rối loạn trước thực tại cuộc sống…Từ đó dẫn đến sự ra
đời của các chủ nghĩa mới trong triết học và cả văn học. Yếu tố thứ ba
là nhu cầu đổi mới trong tư duy nghệ thuật của nhà văn trước phạm vi
hiện thực phản ánh về con người và thời đại là yếu tố quan trọng
quyết định trong việc hình thành lối viết theo kĩ thuật dòng ý thức.
Như vậy xuất phát từ hoàn cảnh xã hội; sự ra đời của những tư tưởng
triết học làm cơ sở; những khao khát đổi mới trong quan niệm tư duy
6
nghệ thuật của nhà văn đã dẫn đến sự hình thành của kĩ thuật dòng ý
thức trong văn học.
1.2. TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI TRONG DÒNG CHẢY
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986
1.2.1. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 và những biểu hiện
của kĩ thuật “dòng ý thức”
Thời điểm sau 1986 ở Việt Nam chính là cột mốc hoàn hảo để
đánh dấu sự xuất hiện nhiều và tiêu biểu của những tác phẩm văn học
dòng ý thức. Tác phẩm gây tiếng vang lớn với lối viết độc đáo của kĩ
thuật dòng ý thức chính là Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo
Ninh. Bên cạnh đó không thể không kể đến những tác phẩm sinh sau
đẻ muộn như Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà, Thuận với
Chinatown. Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương càng là minh
chứng rõ rệt cho sự vận dụng của thủ pháp dòng ý thức trong tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại. Và ngoài ra còn có những tác giả khác với
tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc như Và khi tro bụi
của Đoàn Minh Phượng. Hòa chung trong dòng chảy ấy, Hồ Anh Thái
đã thử thách mình bằng lối viết kĩ thuật dòng ý thức.
1.2.2. Tiểu thuyết Hồ Anh Thái - sự kế thừa và sáng tạo
trong tƣ duy nghệ thuật
a. Từ hành trình sáng tạo nghệ thuật
Hành trình sáng tạo của Hồ Anh Thái bắt đầu không phải từ tiểu
thuyết mà như những nhà văn khác ông chọn cách viết những truyện
ngắn như Chàng trai ở bến đợi xe, Nói bằng lời của mình và Mảnh vỡ
của đàn ông. Thời gian sau, tác giả chuyển sang viết tiểu thuyết và
cũng đạt được những thành công vang dội ngay với những tác phẩm
đầu như Người đàn bà trên đảo, Người và xe chạy dưới ánh trăng,
Trong sương hồng hiện ra. Như vậy, Hồ Anh Thái đã thực hiện một
7
cú hích chuyển mình ngoạn mục từ thể loại truyện ngắn sang thể loại
tiểu thuyết. Và dù ở thể loại nào đi chăng nữa cũng chứng tỏ sức viết
dồi dào và tài năng bẩm sinh của nhà văn Hồ Anh Thái. Càng về sau
nhà văn càng luôn thể hiện sự đổi mới mình qua những tác phẩm Cõi
người rung chuông tận thế (2002), Mười lẻ một đêm (2006), Đức
Phật, nàng Savitri và tôi (2009)… và mới nhất là Dấu về gió xóa
(2012). Người ta nhận ra rằng thời gian tuổi đời càng nhiều hơn, sự
trải nghiệm về cuộc đời, vốn sống, tích lũy về văn hóa đã cho ra đời
một gương mặt ngày càng mới mẻ hơn của Hồ Anh Thái trong văn
chương.
b. … đến cái tôi độc sáng trong chiếm lĩnh hiện thực
Hồ Anh Thái đã tạo cho mình một dấu ấn riêng trong bảng màu
vốn vô cùng phong phú của văn chương hiện đại và “cái riêng”. Tất
nhiên , “cái riêng” của Hồ Anh Thái cũng không phải là cái riêng
“kệch cỡm”, thích “lên gân”. Đó là quan niệm về nghề của tác giả. Về
hiện thực trong tác phẩm của Hồ Anh Thái, ngoài chất đời vốn có
nồng đượm nó còn ẩn chứa những “giấc mơ”. Đó chính là một “hiện
thực khác”, là hiện thực nằm ở miền nội tâm sâu thẳm của con người
mà hơn ai hết nhà văn phải là những người đi tiên phong để khám phá,
để cho “nó” có cơ hội được tự thân “giãi bày”. Những điểm khác biệt
của nhà văn nói trên đã phần nào khiến Hồ Anh Thái hiển nhiên trở
thành một cây bút với “cái tôi độc sáng trong chiếm lĩnh hiện thực”
của mình.
Tiểu kết: Ngay từ khi bước chân vào “nghề”, Hồ Anh Thái đã
viết bằng tất cả tấm lòng, nhiệt huyết của tuổi trẻ và còn bằng cả tài
năng thiên bẩm. Và xuất phát từ những quan niệm về nghề, về hiện
thực trong văn chương đã khiến Hồ Anh Thái chọn lựa thủ pháp nghệ
thuật phù hợp.
8
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT DÒNG Ý THỨC
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI
2.1. DÒNG Ý THỨC KHƠI SÂU VÀO YẾU TÍNH BẢN THỂ
Bằng cách vận dụng thủ pháp “dòng ý thức”, nhà văn Hồ Anh
Thái đã len lỏi, đi sâu vào thế giới nội tâm để kiếm tìm những gì thuộc
về bản chất của hữu thể người. Theo đó, dưới góc nhìn của nhà tiểu
thuyết, những điều thầm kín, những khao khát, ẩn ức được nhà văn
chạm đến một cách tinh tế và chuyển tải vào trong cuộc sống của văn
bản không ngoài mục đích xác tín cho thế giới tinh thần của “bản thể”.
2.1.1. Những mảnh ghép ký ức của thế giới “hiện tồn”
Việc đi tìm những mảnh vỡ của kí ức trong “thế giới hiện tồn”
là một trong những biểu hiện của kĩ thuật dòng ý thức được hình thành
trong tác phẩm của Hồ Anh Thái. Đó là nỗi đau của những người đàn
bà trên đảo dù đang sống ở thực tại nhưng vẫn bị quá khứ chi phối.
Còn Trong sương hồng hiện ra, quá khứ trở thành một chuỗi sự kiện
rõ mồn một ở lần quay về với lịch sử chiến tranh của nhân vật Tân.
Bằng thủ pháp ngược dòng thời gian, nối kết các sự kiện trong quá
khứ, nhà văn Hồ Anh Thái đã khẳng định sự tồn tại của một thế giới
“hiện tồn” trên nhiều mảnh ghép khác nhau. Đó là những khoảnh khắc
con người được sống, được trải nghiệm giữa hai nẻo của cái vô biên,
một vô biên của quá khứ một vô biên của hiện tại và tương lai. Diễn tả
những biến thái trong trực cảm của dòng ý thức, Hồ Anh Thái đã thiết
lập nên nhiều “khoảng trống” về một quá khứ sinh động, nó song hành
tồn hữu cùng hiện tại, làm nên phép màu cho sự sống hiện tại.
9
2.1.2. …đến các mặt cắt đứt nối trong thế giới “vô thức”
Thế giới trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái không chỉ có hiện thực
mà còn có một thế giới của vô thức, thế giới của tâm tưởng tồn tại bên
trong tâm hồn mỗi con người. Đó là nỗi sợ hãi của những người đàn
bà đội Năm trong Những người đàn trên đảo xuất phát từ truyền
thuyết huyền hoặc về tướng quân Tần Đắc với nghĩa quân đáng sợ của
ông. Nỗi sợ hãi vốn là vô hình nhưng nó đã ở đó, trong tâm thức của
những kẻ còn đang sống, nó biến thành sự đe dọa ám ảnh con người.
Thế giới vô thức còn phản ánh trên một khía cạnh khác nữa đó là
những khát khao thầm kín về dục vọng hay về sự trả thù, rửa hận của
những nhân vật cũng trong tiểu thuyết này của Hồ Anh Thái. Đó là
khát vọng được làm mẹ, khát vọng được yêu thương và nỗi hận được
báo thù khi bị phản bội. Nhân vật Tân trong Trong sương hồng hiện ra
cũng vậy, những suy tư vô thức của nhân vật về những khoảnh khắc
khác nhau đứt nối giữa quá khứ với hiện tại khiến người đọc nhận ra
được một cậu bé Tân trưởng thành hơn, sâu sắc hơn nhận ra được
những giá trị đích thực của cuộc đời như tình yêu, gia đình… Như
vậy, đặt nhân vật của mình trong cõi vô thức, tác giả đã đưa người đọc
đến sâu hơn trong tinh thần của bản mệnh người. Những mảnh vụn kí
ức bị xé rách tơi tả, nhuốm màu cái chết nhưng vẫn ngoi ngóp tìm
kiếm niềm khát khao được sống.
2.1.3. …tạo sinh mã huyền thoại cho tính chủ thể
Vấn đề “mã huyền thoại” mà chúng tôi đề cập ở đây không
ngoài mục đích nhằm hướng tới nhận diện những giá trị do hệ thống
các kí hiệu ngôn ngữ nghệ thuật được kiến tạo nên trong văn bản.
Theo đó, thông qua hệ thống kí mã, các lớp văn bản nghệ thuật lần
lượt được hiện lên với những giá trị, cách hiểu khác nhau gắn liền với
những tầng bậc ý nghĩa. Bởi vậy những mô típ biểu tượng ở đây đều
10
có ý nghĩa hai mặt. Mô típ trả hận, rửa hận xuất hiện nhiều trong các
tiểu thuyết mà chúng tôi khảo sát. Đặc biệt trong hai tiểu thuyết Người
đàn bà trên đảo và Cõi người rung chuông tận thế, chúng tôi đều thấy
tần số nhiều xuất hiện. Trong Người đàn bà trên đảo là khao khát trả
thù của nghĩa quân Tần Đắc đã trở thành nỗi ám ảnh, một lời nguyền
khó thể gở bỏ lên cả lâm trường đội Năm, nó khiến cho những muốn
thoát ra ngoài hay đi vào đều phải chết một cách khó hiểu. Sự trả thù
cũng được biểu hiện ở khía cạnh khác đó là trong tâm hồn nhân vật
Tường luôn ám ảnh về hình ảnh kinh tởm “đôi chân trần” biểu tượng
của sự nhơ nhớp phản bội cũng chính là mối hận trong lòng nhân vật.
Hình ảnh ngọn lửa trong Cõi người rung chuông tận thế xuất hiện
nhiều trong tác phẩm. Nó trở thành biểu tượng của sự trả thù, trừng
phạt kẻ ác, cái thiện cuối cùng sẽ luôn chiến thắng. Một kiểu mô típ
khác để tạo nên mã huyền thoại trong tác phẩm Hồ Anh Thái chính là
những giấc mơ. Giấc mơ của Tân trong Trong sương hồng hiện ra là
biểu tượng dễ thấy nhất. Giấc mơ mà Tân trải qua cũng như người đọc
đi lần vào khi đọc tác phẩm đã đem lại những giá trị “nhìn lại” trong
cuộc đời cho mỗi con người. Vậy việc tạo sinh “mã huyền thoại” cho
văn bản trên nhiều nhiều biến thể hình thức khác nhau, dương như nhà
tiểu thuyết đã đào sâu vào những tầng vỉa của kĩ thuật dòng ý thức
trong thiết lập nên nhiều “khoảng trống” cho văn bản.
2.2. DÒNG TỰ THỨC KHÁT KHAO TRONG KIẾM TÌM
BẢN NGÃ
2.2.1. Những khoảng trống trong suy tƣ bất định
Đó chính là những khoảng trống suy tư bất định mà ở đó cái
bóng âm trong hữu thể người có cơ hội chiêm nghiệm, nhìn lại chính
mình ở một bản ngã sâu kín nhất. Nhân vật Hòa trong Người đàn bà
trên đảo hay Đông trong Cõi người rung chuông tận thế là những
11
nhân vật có kiểu tâm lí nhân vật phức tạp, nhiều góc khuất. Hòa không
chỉ đơn thuần là một con người kiểu mẫu lí tưởng cao đẹp hoàn hảo.
Trong Hòa vẫn có những góc khuất tâm hồn, những khao khát chưa
từng chạm đến. Đông trong Cõi người rung chuông tận thế là con
người có nội tâm phức tạp đầy những suy tư về cuộc đời, thời cuộc.
Từ những suy tư với những khoảng trống trong tâm hồn nhân vật chen
ngang trong những biến cố dữ dội của thời cuộc khiến Đông có thể có
những phút giây tĩnh lại của lòng mình, nhận ra được những cái đeo
đuổi trong cuộc đời và chân giá trị thích của cuộc đời mình.
Với những khoảng trống trong suy tư bất định, nhà văn trao cho
nhân vật quyền được nói lên những tâm tư thầm kín, khiến cho họ trở
thành những con người sống thực trong mỗi chúng ta.
2.2.2. … sự kết hợp giữa cái chủ ý và không chủ ý
Quy luật của dòng ý thức là sự đan xen của nhiều tình tiết khác
nhau bởi nó không tuân theo cái định đề có sẵn của tư duy lí tính.
Những chi tiết như chiếc vòng khăn tang bất ngờ xuất hiện trên đầu
Phũ cho dù trước đó không có, con gái nhân vật Đông với những biểu
hiện bất ngờ và rồi đột ngột chết trong Cõi người rung chuông tận thế
là minh chứng cho sự khéo léo xây dựng của tác giả. Hồ Anh Thái
muốn cảnh tỉnh các nhân vật, cảnh tỉnh chúng ta, cảnh tỉnh loài người
hãy dừng lại những việc ác, những ý nghĩ xấu xa và tự cứu rỗi lấy
chính mình trước khi tất cả quá muộn. Trong sương hồng hiện ra cũng
vậy, không khó để thấy sự sắp xếp của tác giả về những cái ngẫu
nhiên với cái chủ ý được đặt cạnh nhau. Cái trượt của Tân rơi vào cái
chết, làn sương hồng mơ hồ, cảm nhận của Tân về một ngôi nhà trong
quá khứ như chính nhà của mình đang sống là những cái ngẫu nhiên
nhưng có chủ ý sâu xa của người viết. Tựu trung, những suy nghĩ tạt
ngang, những liên tưởng bất ngờ luôn luôn xuất hiện đâu đó trong