Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng trong photoshop
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
38.Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng
Nguồn: http://goo.gl/iR1BY
Kỷ nguyên của kỹ thuật số đã mở ra cho chúng ta những chân trời mới và những khả năng dường
như vô tận trong mọi lĩnh vực mà nhiếp ảnh chỉ là một phần nhỏ. Nếu như bạn vẫn hay nghe nói về
ảnh đen trắng với một chút gì đó "huyền bí" và rất "nghệ thuật", một lĩnh vực dường như chỉ dành
riêng cho giới "nhiếp ảnh PRO" thì bây giờ với kỹ thuật số bạn hoàn toàn có thể thoải mái chụp bằng
ảnh mầu rồi sau đó chuyển chúng sang ảnh đen trắng. Nghe có vẻ kỹ thuật nhỉ? Nhưng điều này loại
hoàn toàn không hề phức tạp. Chúng mình cùng tìm hiểu nhé.
Để có một bức ảnh đen trắng bạn có nhiều sự lựa chọn:
1. Chụp ảnh bằng phim đen trắng B&W hay dùng chế độ chụp ảnh B&W của máy ảnh số.
2. Đề nghị Labo in ảnh cho bạn (từ phim âm bản, dương bản mầu hay ảnh kỹ thuật số mầu) thành
ảnh đen trắng.
3. Sử dụng một phần mềm chuyên dụng để chuyển ảnh mầu sang thành ảnh đen trắng (trong giới
hạn bài viết này NTL sẽ dùng Photoshop CS, PS CS, như một phần mềm tiêu chuẩn)
Chính giải pháp thứ 3 này là điều mà chúng ta cùng quan tâm. Điều đầu tiên là bạn cần có phần
mềm PS CS (mua tại cửa hàng Hồng Hải, phố Tạ Quang Bửu, khu Bách Khoa, HN) và căn chỉnh mầu
cho màn chỉnh chuẩn bằng "Adobe Gamma" mà NTL đã nói đến cũng trong chuyên mục này
( Adobe Gamma Recommended Settings). Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó
giúp bạn nhìn thấy chính xác mầu sắc trên màn hình máy tính, gần với mầu sắc trên màn hình ở
Labo nhất, và sẽ không làm bạn ngỡ ngàng khi thấy chất lượng in ảnh ở Labo không giống như bạn
vẫn nhìn thấy...ở nhà!
Có rất nhiều phương pháp để chuyển từ ảnh mầu sang ảnh đen trắng B&W với PS CS. NTL có thể
tóm tắt quá trình này thành 2 bước:
1. Chuyển từ ảnh mầu sang ảnh B&W bằng PS CS hay bằng một "plug-in" chuyên dụng cho PS CS...
2. Hiệu chỉnh lại ảnh B&W với các tính năng sửa ảnh của PS CS.
Trong bài viết này NTL xin được đi sâu vào phần thứ nhất. Các phương pháp "convert" - chuyển ảnh
mầu sang ảnh đen trắng cho những kết quả khác nhau mà không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy.
Mỗi phương pháp có một xuất phát điểm khác nhau và cho một khả nằng hiệu chỉnh ảnh B&W sau
này cũng khác nhau. Vậy thì vấn đề nằm ở đâu?
Nếu như bạn vẫn hay dùng phương pháp đơn giản nhất của PS CS là "Grayscale" để chuyển ảnh mầu
RVB (hay CMYK) sang B&W thì chắc chắn không ít lần bạn đã tự hỏi rằng tại sao kết quả hình ảnh lại
"phẳng" (thiếu chiều sâu) đến như vậy? Câu trả lời nằm ngay trong tính chất của mầu sắc. Chắc bạn
cũng đã biết rằng mỗi một mầu sắc thể hiện sự khác nhau qua "Hue" (hay Color), "Saturation" độ
bão hoà mầu và "Density" hay "lightness/darkness" - sáng/tối. Khi mỗi một yếu tố này thay đổi hay
sự thay đổi của nó kết hợp với những yếu tố khác, sẽ tạo ra những khác biệt của hình ảnh. Điều này
lý giải tại sao sau khi chuyển sang ảnh B&W bằng chức năng "Grayscale" thì bạn bị mất đi nhiều tông
màu có độ chuyển gần giống nhau. Giải thích: nếu hai mầu chỉ khác biệt nhau về màu sắc còn có độ
bão hoà mầu và "density" như nhau thì chúng sẽ giống hệt nhau trong B&W; nếu hai mầu khác biệt
nhau bằng "saturation" và giống nhau ở "hue" và "density" thì trong B&W chúng cũng sẽ bị lẫn với
nhau. Như thế tính chất duy nhất của mầu sắc còn có thể phân biệt được sau khi đã hoán đổi sang
B&W là "density". Nhưng chỉ có các cấp độ "degree of density" khác nhau là có thể phân biệt được
sau khi hoán đổi mà thôi.